Quẻ Đỉnh chỉ thời vận tốt, mọi việc hanh thông, cơ hội vững vàng. Trước mắt có thể chưa thuận lợi nhưng tương lai có nhiều cơ hội tốt, có quý nhân phò trợ. Công danh sự nghiệp thành đạt nhất là tìm được bạn đồng hành hoặc tìm được người đỡ đầu có thế lực. Thời vận khá, lương thực dồi dào, kinh doanh phát đạt. Sĩ tử dễ đỗ cao, tìm việc dễ, xuất hành tốt. Bệnh tật nên tìm thầy, thuốc cẩn thận. Kiện tụng dây dưa nhưng cuối cùng sẽ thắng. Tình yêu khó khăn lúc đầu, sau thuận lợi. Hôn nhân dễ thành lương duyên. Người có quẻ này sinh tháng 12 là đắc cách, sự nghiệp hiển vinh, phúc lộc dồi dào.
Quẻ Vị Tế chỉ thời vận không thuận lợi, không có thời cơ tốt mọi việc khó thành. Phải kiên nhẫn chờ thời cơ mới có cơ may. Công danh sự nghiệp dở dang; tài vận không có, buôn bán kinh doanh kém phát đạt. Tìm việc khó khăn. Thi cử lận đận. Kiện tụng dây dưa, nên hòa giải thì hơn. Bệnh tật không nặng nhưng kéo dài. Xuất hành không lợi. Tình yêu dang dở, khó thành. Hôn nhân tốn nhiều thời gian, phải kiên nhẫn mới thành. Người gặp quẻ này, sinh vào tháng bảy là cách dễ đạt công danh phú quý.

1) Toàn quẻ :
- Muốn biến các đồ sống thành đồ chín, phải dùng nồi đun. Vậy sau quẻ cách là quẻ Đỉnh.
- Tượng hình bằng trên Li dưới Tốn, lấy lửa để đốt gỗ, nấu đồ ăn trong nồi. Còn có hình dạng cái đỉnh: vạch đứt ở dưới là chân đỉnh, 3 vạch liền ở giữa là thân đỉnh, vạch đứt ở ngũ là hai tai đỉnh, và vạch liền ở trên là đòn khiêng đình.
- Ý nghĩa: biến cách được vật, hóa cương thành nhu; ngoài ra, đỉnh có dáng nghiêm trang đoan chính; quân tử xem tượng ấy, lấy thân mình làm đỉnh cho đời, phát lệnh cho người dưới theo.
- Quẻ này ứng vào thời kỳ trị quốc, chính vị ngưng mệnh, giữ an ninh trật tự, khác với thời kỳ cải cách là thời cải mệnh, đạp đổ cái cũ rồi mới xây dựng cái mới.
2) Từng hào :
Sơ Lục : trên ứng với Cửu Tứ, ví như cái đỉnh chổng chân lên trời, chưa bắc bếp, chỉ mới úp xuống để đổ đi các đồ dơ bụi. Tuy có vẻ trái ngược, nhưng có tác dụng thiết thực. (Ví dụ: thanh lọc hàng ngũ trước khi thi hành chính sách mới).
Cửu Nhị : dương cương đắc trung, tượng trưng cho lòng đỉnh đã chứa đồ ăn. Gần nhị có Sơ Lục là kẻ tiểu nhân muốn hãm hại cũng không nổi. Nhị không ác nhưng nghiêm, thế là Cát. (ví dụ Quản Trọng cầm quyền chính nước Tề, bọn tiểu nhân không làm gì nổi).
Cửu Tam : dương hào cư dương vị, là người cương cường. Nhưng không ứng với Thượng Cửu, ví như đồ ăn ngon có sẵn mà không đem được ra cho người ăn. Nhưng rồi Lục Ngũ cũng biết tài Tam, sau sẽ được tốt lành. (Ví dụ Bá Lý Hề tài cao, vua Ngu không biết dùng, đến sau được vua Tần mời đến chấp chính).
Cửu Tứ : cương nhưng bất chính bất trung, là cái vạc gẫy chân, đổ, phí của. Tượng cho người có tài, đáng lẽ phải phò Lục Ngũ lại đi hạ ứng với Sơ Lục là kẻ tiểu nhân. (Ví dụ Trần Cung không chọn minh chủ, lại đi theo Lã Bố).
Lục Ngũ : là quai vạc. ở vị chí tôn, quai vạc nắm vững, sẽ được lợi trinh (Ví dụ Lê Lợi trong 10 năm bình Ngô, trải nhiều gian nan mà không nản chí nên thành công).
Thượng Cửu : ở thời Đỉnh đã vững bền, lại là dương hào cư âm vị, có đủ cương nhu đại cát. (ví dụ Lê Thái Tổ sau khi lên ngôi, ngoài lân bang phải nể sợ, trong nhân dân được hưởng thái bình).
B - Nhận Xét Bổ Túc.
1) Ý nghĩa quẻ Đỉnh :
a) Cũng như đối với quẻ Tỉnh, chúng tôi thấy lối giải thích cổ điển quẻ Đỉnh là gượng gạo khi theo hình dáng nó mà mô tả cái đỉnh. Có lẽ chỉ cần chấp nhận lời giải thích giản dị rằng thổi gió hay đốt củi (Tốn) dưới lửa (Li) thì lửa sẽ cháy to, dễ nấu đồ ăn hoặc luyện sắt thành đồ dùng như dao, lưỡi cầy,v. v. Còn có thể nghĩ rằng hạ quái Tốn là khiêm nhường, khoan hồng, sẽ thay thế thượng quái li tượng trưng cho việc cách mạng sắt máu.
b) Ta lại nhận thấy rằng quẻ Đỉnh là biến thể của quẻ Thủy Lôi Truân số 3, tượng trưng cho những khó khăn gặp phải khi mới mở một vận hội, quốc gia hay một tổ chức chính trị, kinh tế. Quẻ Truân biến thành quẻ Đỉnh, có nghĩa là những khó khăn lúc ban đầu đã giải quyết xong, bây giờ đến lúc cai trị, điều hành bộ máy quốc gia, đảng phái hoặc xí nghiệp.
Nói tóm lại, quẻ Đỉnh ứng vào một tình thế ổn định, công việc Cách đã xong rồi, bây giờ đến lúc kiến thiết, giữ cho đỉnh được vững chắc.
2) Bài học :
Muốn kiến thiết tốt, phải vừa có óc sáng suốt (Li), vừa có đức tính khoan hồng đại độ (Tốn).
a) Sáng suốt để nhận định cho đúng:
- những gì đổ nát cần phải tu bổ, tức là những nhu cầu chính yếu của dân chúng sau một thời loạn lạc
- những kế hoạch kiến thiết, cần có những phương tiện tài chính, kỹ thuật và nhân công nào, chớ mắc phải lỗi lầm đặt kế hoạch quá tham lam rồi làm không nổi, bỏ dở.
b) Khoan hòa để hàn gắn những vết thương không thể tránh được trong thời Cách mạng, ân xá những kẻ đã chống đối mình. Điều này vua Minh Trị đã làm sau cuộc cách mạng 1868, bãi bỏ chế độ phong kiến, hủy bỏ những quyền lợi quá đáng của các lãnh chúa, nên sau đó toàn dân Nhật, từ quý tộc đến thường dân, đều sốt sắng theo lời Nhật Hoàng biến nước Nhật Lạc hậu thành một cường quốc tân tiến, một chân vạc bề thế của Á đông, cùng với 2 chân vạc Âu Mỹ chia ba thiên hạ.
LY QUÁI: thuộc Hỏa, gồm có 8 quái là:
Thuần Ly - Hỏa Sơn Lữ - Hỏa Phong Đỉnh - Hỏa Thủy Vị Tế - Sơn Thủy Mông - Phong Thủy Hoán - Thiên Thủy Tụng - Thiên Hỏa Đồng Nhân.
Thiên Thời: Mặt trời - Chớp - Cầu vồng - Cái mống - Cái ráng.
Địa lý: Phương Nam - Chỗ đất cao ráo - Lò bếp - Lò xưởng đúc - Chỗ đất khô khan cằn cỗi - Chỗ đất hướng mặt về Nam.
Nhân vật: Trung nữ - Văn nhân - Người có cái bụng to - Người có tật mắt - Kẻ sĩ trong hàng áo mũ.
Nhân sự: Chỗ hoạch định văn thơ văn hóa - Thông minh tài giỏi - Gặp nhau mà không đạt được gì hết - Về việc thư từ giấy má.
Thân thể: Con mắt - Tâm - Thượng tiêu.
Thời tự: Mùa Hạ, tháng 5 - Năm, tháng, ngày, giờ Ngọ hay thuộc Hỏa - Ngày 2, 3, 7.
Động vật: Chim trĩ - Rùa - Con ba ba - Cua - Ốc - Trai.
Tịnh vật: Lửa - Thơ - Văn - Áo giáp mũ sắt - Binh khí - Áo khô - Vật khô khan - Vật sắc đỏ.
Ốc xá: Nhà ở về hướng Nam - Nhà ở chỗ sáng sủa khoảng khoát - Cửa sổ sáng sủa - Nhà trống hoặc hư hao.
Gia trạch: Yên ổn - Vui vẻ - Mùa Đông chiêm không được yên - quẻ khắc Thể, chủ hóa tài.
Hôn nhân: Bất thành - Lợi gá hôn với trung nữ - Mùa Hạ chiêm khá thành - Mùa Đông chiêm bất lợi.
Ẩm thực: Thịt chim trĩ - Đố ăn nấu - xắc hay rang - Đồ ăn thiêu, nướng - Vật ăn đồ khô, thịt khô các loại - Thịt nóng.
Sinh sản: Dễ sinh - Sinh con gái thứ - Mùa Đông chiêm có tổn - Lâm sản nên hướng Nam.
Cầu danh: Đắc danh - Nên giữ chức về hướng Nam - Nhậm chức văn quan - Nên giữ chức về việc xưởng trường, lò đúc.
Mưu vọng: Mưu vọng khá thành - Nên có văn thơ trong sự mưu vọng.
Giao dịch: Khá được - Nên giao dịch có văn thơ.
Cầu lợi: Có tài - Nên cầu về hướng Nam - Có tài về văn thơ - Mùa Đông chiêm thì thất bại.
Xuất hành: Nên đi - Nên hoạt động hướng Nam - Đi về việc văn thơ thì thành tựu - Mùa Đông chiêm không nên đi - Chẳng nên đi bằng thuyền đò.
Yết kiến: Gặp được người ở hướng Nam - Mùa Đông chiêm không được thuận lợi - Mùa Thu thấy văn thơ khảo sát tài sĩ.
Tật bệnh: Tật mắt - Tật tâm - Thượng tiêu - Binh nóng sốt - Mùa Hạ chiêm bị trúng nắng - Bịnh truyền nhiễm lưu hành một thời.
Quan tụng: Để tán - Động văn thơ - Minh biện án từ.
Phần mộ: Mộ ở hướng Nam - Chỗ trống trải không có cây cối gì - Mùa Hạ chiêm xuất văn nhân - Mùa Đông chiêm không lợi.
Phương đạo: Hướng Nam.
Ngũ sắc: Đỏ - Tía - Hồng.
Tính tự (Họ, Tên): Tiếng chủy (ngũ âm) - Người có tên hay họ có bộ Nhân đứng một bên - Hàng vị 3, 2, 7.
Số mục: 3, 2, 7.
Ngũ vị: Đắng.
Phần Bát Quái Vạn Vật kể trên, sự việc còn rất nhiều chẳng chỉ có như vậy mà thôi. Vậy phép chiêm, nên noi theo sự việc mà suy từng loại vậy.

1) Toàn quẻ :
- Vật lý không thể nào tồn tại mãi được, nên tiếp sau quẻ Ký-Tế (đã làm được) là quẻ Vị-Tế (chưa làm được).
- Tượng hình bằng trên Li dưới Khảm, trái ngược với quẻ Ký-Tế. ở đây lửa đặt trên nước, thủy hỏa bất giao, việc không thành. Thêm nữa, cả 6 hào đều bất chính, hoặc dương hào cư âm vị, hoặc âm hào cư dương vị. Tuy nhiên, cương nhu vẫn ứng chính, có thể làm được công việc Tế. Tuy hiện tại là Vị-Tế, nhưng tương lai có thể hanh.
2) Từng hào :
Sơ Lục : âm nhu, không đủ tài tế hiểm, lại bước chân vào Khảm hiểm, không tự lượng, lẫn. (ví dụ Lê Anh Tông vô quyền, đòi chống lại Trịnh Tùng, bị giết).
Cửu Nhị : dương cương, muốn mạnh mẽ đưa Lục Ngũ qua khỏi thời Vị-Tế, e rằng sẽ không khỏi sinh mối nghi kỵ. Tốt hơn là Nhị nên thận trọng, mới được, Cát. (ví dụ Hàn Tín có đại tài, nhưng không chịu giữ gìn, khoe khoang ham tước lộc, nên bị hại. Trái lại Trương Lương làm thầy đế vương, lập kỳ mưu, nhưng nhũn nhặn, nên được toàn thân danh).
Lục Tam : bất trung bất chính, vô tài. Nếu hành động sẽ gặp hung. Nhưng đã tới thời Vị-Tế, nếu được Thượng Cửu giúp đỡ cho, thì có thể qua được chỗ nguy.
Cửu Tứ : dương cương, lại đã lên thượng quái, trên có Lục Ngũ vua tôi tương đắc, có thể được Cát. Nhưng Tứ bất trung bất chính, nên có lời răn: Phải cố giữ trinh chính thì mới được Cát, nếu cậy tài ỷ thế thì hỏng. (Ví dụ ĐổngTrác sau khi dẹp xong loạn Thường Thị, được vua cho làm thái sư, lộng quyền, nên bị hung).
Lục Ngũ : làm chủ thượng quái Li (sáng sủa), thời vị-Tế đã đến lúc gần hết. Lại được Nhị và Tứ giúp cho, Cát. (ví dụ sau khi Vương Mãng chiếm ngôi nhà Hán, một hoàng thân phất cờ khởi nghĩa, được dân tin theo, giết Vương Mãng, và được tôn lên làm vua Quang vũ).
Thượng Cửu : ở thời Vị-Tế, có thể hiểu theo 2 nghĩa. Một là thời Vị-Tế tột độ, thì hung. Hai là thời Vị-Tế đến lúc tàn, thì là tốt, vô cự. Nhưng tùy thời cơ biến chuyển là một việc, cái chính là tùy người. Nếu thượng có lòng thành tín, tu dưỡng đạo đức của mình, thì dù thời Vị-Tế cực độ cũng được vô cựu. Trái lại, nếu Thượng buông lung, thì dù thời Vị-Tế chấm dứt, vẫn bị nguy.
B - Nhận Xét Bổ Túc.
1) Ý nghĩa quẻ Vị-Tế :
Tượng quẻ là để thùng nước dưới lửa, làm sao chín được đồ ăn? Có nghĩa là chưa làm được, trái lại với quẻ Ký-Tế là đã làm được. Tại sao? Vì các hào của quẻ Vị-Tế đều bất chính, âm hào cư dương vị, hoặc ngược lại. Tuy vậy, chúng vẫn ứng chính với nhau. Hơn nữa, quẻ này có hạ quái là Khảm và thượng quái là Li, có nghĩa rằng thời Vị-Tế bắt đầu trong hung hiểm nhưng sẽ kết thúc trong sáng sủa.
Nói tóm lại, hai quẻ Ký-Tế và Vị-Tế diễn tả một tình trạng tương đương với hai quẻ Thái và Bĩ, nhưng trong phạm vi nhỏ hẹp hơn.
2) Bài học :
Trong giai đoạn đầu của thời Vị-Tế, là nguy hiểm, tốt nhất là giữ mình cho khỏi sa vào hiểm.
Bởi vậy:
- Những kẻ âm nhu như Sơ Lục và Lục Tam, không có tài tế hiểm, nên ẩn thân chớ hoạt động mà mang họa;
- Cửu Nhị có tài tế hiểm, nhưng vì còn ở hạ quái Khảm, e sẽ mang họa, nên cẩn thận giữ mình là hơn, tránh mọi hiềm nghi;
Trong giai đoạn cuối của thời Vị-Tế, đã sáng sủa hơn, có thể tế hiểm được, nhưng cũng phải cẩn thận mềm mỏng:
- Cửu Tứ và Thượng Cửu cương cường, nếu biết cư xử mềm mỏng, sẽ thành công.
- Lục Ngũ vốn mềm mỏng khoan dung, sẽ thành công trong việc tế hiểm.
3) Kết luận.
Chúng ta còn có thể nhận định thêm rằng cổ thánh hiền đã đặt quẻ Vị-Tế vào cuối 64 quẻ, là có thâm ý nhắc nhở hậu thế rằng: Vị-Tế là chưa xong, việc đời chẳng bao giờ xong vĩnh viễn; thịnh, suy, trị, loạn, chẳng có cái gì bền mãi được, tất cả chỉ là những giai đoạn tạm thời, thay đổi lẫn nhau, mãi mãi, vô cùng tận. Đó là điểm chính trong tư tưởng Dịch.
LY QUÁI: thuộc Hỏa, gồm có 8 quái là:
Thuần Ly - Hỏa Sơn Lữ - Hỏa Phong Đỉnh - Hỏa Thủy Vị Tế - Sơn Thủy Mông - Phong Thủy Hoán - Thiên Thủy Tụng - Thiên Hỏa Đồng Nhân.
Thiên Thời: Mặt trời - Chớp - Cầu vồng - Cái mống - Cái ráng.
Địa lý: Phương Nam - Chỗ đất cao ráo - Lò bếp - Lò xưởng đúc - Chỗ đất khô khan cằn cỗi - Chỗ đất hướng mặt về Nam.
Nhân vật: Trung nữ - Văn nhân - Người có cái bụng to - Người có tật mắt - Kẻ sĩ trong hàng áo mũ.
Nhân sự: Chỗ hoạch định văn thơ văn hóa - Thông minh tài giỏi - Gặp nhau mà không đạt được gì hết - Về việc thư từ giấy má.
Thân thể: Con mắt - Tâm - Thượng tiêu.
Thời tự: Mùa Hạ, tháng 5 - Năm, tháng, ngày, giờ Ngọ hay thuộc Hỏa - Ngày 2, 3, 7.
Động vật: Chim trĩ - Rùa - Con ba ba - Cua - Ốc - Trai.
Tịnh vật: Lửa - Thơ - Văn - Áo giáp mũ sắt - Binh khí - Áo khô - Vật khô khan - Vật sắc đỏ.
Ốc xá: Nhà ở về hướng Nam - Nhà ở chỗ sáng sủa khoảng khoát - Cửa sổ sáng sủa - Nhà trống hoặc hư hao.
Gia trạch: Yên ổn - Vui vẻ - Mùa Đông chiêm không được yên - quẻ khắc Thể, chủ hóa tài.
Hôn nhân: Bất thành - Lợi gá hôn với trung nữ - Mùa Hạ chiêm khá thành - Mùa Đông chiêm bất lợi.
Ẩm thực: Thịt chim trĩ - Đố ăn nấu - xắc hay rang - Đồ ăn thiêu, nướng - Vật ăn đồ khô, thịt khô các loại - Thịt nóng.
Sinh sản: Dễ sinh - Sinh con gái thứ - Mùa Đông chiêm có tổn - Lâm sản nên hướng Nam.
Cầu danh: Đắc danh - Nên giữ chức về hướng Nam - Nhậm chức văn quan - Nên giữ chức về việc xưởng trường, lò đúc.
Mưu vọng: Mưu vọng khá thành - Nên có văn thơ trong sự mưu vọng.
Giao dịch: Khá được - Nên giao dịch có văn thơ.
Cầu lợi: Có tài - Nên cầu về hướng Nam - Có tài về văn thơ - Mùa Đông chiêm thì thất bại.
Xuất hành: Nên đi - Nên hoạt động hướng Nam - Đi về việc văn thơ thì thành tựu - Mùa Đông chiêm không nên đi - Chẳng nên đi bằng thuyền đò.
Yết kiến: Gặp được người ở hướng Nam - Mùa Đông chiêm không được thuận lợi - Mùa Thu thấy văn thơ khảo sát tài sĩ.
Tật bệnh: Tật mắt - Tật tâm - Thượng tiêu - Binh nóng sốt - Mùa Hạ chiêm bị trúng nắng - Bịnh truyền nhiễm lưu hành một thời.
Quan tụng: Để tán - Động văn thơ - Minh biện án từ.
Phần mộ: Mộ ở hướng Nam - Chỗ trống trải không có cây cối gì - Mùa Hạ chiêm xuất văn nhân - Mùa Đông chiêm không lợi.
Phương đạo: Hướng Nam.
Ngũ sắc: Đỏ - Tía - Hồng.
Tính tự (Họ, Tên): Tiếng chủy (ngũ âm) - Người có tên hay họ có bộ Nhân đứng một bên - Hàng vị 3, 2, 7.
Số mục: 3, 2, 7.
Ngũ vị: Đắng.
Phần Bát Quái Vạn Vật kể trên, sự việc còn rất nhiều chẳng chỉ có như vậy mà thôi. Vậy phép chiêm, nên noi theo sự việc mà suy từng loại vậy.