Bạn chỉ nên dọn dẹp nhà cửa vào tuần cuối cùng của năm mới, sau khi đã thành kính tiễn Táo công và các vị thổ công lên trời. Bạn cũng nhớ phải nạp lại năng lượng cho các vị Phúc, Lộc Thọ và đừng quên trả hết nợ nần…
Người Việt Nam cũng như Trung Quốc tin rằng để nhận được sự phù hộ của thần linh, cần thực hiện các nghi lễ làm hài lòng các thần thổ công, những vị thần này được coi là sẽ lên trời vào ngày 24 tháng chạp âm lịch.
Vị quan trọng nhất trong các vị
thổ công là Thần Bếp (Táo Công), chịu trách nhiệm chăm sóc sự
sung túc của các thành viên trong nhà. Táo Công sẽ là trình báo
Ngọc Hoàng các hoạt động trong năm của gia chủ, thỉnh cầu hộ gia
chủ để mang về nhiều may mắn nhất. Táo Công thường lên Thiên
đình sớm hơn một ngày so với các thần Thổ Công khác, nghĩa là
vào ngày 23 tháng chạp âm lịch.
Vào ngày tiễn Táo Công, người ta thường bày biện rất nhiều thức
ăn và hương thơm trong nhà bếp, như hoa quả, bánh ngọt, mỳ sợi,…
Hai thứ quan trọng nhất thiết phải có là hai cây tre, với ý
nghĩa tượng trưng là sẽ đưa Táo Công lên trời, thứ hai là thật
nhiều kẹo. Người ta tin rằng nếu Táo Công có rất nhiều đồ ngọt
để ăn thì miệng ngài sẽ ngọt ngào và ngài sẽ chỉ bẩm báo những
điều tốt đẹp.
Tại một số gia đình, để thể hiện sự hiện diện của Táo Công,
người ta dùng một mảnh giấy đỏ có viết tên vị thần này trên đó,
có nhà thì vẽ cả hình vị này trên giấy đỏ. Mảnh giấy này được
gác trên nóc bếp và vào ngày Táo Công lên trời, miếng giấy này
được hạ xuống và đốt đi. Một mảnh giấy mới sẽ được đặt vào nóc
bếp, với ý nghĩa gia chủ chào mừng Táo Công từ Thiên Đình trở
về.
Táo Công trở về vào ngày mồng 3 tháng giêng âm lịch, một ngày
trước khi các thần Thổ Công khác trở về (ngày 4 âm lịch). Khi
các thần Thổ Công vắng nhà, gia chủ bắt đầu chuẩn bị đón Tết.
Người ta cho rằng sẽ không tốt lành nếu bắt tay dọn dẹp nhà cửa
để đón xuân trước khi các vị thần về trời.
Những điều cần làm khi dọn dẹp nhà cửa
Sau khi các vị thần lên Thiên Đình, gia chủ cần nghiêm túc dọn
dẹp nhà cửa ngay. Người ta mua quần áo mới, giày dép mới. Những
vật dụng trang trí mang lại may mắn mới được đem ra bày biện,
các nghi lễ phong thuỷ để nạp lại năng lượng được thực hiện.
Việc đầu tiên là tẩy rửa hết năng lượng cũ, nghĩa là lau chùi
tủ, vứt bỏ những đồ vật không cần thiết, lau chùi cẩn thận tất
cả các phòng, dịch chuyển đồ gỗ để quét dọn bụi bặm tích tụ cả
năm trước.
Chổi quét nhà sau đó phải được giấu kín để không ai nhìn thấy
trong suốt ngày mồng một Tết. Nếu chổi được đưa ra vào ngày đầu
năm, nó sẽ quét hết may mắn của gia đình và mang vận rủi đến, vì
vậy cần rất thận trọng với chổi.
Nạp lại năng lượng cho các vị Phúc - Lộc - Thọ
Điều quan trọng nhất là nạp lại năng lượng cho các vị Phúc Lộc
Thọ. Nếu bạn đã mời được các vị thần quan trọng này về nhà, bạn
nhớ lau chùi các bức tượng này thật cẩn thận trong giai đoạn
chuẩn bị đón Tết. Vào ngày tất niên, đốt 3 ngọn nến trước mặt ba
vị thần này vào 11 giờ trưa, điều này có ý nghĩa mang lại năng
lượng của các vị thần sao cho năm mới. Nếu bạn chưa có các vị
thần này thì năm nay là năm tốt để tìm một bộ thích hợp mời về
nhà. Chỗ tốt nhất cho các vị là một bàn hay tủ bên tường ở phòng
ăn, vì điều này đảm bảo là bao giờ cũng có đủ thực phẩm trên bàn
ăn, đồng nghĩa với sự thịnh vượng.
Thanh toán nợ nần của năm trước
Các thương gia phải lo trả hết nợ trước giao thừa. Mang tiếp nợ
nần sang năm mới là điều không may nhất vì nó cảnh báo rằng bạn
có thể lún sâu hơn trong nợ nần vào năm tới. Trước khi khoá sổ
của năm cũ, người ta coi là rất tốt đẹp nếu bạn lì xì bao đỏ cho
nhân viên. Điều này mang lại những khuôn mặt vui vẻ, tươi cười
khi kết thúc công việc làm ăn của một năm, chuẩn bị đón chào năm
mới.
Sổ sách làm ăn khi này phải được dán lại bằng giấy đỏ, để khi
chúng được mở lại vào đầu năm sau, màu đỏ đồng nghĩa với ngôi
sao vận may. Cũng làm tương tự như vậy với các cửa của cửa hàng
hay văn phòng. Như vậy khi mở cửa trở lại sau Tết, các cửa đều
đã được dính giấy đỏ may mắn.
Dự trữ nhiều kẹo và quýt
Một công việc lớn trong chuẩn bị nhà đón năm mới là tích trữ
nhiều đồ ăn ngọt. Người ta làm hoặc mua đủ loại bánh kẹo để
không thiếu “sự ngọt ngào” trong nhà. Tiếp theo, bạn cần mua
nhiều quýt, tên nó đồng nghĩa với “vàng”.
Bốn loại thực phẩm quan trọng
Ngay trước ngày đầu năm mới, tốt nhất là vào ngày 30 Tết, gia
đình nên chuẩn bị 4 loại thực phẩm: cá muối, tỏi, hành củ và tỏi
tây. Hãy mua loại hành tỏi còn cả rễ (điều này có nghĩa là dù
làm gì, bạn cũng sẽ làm có đầu có đuôi). Hãy buộc chúng lại với
nhau. Cá muối phải được rán vàng và buộc lại với nhau. Đặt tất
cả 4 thứ trên vào thùng gạo vào ngày giao thừa. Lấy chúng ra vào
ngày mồng một và dùng chúng để chế biến thực phẩm cho ngày đầu
năm. Điều này mang ý nghĩa gia đình bạn sẽ không bao giờ thiếu
thức ăn.
1. Cá khô nghĩa là - “của ăn của để”
2. Tỏi nghĩa là “luôn có lợi nhuận để tính”.
3. Hành nghĩa là “thông minh”.
4. Tỏi tây nghĩa là “cần cù”
Bữa ăn đoàn tụ (tất niên)
Ngày cuối năm là ngày bầy tỏ sự tôn kính đối với tổ tiên. Tại
những gia đình có bàn thờ tổ tiên, đây là lúc mời ông bà về tham
gia vào bữa tiệc đoàn tụ với tất cả các thành viên trong gia
đình . Theo truyền thống, tất cả các con trai sẽ trở về nhà bố
mẹ và người ta cho là không may mắn nếu bạn ăn ở ngoài đường vào
đêm tất niên. Khi ăn, mọi người đều phải ăn mặc chỉnh tề, phụ nữ
phải mang đồ trang sức quý, quần áo đẹp, vì điều này nghĩa là sự
may mắn sẽ tiếp diễn. Họ không được ngồi ăn tất niên mà mặc quần
áo cũ. Họ không được mang bộ mặt ủ rũ. Những khuôn mặt tươi cười
mang lại may mắn. Phụ nữ càng tươi cười và càng đeo nhiều đồ
trang sức quý bao nhiêu thì may mắn tới càng nhiều vào thời điểm
giao thời giữa năm cũ và năm mới (giao thừa). Vào lúc này, tất
cả những người con phải có những lời chúc tốt đẹp cho bố mẹ
mình.
Cửa chính, và nếu có thể, tất cả các cửa nhà, phải được mở. Cả
nhà phải tràn ngập ánh sáng, với ý nghĩa là dương khí tràn ngập
căn nhà.