Tết là dịp để người ta nghỉ ngơi, xum họp gia đình, thăm viếng thân nhân và thờ phượng tổ tiên. Tết là lúc mọi gia đình họp mặt đông đủ. Con cái, cháu chắt đi làm, đi học ở xa đều cố gắng về nhà. Ngày xuân, ta hãy cùng ôn lại một vài nét về những tập tục ngày Tết.
Phong tục Tết cổ truyền

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói

SẮM TẾT
Ngay từ đầu tháng Chạp, các gia đình đã chuẩn bị đón Tết. Có rất nhiều việc để làm: nào thăm mồ mả tổ tiên, nào mua hoa, trái cây, nhang, đèn, giấy tiền vàng bạc, nào sắm sửa quần áo mới, nào gói bánh chưng, bánh dầy, nào quét dọn nhà cửa, làm mứt Tết, chưng mai, đào, hoa kiểng. Đến chiều 30 tháng Chạp, mọi việc mua sắm phải được kết thúc, bàn thờ tổ tiên phải được sắp đặt tươm tất, các món ăn phải làm xong, mâm cỗ cúng phải sẵn sàng.

THĂM MỘ ÔNG BÀ
Từ ngày 23 cho đến chiều 30 tháng Chạp, con cháu trong gia tộc tề tựu đông đủ cùng đi thăm và quét dọn mồ mả tổ tiên. Mỗi gia đình đều đem theo nhang đèn, trái cây để cúng mời vong linh tổ tiên về ăn Tết với con cháu.

CÚNG ÔNG TÁO
Ngày 23 tháng Chạp, mỗi nhà đều làm cơm, cúng tiễn Táo quân về trời. Ngoài mâm cơm với các món ăn thịnh soạn (tùy gia đình giàu, nghèo), còn có mũ và áo mã (bằng giấy) để Táo quân mặc và một hoặc ba con cá chép còn bơi trong chậu nước sau đó thả xuống ao, hồ để Táo quân cưỡi về thiên đình. Tục đưa Táo quân về trời nhằm răn dạy con người tự giữ gìn hạnh kiểm vì mọi việc làm của con người trong năm đều được trình báo với Ngọc Hoàng. Ngày nay do bận rộn, nhiều gia đình ở thành phố chỉ cúng ông Táo đơn giản bằng một bình hoa tươi, một đĩa trái cây, một gói kẹo thèo lèo cùng mớ giấy tiền vàng mã.

CÚNG RƯỚC VONG LINH ÔNG BÀ
Chiều 30 tháng Chạp, thức ăn và trái cây được bày biện trang trọng trên bàn thờ ông bà. Đây là dịp cả gia đình quây quần trước vong linh cửu huyền thất tổ, ôn lại những sự việc đã xảy ra trong năm để rút tỉa kinh nghiệm cho năm mới. Gia trưởng (người đứng đầu gia tộc, thường là người cao tuổi nhất) trịnh trọng thắp nén nhang dâng lên bàn thờ, cầu xin tổ tiên chứng giám và phù hộ cho gia tộc được nhiều phước lành trong năm mới. Sau đó, mọi người trong nhà đều nghiêm trang chắp tay cung thỉnh tổ tiên về ăn Tết với con cháu. Khi nhang tàn, cả gia đình họp mặt ăn bữa cơm tất niên cuối cùng của năm cũ.

CÚNG GIAO THỪA
Ông bà ta tin rằng mỗi năm có một ông Hành khiển coi việc nhân gian, hết năm thì thần nọ bàn giao công việc cho thần kia, cho nên cúng tế để tiễn ông cũ và đón ông mới. Bàn thờ cúng giao thừa thường đặt ở ngoài sân hay trước cửa nhà. Lễ vật gồm: chiếc đầu heo hoặc con gà luộc, bánh chưng, mứt kẹo, trầu cau, hoa quả, rượu, nước và vàng mã, đôi khi có thêm chiếc mũ của Đại Vương hành khiển, hai ngọn đèn dầu hoặc hai ngọn nến. Ngày nay, nhiều gia đình cúng giao thừa chỉ bằng một đĩa trái cây, một đĩa mứt, một trái dừa tươi, bình bông, nhang đèn, giấy tiền vàng bạc.

Đến giờ phút trừ tịch, khi chuông trống vang lên, tất cả đèn đóm trong nhà đều bật sáng, thay mặt cả gia đình, gia chủ ra sân đốt nhang hành lễ, thành tâm cầu xin vị Tân vương Hành khiển phù hộ độ trì cho một năm nhiều may mắn.

Sau khi cúng giao thừa xong, các gia chủ cũng khấn Thổ Công, tức là vị thần cai quản trong nhà. Lễ vật cũng tương tự như lễ cúng giao thừa. Nhiều nơi còn giữ được lệ bắc một ấm nước lên bếp lửa, sao cho nước sôi đúng lúc trời đất giao thoa để lấy may trong năm mới.

Cúng giao thừa ở nhà xong, người ta kéo nhau đi lễ các đình, chùa, miếu, điện để cầu phúc, cầu may, để xin Phật, Thần phù hộ độ trì cho bản thân và gia đình. Sau đó mọi người hái trước cửa đình, cửa đền một cành cây gọi là lộc mang về cắm trước bàn thờ cho đến khi tàn khô. Có nhiều người lại xin lộc bằng cách đốt một nắm nhang, đứng khấn vái trước bàn thờ rồi mang nhang đó về cắm vào bình nhang bàn thờ nhà mình với mong muốn Phật, Thánh phù hộ cho được phát đạt quanh năm.

Khi đi lễ, người ta kén giờ và hướng xuất hành, đi đúng hướng đúng giờ để gặp may mắn quanh năm.

XÔNG NHÀ (HAY XÔNG ĐẤT)
Nhiều người Việt cho rằng người đầu tiên bước vào nhà mình sẽ đem đến vận hên, xui cho gia đình suốt cả năm. Vì thế, cứ ngày mùng Một đầu năm là chủ nhà nhờ người có vận may xông nhà dùm. Đó là người làm ăn phát đạt trong năm, gia đình sung túc, hạnh phúc, hợp tuổi gia chủ. Nếu không tìm ra người, đôi khi chủ nhà tự xông nhà cho chính họ. Khách đi xông nhà thường ăn mặc chỉnh tề, bước vào cửa chính gian nhà, rồi rảo một lượt quanh nhà xuống tận bếp, cốt để mang vận may vào từng góc nhà.

CHÚC TẾT ÔNG BÀ
Trong gia đình người Việt, người cao tuổi được kính trọng hơn hết, nên sáng sớm mùng Một Tết là lúc con cháu trong gia tộc tỏ lòng hiếu thảo qua việc chúc thọ ông bà, cha mẹ bằng lời hay bằng phong bao màu đỏ với một số tiền kha khá để biếu các cụ. Người ta quan niệm rằng cứ mỗi độ xuân về là mọi người đều thêm một tuổi, bất kể sanh nhằm ngày nào trong năm.

LÌ XÌ
Chữ “lì xì” được phiên âm từ tiếng Quảng Đông sang tiếng Việt, nguyên là chữ “lợi thị” (tiền bạc, lợi lộc) trong Hán tự. Để mừng tuổi cho trẻ nhỏ, những người lớn trong gia đình, họ hàng, bạn bè của cha mẹ tặng các em những món tiền nho nhỏ (lì xì) và chúc các em chóng lớn, học hành đỗ đạt... Những món tiền này được cho vào phong bao màu đỏ trơn hoặc có hoa văn vàng. Cũng như màu hồng thắm, màu đỏ hoặc các màu có sắc đỏ được tin là tượng trưng cho sự may mắn. Sau khi nhận những lời chúc thọ, các vị cao niên trong gia đình lì xì tất cả con cháu bất kể tuổi tác với những món tiền nho nhỏ, vừa bạc lẻ vừa tiền chẵn, ngụ ý chúc con cháu làm ăn phát đạt, tiền bạc sinh sôi nảy nở trong năm mới.

THĂM VIẾNG, CHÚC TẾT
Sau khi xông nhà xong, chủ nhà bắt đầu tiếp đón bạn bè, thân quyến đến thăm, và cũng đi thăm trả lễ. Thông thường, mùng Một được dành để chúc thọ các bậc trưởng thượng trong gia tộc, thăm hỏi họ hàng. Mùng Hai được dành để các trò đến viếng và tạ ơn thầy cô giáo đã tận tình dạy dỗ mình trong năm qua, nêu cao truyền thống “tôn sư trọng đạo” của học sinh Việt Nam. Mùng Ba là ngày thăm hỏi, vui chơi với bè bạn.



CHƯNG HOA, TRÁI CÂY NGÀY TẾT
Hoa là món trang trí không thể thiếu trong mỗi dịp Tết cổ truyền. Ở miền Bắc, hoa đào nở rộ mỗi dịp xuân về. Ở miền Nam, hoa mai cũng đua sắc. Vì thế, mai và đào là hai loại hoa đặc trưng cho ngày Tết.

Nhiều gia đình tin rằng những cành mai, đào nở rộ tươi tốt vào sáng mùng Một Tết sẽ đem lại sự thịnh vượng cho cả năm. Cũng vì thế cứ mỗi khi Tết đến, hoa đào hoa mai lại tăng giá vùn vụt, không phải nhà nào cũng mua được. Do đó ngày nay người ta chưng Tết bằng nhiều loại hoa, kiểng khác như cây quýt ở miền Bắc, cây tắc ở miền Nam cùng đủ loại hoa xuân khác.

Ngày Tết, trái cây được chưng bày ở tất cả các trang thờ trong nhà, nhất là ở bàn thờ ông bà, tổ tiên. Ở miền Bắc, mâm hoa quả thường có một nải chuối xanh, quýt vàng, quả bưởi thơm, cam, quả Phật thủ... Còn mâm ngũ quả ở miền Nam phải có đủ ít nhất năm loại trái cây mang ý nghĩa: cầu (mãng cầu), vừa (trái dừa), đủ (đu đủ xanh), xài (trái xoài) cùng với trái thơm (thơm tho), trái sung (sung túc), trái dưa hấu đỏ...

MÚA LÂN
Sáng sớm ngày mùng Một Tết, hễ nơi nào có tiếng trống “tùng dinh cắc tùng dinh” là mọi người từ cụ già đến em bé đều đổ ra xem. Đoàn múa lân rất nhộn nhịp và đủ màu sắc, trông thật vui mắt. Đi đầu là ông địa, đeo mặt nạ, bụng tròn, phe phẩy chiếc quạt. Theo sau là mấy con lân, mỗi con do hai người múa, một người cầm đầu lân, người kia đỡ chiếc đuôi vải sặc sỡ. Hai người phối hợp nhịp nhàng, đưa con lân đi những bước khỏe mạnh, hùng dũng theo điệu trống.

Những đoàn múa Lân-Sư-Rồng này được các gia chủ khá giả (phần lớn là người Việt gốc Hoa) đặt thuê từ trước Tết nhằm mang lại may mắn cho cả năm mới. Gia chủ thường treo tiền thưởng trên ngọn những cây cột thật cao dựng trước cửa nhà. Hễ con lân nào leo lên tới nơi lấy được, số tiền thưởng đó sẽ thuộc về đội lân đó.

MỘT SỐ ĐIỀU KIÊNG KỴ
Vì cho là các hành vi trong những ngày đầu năm có thể đem lại vận hên, xui cho cả năm nên người Việt hết sức thận trọng với lời ăn tiếng nói và các hành động vào ba ngày đầu năm. Có một số việc nên tránh, chẳng hạn: quét rác ra khỏi nhà vì bị xem là quét tiền ra cửa, biếu tặng các vật “cấm” như thuốc men hay dao nhọn vì bị xem là dấu hiệu của bệnh tật và xung khắc; nói các lời nặng nề, thô tục; khóc lóc, than thở; đập vỡ chén đĩa hay gương soi vì bị xem là dấu hiệu của sự đổ vỡ trong gia đình; mặc quần áo trắng hay đen vì bị xem là màu tang tóc... Vài việc kiêng cữ nêu trên đã đơn giản hóa theo thời gian nhưng phần lớn vẫn được người Việt tin tưởng đến ngày nay.

Ngoài ra, tùy theo mỗi vùng, miền, người dân Việt còn có rất nhiều tục, lệ, lễ, hội trong dịp Tết cổ truyền của dân tộc.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Về Menu


hoÃƒÆ Thần tài lưu ý khi đặt tên cho con gái vận hoả mÃÆo bắt Sao VĂn khÚC chỉ ÐÐеÑÑ Vi tướng số qua chỉ tay cung song ngư chính lượng châu đồi dムGiác 排盤 メ ス Tóc Bênh Dọn phóng Sao Bach Ho nhan duyen sinh khac trÃnh những điều cấm kỵ trong tháng 7 âm da càn Liễu Hỏi triết Từ 济å3 táºn quÃ Æ XEM GIỜ bẠMÃy thắp hương đúng cách báºu LÃ Æ sôpha mùng nÃÆ bạch dương sư tử nhân mã