Thiếu Lâm thất thập nhị huyền công :

 

--- 01. Thiết tý công pháp ---

Luyện pháp :

1) Khi mới tập dùng một cột gỗ tròn, trơn; hai tay đánh nhẹ cả phần trong lẫn phần ngoài cánh tay. Khi đánh 2 tay trái, phải thay đổi nhau. Mỗi một tay phải đánh đều cả bốn mặt. Hàng ngày tập nhiều lần, dần dần tăng lên 10 lần, trăm lần, nghìn lần; từ nhẹ đến nặng, sau đó dùng đến mãnh lực để đánh (h.1)
 
 
2) Dần dần thay đổi đánh cột gỗ bằng thân cây. Do thân cây thô ráp, gồ ghề không trơn như cọc gỗ nên phần da tay dễ bị trầy xướt. Cần tập đều hằng ngày. Sau 2 năm tay sẽ không còn cảm thấy đau, càng đánh càng có lực, 2 tay cũng càng ngày càng cứng chắc (h.2)
3) Sau 2 năm luyện đánh thân cây, chuyển sang đánh cọc đá tròn. Hàng ngày khắc khổ luyện tập, 2 tay thay nhau tập đều đặn (h.3)
 
 
4) Sau khi tập đánh cọc đá tròn lại tiếp tục thay bằng cọc đá vuông bốn cạnh, 2 tay thay đổi nhau đánh liên tục. Mỗi ngày tập đánh từ 10 đến 100 lần (h.4)
5) Khi một tay đã có thể đánh gãy cọc đá tròn (h.5) vẫn tiếp tục đánh cọc đá vuông theo phương pháp cũ không được nghỉ ngày nào
 
 
6) Khi một tay có thể đánh gãy cọc đá vuông (h.6) vẫn phải tiếp tục tập tiếp. Lúc này 2 cánh tay đã trở nên cứng như sắt, khi đánh người nếu mạnh sẽ làm gãy xương.

Công pháp lược giải :

1) Thiết tý công là công pháp ngoại công trong số 72 tuyệt kỹ Thiếu Lâm, hoàn toàn thuộc về Dương kình
2) Các bộ vị thường được tập luyện là : vai, cánh tay trên, cánh tay dưới, cổ tay, ...
3) Luyện tập Thiết tý công có thể làm cho cánh tay rắn chắc có lực, cơ nhục kiên ngạnh, gân cốt rắn như sắt
4) Thiếu Lâm quyền phổ nhận xét : luyện tập công phu này sẽ nhanh thấy hiệu quả, phương pháp luyện cũng rất dễ dàng, bảo đảm da thịt gân cốt ít bị tổn thương, rất dễ thành công, tăng tuần hoàn máu. Cần cố gắng luyện tập với tinh thần cao từ đầu chí cuối

 


--- 02. Bài đả công pháp ---

Luyện pháp :

1) Cầm 1 miếng gỗ chắc dài khoảng 25cm, rộng 10cm, dày 3cm trên tay để đánh phần cạnh của miếng gỗ lên các bộ phận của cơ thể. Thứ tự đánh như sau : đập vào cánh tay, hai tay đổi nhau, mỗi tay 100 lần từ nhẹ đến nặng. Sau đó đập vào hai chân, tay phải cầm gỗ đánh vào chân trái, tiếp theo đổi cho tay trái và chân phải. Kế đó đến phần bụng, eo sau và hai bên vai. Hàng ngày tập như thế vào buổi sáng và tối; mỗi lần đập vào các bộ vị khoảng 100 lần, kiên trì tập khoảng 1 năm rưỡi (h.7)
 
 
2) Bước thứ 2 là dùng gạch nung (gạch xây nhà), phương pháp tập như trên, liên tục tập trong 1 năm (h.8)
3) Bước thứ 3 là dùng miếng sắt hoặc đồng tập trong vòng 1 năm rưỡi, khi đó toàn bộ công phu đã hoàn tất nhưng vẫn tiếp tục luyện không nên gián đoạn (h.9)
Sau khi đã hoàn tất công phu, toàn thân trên dưới săn chắc vô địch, tuy đao thương vẫn có thể sát thương nhưng quyền cước khi chạm phải sẽ không gây thương tích

Công pháp lược giải :

1) Thiếu Lâm Bài đả công là công pháp ngạnh công trong 72 tuyệt kỹ Thiếu Lâm chính tông, đồng thời cũng là nội trạng nhuyễn kình công, là công pháp quan trọng tăng cường khả năng đối kháng
2) Trong Thiếu Lâm chiến đấu dùng quyền cước, các phần ngực, bụng, sườn, lưng, vai, cánh tay, ... lúc nào cũng là sự nguy hiểm dễ bị địch tấn công nhất. Nếu không luyện Bài đả công thì cơ nhục sẽ không rắn chắc, dễ bị đả thương. Nếu như toàn thân đã luyện qua Bài đả công thì có thể chế ngự được đòn đánh của đối phương, thậm chí đánh vào bộ vị nào cũng đều không có cảm giác đau đớn, lục phủ ngũ tạng không bị tổn thương mà còn làm tăng được uy phong cũng như trình độ chiến đấu của Thiếu Lâm võ học, qua đó mà giành chiến thắng
3) Yếu điểm luyện tập công pháp này là : ngoài tứ chi và lưng bụng ra, công pháp này cũng có thể luyện cho đầu, luyện thành Đầu trừu công, tổng cộng luyện trong 4 năm là có thể thành công

 


--- 03. Thiết tảo công pháp ---

Luyện pháp :

1) Luyện Thiết tảo công hàng ngày trước tiên đứng thành Mã bộ tấn, đứng cho đến khi 2 chân cảm thấy mỏi, không còn lực nữa thì bắt đầu đi tản bộ, sau khi hồi phục sức lực thì tập tiếp. Thời gian tập luyện ban đầu không nên quá dài, về sau sẽ dần dần lâu hơn. Khi đứng Mã bộ đến hơn 2 giờ mà vẫn không thấy mỏi thì công phu bước đầu đã luyện thành. Bởi đứng Mã bộ sẽ làm cho tam bàn (1) ổn định, ngũ thể kiên định, luyện tập lâu ngày sẽ làm cho 2 chân vững chắc có lực (h.10)
 
 
2) Dựng, chôn cọc gỗ bên lề đường, đi lại dùng chân đá quét cọc gỗ, trước tiên là Tiền tảo cước (2) (h.11)
3) Tập theo cách trên không được gián đoạn thời sau, sau đó đá cọc gỗ với Hậu tảo cước (3). Bốn mặt của chân đều phải được luyện thì mới rắn chắc có lực (h.12)
 
 
4) Luyện trong thời gian dài, công phu đã thâm hậu, dùng Tảo địa cước (4) đá cọc gỗ, lúc này cọc sẽ gãy (h.13)
5) Tiếp tục luyện để không ngừng tiến bộ, dùng Hậu Tảo địa cước phá gãy cọc gỗ. Lúc này công phu bước 2 đã thành tựu. Mỗi lần tập, ban đầu thấy cơ, gân trở nên phồng đỏ nhưng không được nản, lâu ngày có thể kiên cơ nhục, cường gân cốt, không còn thấy đau nữa. Lâu dần cọc gỗ sẽ lung lay, đá sẽ gãy. Sau đó chôn thêm thân gỗ thô ráp luyện theo cách cũ. Lúc này nếu như đá lại thân gỗ mỏng trơn sẽ dễ dàng đá gãy (h.14)
 
 
6) Sau khi đã luyện xong cọc gỗ thì dùng chân luyện đá thân cây, trước tiên là Tiền Tảo địa cước, luyện tập đều cả các mặt của chân (h.15)
7) Dùng Hậu Tảo địa cước, luyện đều cả các mặt của chân (h.16)
 
 
8) Qua thời gian dài khắc khổ luyện tập mới bắt đầu tập đá cây như "kiến bò lên núi" sẽ thấy công hậu rất chậm. Sau 4-5 năm, dùng Tiền Tảo địa cước đá cây, lá héo úa sẽ bị chấn động rơi xuống

Công pháp lược giải :

1) Thiếu Lâm Thiết tảo công là công pháp ngạnh công thủ hình dương cương, là công pháp trọng yếu luyện cước pháp
2) Trong Thiếu Lâm chiến đấu trước hết phải hiểu rõ "Ngũ yếu". Đó là 5 nhân tố : thủ, nhãn, thân, cước và bộ. Trong đó điểm quan trọng của cước pháp là : mũi bàn chân, gót chân, lòng bàn chân, cạnh trong bàn chân, cạnh ngoài bàn chân, phía trong và ngoài cẳng chân. Trong thực chiến công phòng, uy lực của đôi chân là rất lớn. Nó có lực lớn gấp 3-5 lần so với tay, dễ dàng tấn công vào các bộ vị cơ thể của đối thủ. Thượng bàn có thể tấn công vào đầu ngực, trung bàn đánh vào bụng sườn, hạ bàn đánh vào đầu gối, ống quyển. Cước pháp một khi linh hoạt đa biến, khi đá trúng sẽ đả bại được đối thủ. Vì vậy, Thiếu Lâm quyền thuật hết sức nhấn mạnh tới việc luyện cước
3) Khi luyện cước pháp phải chú ý : không được quá vội vã; nếu như nóng vội, cầu thành thì dễ bị tổn thương về dây chằng, sai khớp, khó thể hồi phục được, ảnh hưởng đến tiến triển của việc luyện công, không những không tiến bộ được mà còn xấu đi. Ngoài ra sau khi luyện phải năng đi lại, không được ngồi ngay xuống, nếu không sẽ bị cứng dây chằng, mất tính linh hoạt
4) Thiếu Lâm quyền phổ nhận xét : "luyện võ trước tiên phải luyện tâm, luyện tâm mới luyện thân, tâm động toàn thân động, thân động khí huyết làm". Luyện Thiết tảo công phải dụng tâm mới thành tựu được

 

# (1) Tam bàn : thượng bàn : đầu, trung bàn : bụng, hạ bàn : chân
   (2) Tiền tảo cước : đá quét phía trước
   (3) Hậu tảo cước : đá quét ra sau
   (4) Tảo địa cước : đá quét đất

 


--- 04. Túc xạ công pháp ---

Luyện pháp :

1) Công pháp luyện công hết sức đơn giản. Đặt 1 viên gạch trên đất, dùng chân đá ra phía trước. Trước tiên đá viên nhỏ, khi mới tập mũi chân hay bị đau nên phải tập từ nhẹ đến nặng, tuần tự dần dần, không nên đá ngay gạch nặng để tránh bị thương. Thời gian luyện tập lâu mới làm cho gân nhục rắn chắc và tăng sức đàn hồi (h.17)
 
 
2) Nếu tập công pháp trên 2 năm, kích cỡ gạch nâng dần lên và giả định đá mục tiêu cho đến khi vật rất nặng vẫn tùy ý đá được thì thể hiện công phu đã hoàn thành (h.18)
 
 
Khi đối địch, bị trúng đòn địch sẽ gục ngã, đồng thời do trải qua quá trình luyện tập lâu dài cũng có thể tăng được tính ổn định của hạ bàn

Công pháp lược giải :

1) Thiếu Lâm Túc xạ công là công pháp ngạnh công, trọng tâm là luyện mũi bàn chân
2) Chân chính là gốc rễ của toàn thân, chân mà không vững thì thân trên sẽ không ổn định và ngược lại. Ngoài ra người luyện võ phải chú ý tới phương vị của chân, sau đó mới quyết định là công hay thủ. Bộ pháp nhanh, thân pháp linh hoạt, tiến thoái vững vàng, tùy cơ ứng biến cũng chỉ xuất phát từ chân mà thôi
3) Thiếu Lâm quyền phổ nhận xét : cước là căn cơ của bộ pháp võ thuật, căn cơ mà không vững thì bộ pháp sẽ loạn. Chỉ khi căn cơ ổn định thì mới có lực để tiến thoái

 


--- 05. Cước thích công pháp ---

Luyện pháp :

1) Trước tiên dùng vải thô may thành túi, trong túi đựng cát mịn, 5kg một bao, 2 chân thay nhau đá (h.19)
 
 
2) Thêm 5kg cát nữa vào mỗi túi tổng cộng là 10kg, vẫn tập theo cách trên (h.20)
3) Qua quá trình tinh tâm khổ luyện, càng ngày khí lực càng tăng, tiếp đó tăng thêm lượng cát. Mỗi bao có thể lên tới 20kg, 2 chân luyện đến mức có thể dễ dàng thực hiện (h.21)
 
 
4) Qua thời gian khổ luyện, trọng lượng bao cát có thể tăng đến 40kg, 2 chân vận dụng tự như (h.22)
5) Hàng ngày tập đều, tăng thêm lượng cát chừng 80kg (h.23)
 
 
6) Tiếp tục tập luyện, khi tăng lượng cát lên đến 100kg thì công phu đã thành tựu. Luyện công pháp này mất từ 10-15 năm, khắc khổ luyện rèn, không nên đứt gánh nửa đường (h.24)

Công pháp lược giải :

1) Cước thích công là công pháp ngạnh công thuộc kình lộ dương cương, chuyên luyện ống quyển
2) Trong Thiếu Lâm Tán thủ quyền kích, Thích công pháp là công phu quan trọng tất phải tập luyện. Quyền phổ nói "Nam quyền Bắc cước, đều có nét đặc sắc", ý nói quyền thuật của miền nam chú trọng dùng quyền làm tiên phong trong tấn công, còn võ thuật miền bắc chỉ võ thuật Thiếu Lâm Tung Sơn lại dùng cước như vũ khí tấn công đối thủ
3) Trong thực chiến võ thuật Thiếu Lâm phải sử dụng cước pháp một cách linh hoạt, luyện cước thích công pháp. Chỉ luyện tập một cách bền bỉ không quản ngày đêm mới làm cho cơ nhục của cước bộ rắn chắc. Ứng dụng vào lúc đấu có thể đánh trúng, hữu lực, đặt cơ sở cho việc giành phần thắng
4) Yếu điểm của luyện Cước thích công : phải luyện tập một cách tuần tự dần dần, không nên quá nóng vội, trọng lượng bao cát phải tăng dần. Nếu không công phu khó thành, hơn nữa làm tổn thương gân cốt, thậm chí hại đến nội tạng

 


--- 06. Đồng sa chưởng pháp ---
(Trúc diệp thủ)

Luyện pháp :

1) Dùng vải thô 2 lớp may thành túi rộng tầm 2-3 tấc. Bên trong túi cho cát vàng và sắt mỏng. Khi mới luyện, trọng lượng mỗi bao khoảng 20kg. Lấy thanh gỗ to chắc hoặc cành cây làm chỗ treo, cao khoảng 1,5m. Người tập đứng một bên, Kỵ mã bộ hay Cung bộ, đánh chưởng thẳng vào bao cát. Do sắt trong bao sắc, cát lại thô ráp nên da dễ tổn thương, không nên nản. Khi mới luyện chỉ cần đánh cho bao hơi động đậy, sau đó mạnh hơn để bao lắc mạnh và xa hơn. Khi bao lắc trở lại, lấy chưởng chặn lại, không để bao lắc sang 2 bên. Khi chưởng chạm vào bao cát, dùng lực đẩy ra để cho bao cát xoay chuyển về phía trước. Sau khi bao cát ổn định thì lại tiếp tục dùng chưởng đánh tiếp. Tập cho đến khi không thấy mệt nữa thì tăng thêm trọng lượng của bao (h.25)
 
 
2) Tăng thêm lượng cát tới 35kg và vẫn tiếp tục tập như trên. Sau nhiều tháng luyện thì tăng thêm 15kg nữa (h.26)
3) Tăng trọng lượng bao cát lên 50kg, vẫn luyện theo cách trên, hàng tháng tăng thêm cát (h.27)
 
 
4) Sau nhiều tháng lại tăng thêm 15kg cát nữa, lúc này là 65kg (h.28)
5) Tăng trọng lượng cát lên đến 80kg, tập đánh như cách trên, hồi hoàn tự như, không phí nhiều sức lực (h.29)
 
 
6) Sau quá trình dài khổ luyện, sức mạnh tăng dần, lượng cát có thể lên đến xấp xỉ 100kg, trong khi đánh nếu thấy sợi thừng thành hình bán nguyệt khi bao cát lắc thì công phu tựu thành, 8 năm sau đó phải tiếp tục tập đều không ngưng nghỉ (h.30)
 

Công pháp lược giải :

1) Đồng sa chưởng là công pháp ngoại trạng ngạnh công, còn gọi là Trúc diệp thủ, chuyên luyện công phu thủ bộ, đặc biệt là song chưởng, là 1 loại công phu sát thủ
2) Trong quyền thuật Thiếu Lâm, công pháp Đồng sa chưởng có tác dụng rất lớn. Sau khi công phu đã thành tựu, tiếp vật vật nát, đánh người người thọ thương. Công pháp này cũng tương tự Chu sa chưởng, do vậy người luyện có thể chỉ luyện tả chưởng, nếu luyện cả 2 tay đều thành công thì phải thận trọng sử dụng. Ví như Quảng Thuận đại sư đời nhà Minh luyện Đồng sa chưởng hơn 40 năm. Một ngày có cao thủ giang hồ đến viếng, đại sư đánh một chưởng lên tường, gạch liền vỡ vụn. Cao thủ kia chỉ còn biết kêu lên : "Thiếu Lâm công phu quả danh bất hư truyền, vẫn là Thái Sơn Bắc Đẩu của võ lâm, là cội nguồn của võ học, làm thiên hạ phải kính phục". Đồng sa chưởng là công pháp quan trọng mà các bậc cao tăng Thiếu Lâm hàng ngày luyện tập
3) Chưởng công này là một loại công phu dùng chưởng đánh người, lực sát thương rất lớn, tốt nhất chỉ nên luyện tả thủ mà thôi

 


--- 07. Xà hành thuật ---

Luyện pháp :

1) Trước tiên chống 2 tay xuống đất sau đó 2 mũi chân chạm đất, 2 chân song song nhau, ngực và bụng cách mặt đất khoảng 3cm. Hai chưởng dùng mãnh lực đẩy mạnh xuống mặt đất để thân rời khỏi mặt đất lên cao hơn, sau đó để 2 tay cánh tiếp đất, thân không được chạm đất (h.31)
 
 
2) Khi đã luyện tập một cách thuần thục, không còn cảm thấy mệt thì biến 2 chưởng thành quyền, dùng đầu quyền và mũi bàn chân nâng cơ thể, cách tập vẫn như trên (h.32)
3) Đầu quyền lại biến thành chưởng, năm ngón tay chạm đất nâng trọng lượng cơ thể. Tiếp tục luyện tập theo cách trên (h.33)
 
 
4) Đặt vật nặng trên lưng, các ngón tay và mũi bàn chân chạm đất để nâng cơ thể, luyện như trên cho đến khi linh hoạt thì thôi (h.34)
Sau này cứ tiếp tục luyện dần dần, hàng ngày tăng thêm sức lực, có thể chỉ dùng 3 ngón tay, 2 ngón tay. Trọng lượng cơ thể có thể tăng dần lên cho đến khi có thể mang thêm 1 người. Khi nào tiến thoái, tránh sang trái, sang phải linh hoạt thì đại công cáo thành, nhưng vẫn phải tập đều, tiếp tục kiên trì mới có thể giữ được công phu không giảm

Công pháp lược giải :

1) Xà hành thuật còn có tên là "Ngô công khiêu", "Ngô công bằng", "Phủ nhĩ bằng" là công pháp ngoại công. Đây là công pháp quan trọng luyện sức mạnh cho các ngón tay, ngón chân
2) Xà hành thuật là loại địa đường công phu, dạ hành thuật của võ thuật Thiếu Lâm, chia thành nhảy, bò, trượt ra trước hoặc sau, lăn sang trái hoặc phải, trọng tâm là luyện sức mạnh và tốc độ động tác cho các ngón tay ngón chân, giúp cho cơ thể xoay chuyển vận động được linh hoạt, toàn thân hiệp điều nhất trí. Khi nhảy lên eo phải nhô lên, bụng và ngực không được chạm đất
3) Luyện Xà hành thuật có tác dụng quan trọng đối với việc tập lỹ kích tán đả của võ thuật Thiếu Lâm. Các ngón tay, chân sau khi đã luyện thì trở nên chắc khỏe, sức lực dồi dào. Khi điểm huyệt sẽ làm nguy hại tới huyết mạch của địch, chân đá vào phần eo sườn sẽ làm đứt gân đoạn cốt. Luyện cho các ngón rắn chắc như đinh, đánh mạnh vào cơ thể địch nhân có thể gây thương vong. Đây là 1 trong những công pháp mà chúng tăng Thiếu Lâm thường xuyên luyện tập, đồng thời là công phu không thể thiếu được trong thực chiến
4) Công pháp là biểu thị sự di chuyển của loài rắn, làm cho đối phương khó phát hiện được hành tung, là kỹ nghệ trong võ lâm

 


--- 08. Đề thiên cân ---

Luyện pháp :

1) Dùng 1 vật phía trên nhỏ, phía dưới to, trên có quai, nhỏ nhất khoảng 7-8kg, lớn nhất là 85-90kg. Mỗi loại hơn kém nhau khoảng 10kg, chia thành 6 loại. Khi luyện bắt đầu với trọng lượng thấp nhất, lấy 3 ngón cái, giữa, trỏ làm chủ nhấc lên. Khi nhấc ngón cái nằm bên trong, các ngón còn lại ở bên ngoài, các đầu ngón tay đều hướng xuống phía dưới. Vì nâng trọng lượng nặng, không có điểm tỳ nên mất khá nhiều sức lực. Vì thế phải luyện cho đến khi tay nhấc lên không chút lay động, chưa luyện hết 1 năm thì không có gì đảm bảo cả. Khi đã nhấc được lên vẫn còn phải luyện sức để giữ được lâu, nếu không khi mới nhấc lên đã rơi ngay xuống (h.35)
 
 
2) Sau một thời gian dài luyện tập, từng ngày tăng thêm sức lực, có thể đổi thành 17-18kg, tiếp tục nắm chắc khổ luyện. Sau một năm vẫn có thể vận dụng linh hoạt (h.36)
3) Sau 1 năm luyện tập, cho tăng thêm 12-13kg nữa, tổng cộng độ 30kg vẫn luyện như trước, không chút hao lực, giai đoạn đầu xem như tựu thành (h.37)
 
 
4) Khi trọng lượng vật lên đến 45kg vẫn dùng tay nhấc lên, đi 10 vòng tròn không rơi thì công phu đã tăng lên 1 bậc nữa. Tiếp tục luyện tập (h.38)
5) Khi tăng trọng lượng lên đến 75-80kg vẫn có thể cầm nhấc tự nhiên, đi 10 vòng tròn mà không cảm thấy mệt mỏi, công phu đã tiến thêm 1 bậc nữa. Lúc này càng phải ra sức luyện tập (h.39)
 

Công pháp lược giải :

1) Đề thiên cân là công pháp ngoại trạng ngạnh công thuộc kình lạc dương cương, giống nhiều so với Ưng trảo, Bạt sơn là công pháp luyện các ngón tay cái, trỏ, giữa
2) Đề thiên cân là công phu quan trọng trong võ thuật Thiếu Lâm mà các cao tăng đời đời tập luyện
3) Điểm mấu chốt trong khi luyện công pháp này là tăng kình lực của các ngón tay và cánh tay. Khi luyện không nên quá nhanh, mạnh, phải tuần tự tiến hành mới có thể thành công

 


--- 09. La Hán công pháp ---

Luyện pháp :

1) Buổi sáng khi tỉnh giấc không nên mở mắt ngay mà dùng lưng 2 ngón tay cái day đều 2 mắt (h.40)
 
 
2) Sau khi day xong, chớp mắt 14 lần, mắt vẫn nhắm chặt, lấy 2 đầu ngón tay cái ấn chặt dưới 2 lông mày (h.41)
 
 
3) Sau khi nhắm mắt hồi lâu, lập tức mở mắt to (h.42). Hai ngón cái ấn chặt ở đuôi lông mày (Toàn Trúc huyệt) tiểu huyệt 72 lần, sau đó vuốt sang 2 bên tai 36 lần, dùng tay vuốt từ huyệt Ấn Đường (giữa 2 lông mày) lên trán, ra sau đầu 72 lần, miệng nuốt nước bọt đếm số lần. Công pháp này gọi là "Phật đỉnh mạt châu"
 
 
4) Trong phòng tối thắp một cây nến, bên ngoài bọc một lớp giấy màu xanh nhạt để làm chụp chắn gió, đứng cách cây nến từ 1-2m, có thể đứng hoặc ngồi, tĩnh tâm, tập trung tinh thần nhìn vào đèn (h.43). Sau khi nhìn một thời gian tương đối lâu, nhắm mắt xoay nhãn cầu 36 lần. Cứ như thế mỗi đêm tập khoảng 2 giờ. Sau 3 tháng phủ thêm bên ngoài đèn 1 lớp giấy nữa, khoảng cách tăng gấp đôi, ánh đèn lúc này hơi tối, vẫn luyện theo phương pháp cũ trong 3 tháng (h.44)
 
 
 
5) Tập luyện dần dần từng ngày tăng dần lên cho đến sau 1 năm, đèn làm cỡ nhỏ đi một chút, giấy phủ bên ngoài dày thêm, khoảng cách nhìn tăng khoảng 10m, tiếp tục luyện như trên (h.45)
 
 
6) Đèn thu nhỏ cỡ lại, bên ngoài phủ lớp giấy màu xanh thẫm, ánh đèn hết sức tối, khoảng cách nhìn từ 15-20m, thời gian từ 2 giờ tăng lên 2,5 giờ. Nếu vẫn kiên tâm tập luyện thì công phu sẽ từng bước tăng dần lên (h.46)
 
 
Đến lúc này có thể nhận biết được các vật trong bóng đêm, trong khoảng cách 10m có thể nhận ra mặt người. La Hán công xem như tựu thành

Công pháp lược giải :

1) La Hán công là công pháp nội trạng, là loại công pháp chuyên luyện nhãn thần
2) Quyền gia nói : nhìn vai và cánh tay kẻ địch, biết địch tiến hay thoái. Thấy địch nghiêng vai trái biết địch sẽ ra chân phải, thấy địch nghiêng vai phải biết địch sẽ đá chân trái. Ai cũng có chỗ tâm đắc, lấy tâm định thần, dùng ánh mắt sắc bén nhìn thẳng vào mắt địch, uy hiếp đối thủ, không để lỡ cơ hội tốt"
3) Khi hành động, thị giác là tiền tiêu sinh ra cảm giác. Bởi vì thông qua hệ thống thần kinh, mắt đem những vật nhìn thấy được đưa về đại não. Đại não qua sự tư duy sẽ đưa ra phản ứng và quyết định. Vì thế mới có câu nói "mắt sáng tay nhanh", nghĩa là khả năng phân biệt sự vật của thị giác là hết sức lớn. Luyện tập La Hán công, do cơ mắt được co dãn thường xuyên, huyết dịch tuần hoàn luôn cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho mặt, thị giác trở nên linh mẫn hơn. Ngoài ra thông qua sự quán chú của nhãn thần giúp cho tinh thần tập trung, tâm thần bất loạn

 


--- 10. Thiết đầu công pháp ---

Luyện pháp :

1) Dùng khăn bông sợi dày quấn lấy đầu hoặc dùng mũ len đều được, bên trong xếp 1-2 lớp vỏ sắt mềm, đập húc vào tường. Mỗi ngày tập vài chục đến trăm lần, thậm chí nghìn lần, từ từ tăng dần, từ nhẹ đến nặng. Khi tập phải đề khí lên não, khi mới va đập không nên dùng mãnh lực (bởi vỏ não khi mới tập chưa được chắc nên dễ bị thương tổn). Theo thời gian luyện tập dần dần thay bằng vải mỏng hay mũ mỏng quấn lấy đầu (h.47)
 
 
2) Dùng vải mỏng hay mũ mỏng quấn lấy đầu, tiếp tục đập húc vào tường. Khi luyện phải tập trung tinh thần, xóa bỏ mọi tạp niệm trong đầu, não giống như thế giới tự nhiên bên ngoài thường gọi là "tu tâm dưỡng tính". Sau khi trải qua thời gian khổ luyện có thể từ từ bỏ vải hoặc mũ đi (h.48)
3) Để đầu trần tiếp tục đập húc vào tường. Khi mới tập đầu có thể bị đau. Khi luyện được một thời gian sẽ không cảm thấy đau nữa, đầu có thể cứng ngang với gạch. Tiếp theo đập vào tường đá, tiến thêm bước nữa là húc đập vào sắt, cần phải mất đến 6 năm tĩnh tâm tu luyện mới có thể hoàn tất công phu (h.49)
 

Công pháp lược giải :

1) Thiết đầu công là công pháp ngạnh công thuộc kình lạc dương cương, là công pháp chủ yếu luyện thủ bộ
2) "Đầu" trong công pháp Thiếu Lâm được xem là thủ lĩnh của các bộ vị. Ngoài việc nhấn mạnh thủ bộ liên quan trực tiếp tới tinh thần, kình lực, sự nhanh nhạy, tốc độ, sự biến hóa của toàn bộ cơ thể còn nói rõ trong thực tiễn chiến đấu đầu có tác dụng độc đáo khi công địch. Khi tấn công mặt, sườn, bụng, ngực, lưng những bộ vị yếu hại của đối thủ, sử dụng đòn đánh bằng đầu có thể phát huy uy lực đặc biệt


cung bảo mÃy tùng đền y giẠy thiền tháp Văn Xương hàm răng Hội Đình Châu Phú y nghía tốt thái tuế y nghĩa sao Mối phóng Tình cách xem ấn đường Lóng tháºp bảo bình nữ Tân Thu xÃƒÆ háºnh DÃƒÆ Từ Ky mẹ Tăng bÃo y nghia giấc mơ điềm báo cÃnh sát tinh y nghia sao Phá Quân yên chọn ngày yên ổn nÃƒÆ mơ thấy có người tặng quà Đời người Dần phong thủy quán cafe Mệnh kim Chỗ Thành đầu thổ là gì yếu