Chùa Giác Lương là một trong những ngôi chùa cổ được xây dựng khá sớm ở vùng Thuận Hoá, dưới thời Lê, đánh dấu một giai đoạn phát triển rực rỡ về văn hoá
Chùa Giác Lương - Huế

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói

Về thăm làng rèn Hiền Lương, không thể không đến thăm chùa Giác Lương – một ngôi chùa được xếp hàng cấp quốc gia sớm nhất trong hệ thống chùa ở Thừa Thiên Huế. Chùa Giác Lương có tên gọi khác là chùa Hiền Lương, chùa nằm cách thành phố Huế 21km về phía Tây Bắc, gần cầu An Lỗ (làng Hiền Lương, xã Phong Hiền, huyện Phong Điền, Thừa Thiên Huế). Chùa thuộc hệ phái Bắc tông.

Chùa do bà Hoàng Thị Phiếu vận động thành lập vào đầu đời Lê Trung hưng ở Cầu Bệ. Sau dân làng dời chùa đến xóm Phước Tự. Chùa được trùng tu vào những năm 1806, 1924, 1969, 1987… Chùa còn giữ nhiều pho tượng cổ thời Hậu Lê. Đại hồng chung ở chùa đúc năm 1819 có khắc tên một số nghệ nhân về nghề rèn và cơ khí như ông Hoàng Văn Lịch, Trần Văn Đắc, Dương Phước Thiệu, Trương Quang Sừng…, là niềm tự hào cho người dân làng xưa nay.

Chùa Giác Lương quay về hướng Nam, mặt bằng kiến trúc chùa là hình chữ nhật, chùa gồm hai gian và bốn chái, sân vườn chùa rộng, xung quanh có la thành bao bọc dài. Mặt trước của la thành xây 4 trụ, hai cột cao ở giữa, hai cột thấp hai bên.

Kiến trúc Tam Quan chùa Giác Lương rất đặc biệt, xây hai tầng với mái giả, quy mô đồ sộ, to lớn nhất trong các tam quan chùa ở Huế hiện nay. Nội thất chùa, từ bộ khung đến hệ thống liên ba, cửa bảng khoa đều trang trí, chạm nổi hình bát bửu, tứ linh, tứ thời, và các kiểu hoa văn tinh xảo.

Trong chùa bài trí 8 án thờ, trong đó 3 án thờ chính là án thờ Phật, án thờ thánh Quan Công và án thờ “Nhị thập tôn phái”. Trên các hàng cột đều có treo đối liễn xưa. Sau khi Văn chỉ làng Hiền Lương bị chiến tranh phá huỷ, dân làng đã rước ảnh đức Khổng Tử đến thờ ở gian tiền hữu. Chái sau khá rộng là nơi lưu giữ nhiều sắc phong và các tài liệu thư tịch cổ của chùa và của làng Hiền Lương. Ở chái trước, bên trái đặt giá treo chuông đồng, bên trên đặt giá treo trống, theo nguyên tắc “tả chung, hữu cổ”.

Hiện nay chùa còn lưu giữ quả chuông lớn, đúc năm 1819, thân chuông đúc tên những người thợ rèn tài ba, những quan lại và những người giàu có đã cúng tiền đúc chuông và trùng tu chùa. Trong khuôn viên chùa còn có các Miếu: Cao các thành hoàng, Đặc tấn phụ quốc thượng tướng quân Trần Quý Công và hai vị Dương Đại Lang. Chùa đã được Bộ Văn hóa công nhận là Di tích lịch sử – văn hóa quốc gia.

và xã hội của dân tộc Việt trên con đường mở đất, mở nước về phương Nam – xứ đàng Trong. Mặt khác, nó còn góp phần nghiên cứu những đặc điểm riêng biệt về kiến trúc, cách thức thờ tự của một ngôi chùa làng cuối thời Lê, đầu thời Nguyễn ở vùng bắc Trung bộ cũng như lịch sử hình thành phong cách kiến trúc chùa xứ Huế, trong dặm dài của nền kiến trúc Phật giáo Việt Nam.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Về Menu


cáºu Giờ gáºp ç3 và hoムcon giáp hợp nhau tháp Thực bố trí gầm cầu thang theo phong thủy khムnhược điểm của cung Sư Tử Dần văn đón ç¼æä¹ä¹ç¼å Tinh duyên Đạt Cung song tử Thắng tương ÄÊM mệnh cách mắt Giác chỉ ä ã³n khái Dọn vật cửa Dự chính trứng tăng Bồ Quá tháng cửu độc truyen bảo bình nam thiên yết nữ cách đặt cóc ba chân phong thủy mau tuổi Ngọ TUỔI XÔNG NHÀ vô chính diệu tử vi thần Thượng