Quẻ Quan Âm Lưu Thần Ngộ Tiên, Lưu Thần và Nguyễn Triệu Quốc là người huyện Diệm đến núi Thiên Lão tìm thuốc.
Quẻ Quan Âm Lưu Thần Ngộ Tiên

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói

Đây là điển cố thứ Năm trong quẻ Quan Âm, mang tên Lưu Thần Ngộ Tiên (còn gọi là quẻ Lưu Thần Gặp Tiên). Quẻ Quan Âm Lưu Thần Ngộ Tiên có bắt nguồn như sau :

Theo ghi chép trong “U minh lục”, năm Vĩnh Bình thứ 5, đời vua Minh Đế thời Đông Hán (năm 62 sau Công nguyên), Lưu Thần và Nguyễn Triệu Quốc là người huyện Diệm (nay là phía tây nam của huyện Thặng, tỉnh Triết Giang) đến núi Thiên Lão tìm thuốc. Núi Thiên Lão do hệ thống các núi Lưu Môn, Tế Tiêm, Đại Tiêm, Ba Tiêu, Bạt Vân Tiêm, Liên Hoa Phong tạo thành, núi non trùng điệp, hoang vu vắng lặng, thâm u vô cùng. Hai người Lưu, Nguyễn chỉ cắm cúi tìm thuốc, không biết trời đã tối, lại thêm bụng đói cồn cào, không biết phải làm như thế nào. Họ phát hiện trong núi có cây đào, liền với tay hái đào ăn cho đỡ đói, họ vừa ăn đào vừa đi men theo con suối nhỏ quanh núi.

Khi hai người đang dùng chén trà múc nước bên con suối nhỏ, thì nhìn thấy trong dòng suối có cơm vừng, bèn nghĩ thầm: Trong suối có cơm vừng, trong núi chắc chắn là có người ở. Hai người bèn men theo con suối nhỏ đi về phía trước, quả nhiên nhìn thấy hai cô gái rất xinh đẹp. Hai cô gái trông thấy hai người Lưu, Nguyễn tay cầm chén trà, liền cười nói: “Hai chàng Lưu, Nguyễn sao lại đến muộn thế?” tựa như là bạn cũ đã quen biết từ lâu. Hai người Lưu, Nguyễn rất kinh ngạc, nhưng không để họ chần chừ, hai cô gái đã mời họ vào nhà.

Vào trong nhà, họ nhìn thấy trong phòng căng màn đỏ, ở góc màn có treo chuông bằng vàng, bên trên là vàng bạc đan xen. Trong nhà có vài người hầu gái. Lúc ăn cơm, có các món như cơm vừng, thịt dê núi, thịt bò, thức ăn rất phong phú, có rượu ngon, lại có cả tấu nhạc, bọn họ ăn uống rất vui vẻ.
Ăn xong, mấy người hầu gái bưng đào lên, cười và nói với họ rằng: “Hai vị rể quý xin mời đi theo tôi”. Hai người vào phòng, và kết hôn cùng hai người con gái.

Mười ngày sau, Lưu, Nguyễn muốn về thăm quê, hai cô gái không cho, tìm mọi cách giữ lại.
Sau nửa năm, vì Lưu, Nguyễn rất nhớ quê nhà, nên hai cô gái đành phải cho hai chàng trở về, và chỉ đường cho họ đi. Sau khi Lưu, Nguyễn về tới quê nhà, thì không tìm thấy nơi ở xưa đâu nữa. Hỏi thăm khắp nơi, cuối cùng nghe một đứa trẻ (là cháu đời thứ bảy của họ) nói rằng: Nghe các vị tiền bối kể rằng, ông tổ Lưu Thần, Nguyễn Triệu Quốc vào núi tìm thuốc, sau đó mất tích rồi.

Thì ra hai người Lưu, Nguyễn ở trên núi nửa năm, thì ở dưới núi đã đến thời gian đời con cháu thứ bảy của họ rồi, tức là đã đến đời vua Tấn Thái Nguyên thứ 8 (năm 383 sau Công nguyên), thời gian đã qua những mấy trăm năm. Họ đã không còn nhà ớ, đành phải trở lại nơi hái thuốc trong núi tìm vợ. Thế nhưng làm thế nào cũng không tìm thấy họ, hai người đi tới đi lui bên dòng suối nhỏ, quấn quanh mà buồn bã.

Câu chuyện này được lưu truyền rất rộng rãi, đến mức đã trở thành điển cố thường dùng trong các tác phẩm văn học, như thường gọi những người ra đi rồi lại trờ về là “tiền độ Lưu lang” (chàng Lưu ngày trước).

Sau đó mọi người đặt tên cho dòng suối nhỏ đó là suối Trù Trướng (suối bồi hồi), cây cầu trên dòng suối gọi là cầu Trù Trướng (cầu bồi hồi). Đến ngày nay, chúng đã được đối tên là suối Đào Nguyên (suối nguồn đào), cầu Nghênh Tiên (cầu đón tiên). Người đời sau đã dựng miếu cho hai chàng Lưu, Nguyễn, trong miếu đắp tượng hai người đầu đội nón lá, lưng đeo sọt trúc, tay cầm cái cuốc nhỏ đào thuốc.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Về Menu


ä ãšm phóng CÃt trễ Nhiên CON GIÁP Ý năm 1990 điểm thi đại học 2014 Hợp giac mo tượng phật niết bàn yeu Giai gÃi tướng THIÊN Ky hinh xam tử vi trọn đời tuổi Nhâm Thìn khẩu xà tâm phật dỗ Xem bởi kham Nguyễn テÎï½½ Hội Làng Tó Lễ Vu Lan mừng Giai ma giác mo đầm dự tiệc cưới Tên tốt bán chậu cảnh greenbo cách làm lễ cây phong thủy tốt lành lóng học tử vi các nhóm máu tướng đàn ông vai xuôi xem bói tình duyên tuổi Tuất tử vi người sinh ngày Quý Tỵ năm Tình Ä á ƒ Su nghiep ç¼æä¹ä¹ç¼å tãƒy vi mơ thấy đeo nữ trang 안혜진