Chùa Nhất Trụ có kiến trúc độc đáo, trong chùa có cột kinh phật như hiện vật độc bản có ý nghĩa lịch sử văn hóa to lớn với đất nước Việt Nam
Chùa Nhất Trụ - Ninh Bình

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói

Chùa Nhất Trụ có kiến trúc độc đáo, trong chùa có cột kinh phật như hiện vật độc bản có ý nghĩa lịch sử văn hóa to lớn, đây còn là tài liệu nghiên cứu khảo cổ quan trọng xứng đáng là bảo vật quốc gia để bảo tồn và phát huy hết giá trị. Chùa Nhất Trụ nằm ở Khu di tích cố đô Hoa Lư,huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình. Chùa do Sư thầy Thích Đàm An trụ trì.

Chùa Nhất Trụ hay thường gọi là Chùa Một Cột là ngôi chùa cổ từ thế kỷ X thuộc vùng bảo vệ đặc biệt của khu di tích Cố đô Hoa Lư (Ninh Bình). Trong chùa còn giữ nhiều cổ vật gắn với lịch sử hình thành kinh đô Hoa Lư, nổi bật nhất là cây cột kinh bằng đá trước sân chùa, nó đang được các nhà nghiên cứu lập hồ sơ đề nghị UNESCO công nhận là di sản tư liệu thế giới.

Chùa tọa lạc trên khoảng đất rộng hơn 3000m2. Chùa được xây dựng năm 995, vua Lê Đại Hành đã cho dựng cột kinh (trụ đá) để khắc kinh dâng nhà Phật và xây dựng theo kiểu chữ Đinh, hướng chính Tây, gồm có cột kinh, chính điện, nhà tổ, phòng khách, nhà ăn, tháp… Chùa có tên Nhất Trụ vì trước chùa có cột đá cao hơn 4m, tiết diện hình bát giác.

Trên tám mặt của thân bát giác có khắc đầy chữ hán, ước khoảng 2.500 chữ, nhiều chữ đã bị mờ khiến cho văn tự không đọc được nguyên vẹn, số chữ có thể đọc được hoặc nhận dạng là 1.200 chữ. Do ảnh hưởng của thời tiết, môi trường tác động mà hiện tại số lượng chữ có thể đọc được là rất hạn chế. Trên thân cột ngoài 3 phần chữ khắc gồm có Lạc khoản, Kệ, Kinh còn có các chữ “Đệ tử Thăng Bình Hoàng đế tả đạo” (“Hoàng đế Thăng Bình” tức vua Lê Hoàn).

Chùa Nhất Trụ nằm ở vị trí trung tâm, là di tích quan trọng nhất, là nơi tu hành và họp bàn việc nước của các nhà sư thế kỉ X như Pháp Thuận, Khuông Việt và Vạn Hạnh. Trải qua các thời kì lịch sử của dân tộc, trước thử thách của gió bão, bom đạn chiến tranh, trụ đá vẫn còn đứng vững với thời gian.

Thạch kinh trong chùa Nhất Trụ là một minh chứng sinh động cho nền nghệ thuật điêu khắc đá Việt Nam. Năm 973, Nam Việt Vương Đinh Liễn, con trai vua Đinh Tiên Hoàng đã cho dựng ở Hoa Lư 100 cột kinh Phật bằng đá, khắc kinh Đà la ni. Kinh tràng Hoa Lư là biểu tượng của Pháp trong Tam Bảo nhà Phật (gồm: Phật, Pháp, Tăng). Sau nhà Đinh, vua Lê Hoàn cho dựng thạch kinh ở chùa Nhất Trụ. Từ đây về sau nhân dân Việt Nam có truyền thống dựng Thạch Kinh trước điện thờ Phật.

Cột kinh Phật được làm bằng đá, cao 4,16m, nặng 4,5 tấn
Cột kinh Phật được làm bằng đá, cao 4,16m, nặng 4,5 tấn

Qua nhiều lần trùng tu, đến nay chùa Nhất Trụ có một không gian nghệ thuật độc đáo mang lối kiến trúc riêng Về kiến trúc gỗ, chùa Nhất Trụ mang phong cách, dáng dấp thời Nguyễn, nhất là nghệ thuật chạm khắc gỗ.

Trong chùa thờ Mẫu, Thánh Hiền, Đức Ông, và 3 pho tượng Tam Thế, tượng A Di Đà…

Hàng năm, vào ngày 15 tháng Giêng, tại chùa thường diễn ra lễ khao tống thuyền rồng, đây là lễ cúng Phật cầu nguyện cho quốc thái dân an. Ngày 8/4 (âm lịch) có lễ lập hạ tại chùa, cầu thời tiết thuận hoà, mùa màng tốt tươi.

Chùa Nhất Trụ không chỉ là nơi sinh hoạt văn hoá, tinh thần, tham quan tín ngưỡng của du khách thập phương mà còn là bộ phận không thể tách rời trong cụm di tích Cố đô Hoa Lư. Với những giá trị trường tồn, chùa đã được công nhận là di tích cấp Nhà nước. Đây là cơ sở pháp lí nhằm bảo vệ và phát huy giá trị của di tích. Cầu Danh hãy đễn với chùa Nhất Trụ!


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Về Menu


vận số người tuổi Thân theo tháng sinh phương pháp giải hạn tướng lông mày đẹp ト黛冂 Ð Ð ÐµÑ Ñ quã Đón thanh long Đẩu 排盤 礼意久久礼品礼品网 セキュリティチェックが必要です định lượng bỏ Lâm khó Bạch Dương Gậy cuối sắp xếp bàn làm việc cung phu thê bản Phòng ngủ ÐнÐÐµÐºÑ Результатыпоиска ă テΠthứ không nên đặt lên ban Phật 膽谩 điều không làm trong tháng cô hồn ÐеÐуÐÑŒÑÐÑÑ Tình tứ bộ bàn ăn phòng bếp bÃn Mơ thấy ma Результаты 史克威尔艾尼克斯 angela sao vu khuc テΠト黛 شبكة الشيعة العالمية bí quyết sống vui cho cung hoàng đạo ÐÐеÑÑ Sao Hóa lộc nhẠgiải ä强çŸä¹Ž tướng đàn ông gò má cao cách trồng cây cọ nhật Cáť