Đền thờ vua Hùng còn được gọi với tên khác là Đền Hùng vương hay Đền Hùng, trước đây còn có tên Đền Quốc tổ Hùng Vương, đây là ngôi đền vua hùng lâu đời
Đền Thờ Vua Hùng - Thành Phố Hồ Chí Minh

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói

Để tưởng nhớ công lao to lớn của các Vua Hùng đã có công dựng nước và giữ nước, nhân dân ta đã đã lập ra đền thờ Vua Hùng không chỉ ở miền Bắc mà cả trong nam. Nếu như ngoài bắc nổi tiếng với Đền Hùng – Phú Thọ thì trong Nam Đền thờ Vua Hùng hiện tọa lạc tại số 2, đường Nguyễn Bỉnh Khiêm, phường Bến Nghé, quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh cũng là một những ngôi đền thờ Vua Hùng lâu đời nhất của nước ta.

Đền thờ vua Hùng còn được gọi với tên khác là Đền Hùng vương hay Đền Hùng, trước đây còn có tên Đền Quốc tổ Hùng Vương. Đây là một trong những nơi thờ vua Hùng Vương lâu đời tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Lịch Sử: Năm 1926, nhà cầm quyền Pháp cho xây dựng cạnh cổng chính trong khu vực Thảo Cầm Viên Sài Gòn, đối diện với Viện Bảo tàng Blanchard de la Bross (nay là Bảo tàng Lịch sử Việt Nam – Thành phố Hồ Chí Minh), một ngôi đền mang tên Đền Kỷ niệm (Temple de Souvenir), để tưởng niệm những người Việt tử trận vì đi lính cho Pháp trong Thế chiến thứ nhất.

Sau năm 1954, đền được đổi tên là Đền Quốc Tổ Hùng Vương, và thờ thêm một số nhân vật lịch sử khác, như: Lê Văn Duyệt, Trần Hưng Đạo… Năm 1975, đền đổi tên là Đền Hùng Vương, và giao cho Bảo tàng lịch sử Việt Nam – Thành phố Hồ Chí Minh quản lý cho đến nay.

Kiến Trúc: Đền Thờ Vua Hùng (Thành phố Hồ Chí Minh) có lối kiến trúc gần giống như các đền ở Huế, với bộ mái chồng diêm, thêm một hàng hiên phía trước, tại thành ba tầng mái cong. Các họa tiết trang trí có hình rồng và phượng theo thể cung đình. Các bậc đá lên xuống các cửa, hai bên đều có đôi rồng chầu.

Trong đền, trên các bao lơn xung quanh, có chạm khắc các hình: hạc, lân, qui, phượng, tô đắp tinh xảo và sơn màu đỏ như son. Các lỗ thông gió xung quanh cũng được chạm khắc. Đền được chống đỡ bằng 12 cây gỗ mật màu đen bóng, đường kính khoảng 50 phân, tượng trưng cho thập nhị chi: tý, sửu, dần, mẹo… Tất cả đều theo phong cách nghệ thuật thời nhà Nguyễn, tổng thể tòa nhà phảng phất Minh lâu ở Hiếu lăng.

Ở trung tâm chánh điện đặt ngai thờ vua Hùng. Ngoài ra, nơi đây còn có bài vị thờ tổ tiên, bách tính, lương thần và danh tướng. Trước bàn thờ có bộ vũ khí bát bửu, chiêng trống. Xung quanh đền có các hộp hình, tranh ảnh giới thiệu khái quát thời đại nguyên thủy và thời đại các vua Hùng về nhiều mặt, như: trồng trọt, săn bắn, đánh cá và các nghề như: đúc đồng, dệt vải, sản xuất gốm, chế tạo các loại vũ khí…

Mùng 10 tháng 3 âm lịch hàng năm, nơi đây đều có tổ chức lễ giỗ trọng thể, để ghi nhớ công ơn dựng nước Việt của các vua Hùng. Lễ gồm 2 phần: lễ dâng hương và lễ hội. Ðền chỉ đóng cửa ngày thứ hai, các ngày còn lại trong tuần đều mở cửa.

tượng voi
Tượng voi đồng lớn nhất Việt Nam bên phải đền Hùng (TP. Hồ Chí Minh)

Bên phải Đền Thờ Vua Hùng (Thành phố Hồ Chí Minh), có đặt một tượng voi đồng lớn nhất Việt Nam. Voi nặng hơn ba tấn, cách tạo hình và nét chạm khắc rất mỹ thuật, tiêu biểu cho nền thủ công tinh xảo của vương quốc Thái Lan. Voi được đặt trên bệ làm bằng xi măng hình khối chữ nhật. Bốn mặt bệ, có gắn bốn biển đồng lớn cũng hình chữ nhật. Cả bốn biển đều có khắc dòng chữ lưu niệm giống như nhau, bằng bốn thứ tiếng: Việt, Thái, Anh, Pháp.

Hàng ngày, vẫn có hàng trăm lượt người dân và du khách đến đây thành kính thắp hương tưởng nhớ, tri ân công đức các bậc tiền nhân.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Về Menu


Æ ト黛サ冂 史克威尔艾尼克斯中国 Р济å Bói とらばーゆ 女性の求人7 テÎï½½ Ngũ Hành Chế Hóa danh Ý Giật mắt trái lễ hằng thuận Sập nhận biết các quân cờ tướng Đà bÃch Результаты chịu bánh trôi bánh chay phong thủy khi mua nhà chung cư tu vi Sắc màu tình yêu dễ thương của khởi Các ý nghĩa sao hóa quyền результатыпоиска nguyên tắc tứ tượng chọn chỗ ngồi ト黛 lão tử răn dạy ç10 ト雪サ tướng pháp phụ nữ phần 1 máºng tu vi Xem bói tuổi kết hôn thế nào cho khách diếu tử vi thấy شبكة الشيعة العالمية GiÒ bói chuyện vui bản đón lợi tránh hại tên dóng MỘ テÎ