Chùa Minh Khánh là một trong những kiến trúc cổ đẹp nhất Hải Dương. Nơi đây gắn liền với tên tuổi một vị vua anh minh Trần Nhân Tông nhà tu hành đắc đạo
Chùa Minh Khánh - Hải Dương

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói

Nằm ở trung tâm thị trấn Thanh Hà, Chùa Minh Khánh là một trong những kiến trúc cổ đẹp nhất Hải Dương. Chùa Minh Khánh gắn liền với tên tuổi một vị vua anh minh Trần Nhân Tông nhà tu hành đắc đạo, là vị sơ tổ đầu tiên của thiền phái Trúc Lâm Việt Nam (Trúc lâm tam tổ). Bảo vật quý nhất của chùa là chín hạt xá lợi, tương truyền là xá lợi của chính đức Phật hoàng.

Lịch Sử Chùa Minh Khánh

Chùa Minh Khánh còn có tên khác là chùa Hương Đại, theo tên gọi làng do vua Trần Nhân Tông đặt. Ngôi chùa được xây dựng vào thời Lý và được trùng tu tôn tạo nhiều lần vào các thế kỷ sau. Trong kháng chiến chống quân Nguyên Mông lần thứ II, vua Trần Nhân Tông đã lấy đất này làm nơi dựng căn cứ.

Ngôi chùa là nơi vua ngự. Dấu tích còn in trong những tên gọi như: Xóm gạo (nơi giã gạo cho vua và quân sĩ), xóm Kỳ (nơi chuyên may cờ), xóm Ngự Dội (nơi vua tắm), xóm Chiêng (nơi quân nhạc đóng), đống Quan Cư (nơi vua quan họp bàn), đống Tràng Bắn (nơi tập bắn của quân sĩ)…

Trong thời gian ở đây, ngài đã được nhân dân trong làng hết lòng giúp đỡ. Cảm động về thịnh tình, ông đã đặt tên cho làng là Hương Đại (túi thơm). Cũng tại chùa Minh Khánh, trước khi xuất quân, đức vua lập đàn tế Phật, tế trời đất rồi cắt máu ăn thề với quyết tâm tiêu diệt giặc Nguyên Mông.

Hiện trước tiền đường còn có một tháp nhỏ gọi là Lưu huyết thư tháp ghi dấu sự kiện này. Trong chùa còn 13 đạo sắc phong từ thời Lê, 16 tấm bia đá cổ. Với những giá trị đó, từ năm 1925, chùa đã được Toàn quyền Đông Dương ký quyết định xếp hạng di tích cùng 4 ngôi chùa khác của tỉnh Hải Dương cũ.

Kiến Trúc Chùa Minh Khánh

Chùa Minh Khánh có quy mô to lớn, gồm tam quan ba tầng, mái chồng diêm, tiền đường, tam bảo, điện Phật, nhà tổ, giải vũ, nhà tăng, nhà khách… tất cả là 84 gian trên mặt bằng 14 ngàn mét vuông. Phía sau còn có hai dãy hành lang nối thẳng vào điện thờ Phật. Ngoài ra còn là các kiến trúc khác như nhà tăng, nhà khách, vườn hoa.

Đặc biệt hiện trong chùa Minh Khánh còn cất giữ 9 hạt màu đen, có lỗ xỏ, tương truyền là xá lị của Phật hoàng Trần Nhân Tông.

9 viên xá lị Phật hoàng Trần Nhân Tông
9 viên xá lị Phật hoàng Trần Nhân Tông

Bên cạnh kiến trúc quy mô, đẹp đẽ, xưa kia chùa Minh Khánh nổi tiếng khắp vùng bởi lễ hội hằng năm được tổ chức công phu và đặc sắc. Hội chùa Minh Khánh bắt nguồn từ kỷ niệm ngày mất của vua Trần Nhân Tông vào mùng Một tháng 11 Âm lịch. Hội chính thức bắt đầu vào ngày 30/10, kết thúc vào chiều 1/11, nhưng trước đó cả tuần, mấy xã xung quanh chùa đều nô nức chuẩn bị.

Chùa Minh Khánh không những là một danh thắng kỳ thú còn là chốn linh thiêng để các phật tử hành hương chiêm bái. Với những giá trị lịch sử văn hóa được bảo tồn, năm 1990 Chùa Minh Khánh được công nhận là di tích lịch sử – văn hóa cấp Quốc gia.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Về Menu


bầu kiên tướng ngũ đoản Lý Số đặt tên hướng nhà bếp theo phong thủy phong tục ngày tết quý tướng ngũ đoản cây trúc nhật có ý nghĩa gì đàn ông hào phóng tết cơm mới Hội Am Chúa tiền của tet 2014 tiết khí đặt tên cho con theo phong thủy năm 2014 đàn ông sinh năm 1990 Đá tướng hại người kình dương lấy vợ tuổi nào phụ nữ khắc chồng ất dậu Giường bã² xem tướng người giàu có Sự tích Vu Lan báo hiếu Thái Đình Nguyên Nhà xương băng tinh bói coi tuổi mạng và năm sinh ram thang 7 Ãm gặp Nhân Mã da LỘC sao địa không trong lá số tử vi Phong thủy hướng cửa chính của căn hộ xem vận mệnh tuổi bính dần tu vi Tuổi Kỵ Kết hôn tuổi Nhâm Thân phong thủy đặt giếng nước sao địa võng trong lá số tử vi tử vi người sinh ngày Bính Dần Tâm Linh tập tục trong tết đoan ngọ Đoán tính cách và khả năng xem bói móng tay tình yêu bạch dương nam chuyện tình cảm trong tháng 11