Bếp lửa là cội nguồn của sự ấm áp yêu thương, nơi nuôi sống cả gia đình và nơi thắp lên ngọn lửa của sự sống.

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói

Theo tục cổ truyền của người Việt, Táo quân gồm hai ông và một bà, tượng trưng là 3 cỗ "đầu rau" hay "chiếc kiềng 3 chân" ở nơi nhà bếp của người Việt ngày xưa.

Táo quân cũng còn gọi là Táo Công, là vị thần bảo vệ nơi gia đình mình cư ngụ và thường được thờ ở nơi nhà bếp, cho nên còn được gọi là Vua Bếp.

Vị Táo quân quanh năm chỉ ở trong bếp, biết hết mọi chuyện trong nhà, nên để Vua Bếp "phù trợ" cho mình được nhiều điều may mắn trong năm mới, người ta thường làm lễ tiễn đưa ông Táo về chầu ông Trời rất trọng thể.

Vào ngày 23 tháng Chạp, Táo quân sẽ cưỡi cá chép lên Thiên đình để báo cáo mọi việc lớn nhỏ trong nhà của gia chủ với Ngọc Hoàng Thượng đế. Cho đến đêm Giao thừa Táo Quân mới trở lại trần gian để tiếp tục công việc coi sóc bếp lửa của mình.

Do đó, từ xa xưa, người dân Việt đã ngưỡng mộ lòng chung thủy của Ông Táo và thờ cúng Ông Táo với hi vọng Táo Quân sẽ giúp họ giữ “bếp lửa” trong gia đình luôn nồng ấm và hạnh phúc.

 

Bếp lửa là nguồn sống, nơi nuôi dưỡng tâm hồn. Ảnh: Đ. Tuỳ

Ni sư Thích Diệu Ngân - Phó trưởng Ban trị sự GHPG Thành phố Hải Dương, trụ trì chùa Linh Sơn Vạn Phúc cho rằng: "Theo quan niệm của nhà Phật, việc tôn vinh bếp lửa trong ngày 23 tháng Chạp là tôn vinh những vị Thần đã có công giúp chăm lo cho gia đình trong năm".

Việc tôn vinh này tuỳ thuộc vào tâm hướng Phật của mọi người, không có một quy định nào cụ thể cả. Tuy nhiên, đây là một nét đẹp văn hoá dân gian và từ trước đến nay dân ta vẫn thực hiện.

Nhà sử học Tăng Bá Hoành (Nguyên Giám đốc Bảo tàng tỉnh Hải Dương) khẳng định: "Bếp lửa có vai trò vô cùng quan trọng đối với con người từ thời tiền sử, không có lửa con người không tiến bộ được. Không có lửa chúng ta không nấu chín được thức ăn để nuôi sống chính bản thân và giúp ta tồn tại".

Cho nên lửa gắn liền với bếp, bếp gắp liền với sự tích ông Công, ông Táo. Dù cách gọi có khác nhau thì vai trò của bếp lửa đối với gia đình người Việt là rất quan trọng. Ở nước Đức, bếp lửa là nguồn sống, có ý nghĩa tương tự như Tổ quốc.

 tai sao ngay 23 thang chap lai ton vinh bep lua? - 1

Kính trọng các vị Thần tức là chúng ta tôn trọng bếp lửa. Ảnh: Đ. Tuỳ

Để quan trọng hoá bếp lửa thì phải có ông Thần giữ bếp - Táo quân. Có nhiều truyền thuyết xung quanh vấn đề này, nhưng thực chất là tôn vinh cái bếp, nhờ bếp lửa mà chúng ta sống.

Khi tưởng tượng chúng ta không tìm ra lửa thì thì cuộc sống sẽ thế nào. Nếu như đợt rét lịch sử gần 40 năm vừa rồi mà không có lửa có lẽ chúng ta không thể tồn tại .

Cuối năm ông Táo coi bếp đi báo với Thiên đình tất cả những việc làm xấu tốt trong gia đình. Vì trong cái bếp có gì các vị Thần biết hết. Từ đó trở thành một thứ tín ngưỡng không khác gì là thờ Thần tài trong truyền thuyết.

Cũng theo nhà sử học Tăng Bá Hoành, khi tôn trọng bếp lửa, tức là chúng ta tôn trọng các vị Thần của gia đình. Vì vậy, chúng ta phải thắp hương và thả cá chép.Thắp hương là biểu hiện cho sự kính trọng. Khi thắp hương như một sự thông báo việc gia đình tôn thờ các vị Thần.

Người đời nghĩ rằng khi làm như vậy người quá cố sẽ nghe thấy để về chứng dám, thể hiện sự trong sáng kính trọng thiêng liêng nhất.

Do vậy, dù chúng ta sống bất cứ ở hoàn cảnh nào, thời kỳ nào thì việc tôn vinh bếp lửa trong ngày 23 tháng Chạp là việc nên làm của mỗi người và mỗi gia đình.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Về Menu


international mothor earth day tính Xem tư vi 排盤 đáo Mạng sao may mắn cung bảo Xem tương không quên được mối tình đầu khổng Xem tướng đàn cung song tử facebook TửVi Bồ mơ thấy ác quỷ Äau coi hướng nhà tốt xấu Tuổi Thọ bộ danh thấy Từ Xem vận mệnh Äeo Đồ trang trí trong nhà dưới con mắt tướng giàu gương mặt quý nhân THIÊN cưa Đọc nốt ruồi may mắn trên lưng giải hạn tam tai dự báo tình yêu theo chữ cái đầu của kỵ mÃÆy giầy dép thiên táng Cấn Tỵ nap 12 chòm sao Phòng Bếp kỳ lân hình xăm henna đẹp sinh Thành SAO THIÊN TRÙ Sao Hóa lộc trạng bính tuất 1946 mệnh gì