Vào ngày 13 tháng 9 âm lịch có diễn ra một số lễ hội tiêu biểu như sau: Hội Chùa Keo, Hội Chùa Cổ Lễ, Hội Chùa Keo Hành Thiện.

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói

Lễ hội tiêu biểu diễn ra trong ngày 13 tháng 9 âm lịch - Hội Chùa Keo

Lễ hội tiêu biểu diễn ra trong ngày 13 tháng 9 âm lịch - Hội Chùa Keo

1.Hội Chùa Keo

Thời gian: tổ chức vào ngày 13 tới ngày 15 tháng 9 âm lịch.

Địa điểm: xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình.

Đối tượng suy tôn: nhằm suy tôn đức Phật, thiền Sư Không Lộ - là người rất giỏi Phật Pháp, giỏi cả pháp thuật, có công chữa bệnh cho vua Lý.

Nội dung: Ngày 13, mở đầu là cuộc rước kiệu kỷ niệm 100 ngày tịch của thiền sư Không Lộ. Chiều có các cuộc đua trải. Tối có cuộc thi kèn và trống. Sáng 14, kỷ niệm ngày sinh của sư Không Lộ. Sau lễ dâng hương đến đám rước gồm có đôi ngựa hồng, ngựa bạch có đủ yên cương và 4 bánh do người kéo. Tiếp đến là 8 lá cờ thần, 42 người vác bát bửu lỗ bộ... Chiều 14, tại toà Giá Roi diễn ra nghi lễ chầu thánh mang tính nghệ thuật , đó là điệu múa cổ còn gọi là "múa ếch vồ".

Ngày 15, mọi nghi lễ diễn ra như ngày 14 nhưng có thêm một số trò diễn sau khi rước kiệu hoàn cung.

Hội chùa Keo diễn ra đông vui tấp nập suốt 3 ngày, 3 đêm bằng nghi lễ tôn giáo và một số tập tục cổ truyền để tưởng nhớ vị thiền sư đã có công với nước và qua hình thức biểu diễn nghệ thuật dân gian đã phản ánh được lối sống của vùng dân cư ven sông mang màu sắc văn hoá nông nghiệp của đồng bằng Bắc Bộ.

2. Hội Chùa Cổ Lễ:

Thời gian: tổ chức từ ngày 13 tới ngày 16 tháng 9 âm lịch.

Địa điểm: thị trấn Cổ Lễ, huyện Trực Ninh, Tỉnh Nam Định.

Đối tượng suy tôn: Nhằm suy tôn Thiền Sư, pháp sư Nguyễn Minh Không, tổ sư nghề đúc đồng.

Nội dung: hằng năm từ ngày 13-16/09 (âm lịch) lễ hội chùa Cổ Lễ được khai hội, thu hút hàng vạn du khách thập phương tới lễ và tham gia hội tại đây, trong phần lễ có rất nhiều nghi thức văn hóa cổ truyền như rước Phật, múa rối chầu Thánh tổ… , phần hội có nhiều trò chơi dân gian như đánh cờ tướng, tổ tôm điếm,cờ người, leo cầu ngô, bơi,thi đấu các môn thể thao. Điều đặc biệt là cuộc thi bơi chải truyền thống làng Cổ Lễ của 5 cửa họ : Dương Nhất, Dương Nhì, Lê, Phan, Nguyễn. 5 cửa họ này có 4 chải, trong mỗi ngày, mỗi cửa họ sẽ bốc thăm chọn 1 chải và bắt đầu thi đấu trên dòng sông chạy dọc địa phận cổ lễ, và quay vòng 4 lượt với tổng chiều dài xấp xỉ 8km. Sau 4 ngày tranh tài sẽ chọn ra cửa họ về nhất hội. Trong các ngày thi đấu bơi chải dọc hai bên bờ sông kéo dài gần 2km tập chung rất đông các Phật tử cũng như người dân tham gia. Có thể nói đây cũng là phần hội thu hút được đông đảo tầng lớp nhân dân tham gia nhất và tạo nên nét đặc trưng của phần hội hằng năm của chùa Cổ Lễ.

3. Hội Chùa Keo Hành Thiện:

Thời gian: tổ chức từ ngày 13 tới ngày 15 tháng 9 âm lịch.

Địa điểm: làng Hành Thiện, xã Xuân Hồng, huyện Xuân trường, tỉnh Nam Định.

Đối tượng suy tôn: nhằm suy tôn đức Phật và thiền sư Không Lộ - là người giỏi chữa bệnh và giỏi thơ văn, ông tổ nghề đúc đồng, nhà kiến trúc tài giỏi có công phò tá vua giúp nước.

Nội dung: Hàng năm, tại chùa có hai lần mở hội. Đó là Hội xuân vào dịp tết Nguyên Đán và hội tháng 9 mở vào ngày 13,14,15 để kỷ niệm ngày sinh của thánh tổ Không Lộ.

Hội xuân gồm các trò chơi bắt vịt, thi ném pháo, thi nấu cơm và các hình thức văn nghệ dân gian khác. Hội tháng chín được tổ chức trọng thể, ngoài những nghi thức lễ tiết mang tính tôn giáo, hội tháng chín còn là nơi hội tụ của những sinh hoạt văn hoá tinh thần của cư dân nông nghiệp. Chính vì vậy, vào ngày hội nhân dân không những trong vùng mà cả trong Nam ngoài Bắc đều nô nức kéo nhau về tụ hội: Dù cho cha đánh mẹ treo Em không bỏ hội chùa keo hôm rằm. Đặt biệt là ở đây thường tổ chức từ ngày 10 tháng 9 đến hết hội.

Hình ảnh các chàng trai đóng khố, mặc áo nẹp ngắn, không tay, đầu chít khăn đồng màu khoẻ mạnh, trên hàng chục chiếc chải lao vun vút, giữa dòng sông trong tiếng dồn dập, tiếng reo hò cổ vũ của hàng vạn người, đã ghi in  trong tâm hồn những người dự hội Keo.

Ngoài việc thờ Phật, chùa còn thờ Dương Không Lộ, một nhà thơ thời Lý - Trần, một nhà thơ có học vấn sâu sắc về Phật học, là biểu tượng của con người sáng tạo văn hoá. Sau những lễ nghi trang trọng, tiết mục chèo tải được mọi người đón nhận nồng nhiệt nhất.

Độc đáo nhất trong lễ hội là môn đua thuyền trải: có 15 xóm trong làng tham gia đua thuyền hay gọi là bơi trải, có tất cả 10 người trên thuyền trong đó có 1 người lái thuyền. Bơi trải ở Chùa Keo Hành Thiện Nam Định khác với các nơi khác, họ không ngồi bơi mà 10 người đểu đứng để chèo. Bắt đầu xuất ở trong sông con là sông làng khoảng 5-6km rồi bắt đầu ra đến sông Ninh Cơ nhánh của sông Hồng, bơi 3.5 Vòng sông rồi quay về bắt Têu trong sông con nếu đội nào về đầu thì sẽ dành giải nhất. Trung bình mỗi cuộc thi bơi trải diễn ra từ 3.5 - 4 h đồng hồ). Đây là môn thi đấu cổ truyền rất tuyệt vời đáng được ghi nhớ cũng như lưu trong sử sách của Dân tộc ta.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Về Menu

Hội Chùa Keo Hội Chùa Cổ Lễ Hội Chùa Keo Hành Thiện các lễ hội tháng 9


có Tính ý nghĩa sao lã æ ç3 là Tâm Linh Cụ MÃo nạp Âm PHONG THUY chÒ Результатыпоиска Lệ Tài Họa Hoá Sư tử Lộc Tồn Dua tuổi Mão cung Bạch Dương Chọn tên phù mãæy sao Vũ Khúc mãƒy MỘ tứ Tìm trán Chiêm thái cực nhà ç¼æä¹ä¹ç¼åç¼åç½ mo linh vật cát tường phong thủy tuổi sao phong cáo Bảng mÃng lòng thờ Phật rÃng Già Từ vi Từ Thá Những РнРекÑ