Cách tính cụ thể trùng tang liên táng dựa vào tuổi và ngày giờ mất của người quá cố để xác định có phạm vào trùng tang không và là trùng tang loại nào

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói

Dân gian Á Đông xưa rất quan tâm đến nghi thức an táng cho người vừa mới mất. Người xưa cho rằng người ruột thịt vừa mất có ảnh hưởng tốt, xấu tới những người thân cùng huyết thống đang sống. Do vậy, họ có nhiều nghi thức tế lễ, an táng cho người mới ra đi vào cõi vĩnh hằng. Một trong những nghi lễ quan trọng hàng đầu đó là tính xem tuổi, tháng, ngày, giờ của người mất có hợp với quy luật cuộc đời của “chính họ” hay không. Dựa vào tuổi của người mất và ngày, tháng, giờ mất của họ để tính xem: người đó có được “nhập mộ” hay gặp phải “thiên di”, “trùng tang”.

  • “Nhập mộ”: là người mất “ra đi” và được “nằm xuống” vĩnh viễn , không còn vương vấn trần ai. Thể hiện sự an lành, yên nghỉ. Chỉ cần một “nhập mộ” của tuổi hoặc tháng, ngày giờ là được coi là tốt.
  • “Thiên di”: là dấu hiệu ra đi do “trời định”, người mất lúc đó được trời đưa đi. Sự ra đi này nằm ngoài mong muốn của người mất, nhưng cũng là hợp với lẽ trời.
  • “Trùng tang”: là dấu hiệu ra đi không hợp số phận, không dứt khoát, có nhiều ảnh hưởng tới người ở lại. Theo quan niệm xưa, nếu gặp phải trùng tang mà không có “nhập mộ” nào thì cần phải mời người có kinh nghiệm làm lễ “trấn trùng tang”.

Cách tính trùng tang phổ biến như sau: 

- Dùng 12 cung địa chi trên bàn tay để tính. Nam khởi từ Dần tính theo chiều thuận, Nữ khởi từ Thân tính theo chiều nghịch. 

- Bắt đầu là 10 tuổi, cung tiếp theo là 20 tuổi, … tính đến tuổi chẵn của tuổi người mất. Sau đó cung tiếp theo là tuổi lẻ tính đến tuổi của người mất, gặp ở cung nào thì tính là cung tuổi. 

- Từ cung tuổi, tính cung tiếp theo là tháng 1, tính lần lượt đến tháng mất, gặp cung nào thì cung đó là cung tháng. 

- Từ cung tháng, tính cung tiếp theo là ngày 1, tính lần lượt đến ngày mất, gặp cung nào thì tính cung đó là cung ngày.

- Từ cung ngày, tính cung tiếp theo là giờ tý, tính lần lượt đến giờ mất, gặp cung nào thì tính cung đó là cung giờ.

Nếu các cung tuổi, tháng, ngày, giờ gặp các cung:

  • Dần - Thân - Tị - Hợi thì là gặp cung Trùng Tang
  • Tý - Ngọ - Mão - Dậu thì là gặp cung Thiên Di
  • Thìn - Tuất - Sửu - Mùi thì là gặp cung Nhập Mộ.

Chỉ cần gặp được một cung nhập mộ là coi như yên lành, không cần phải làm lẽ trấn trùng tang.

Ví dụ: Tính cho cụ ông mất giờ Tý, ngày 3, tháng 3 thọ 83 tuổi. 

  1. Cụ ông Khởi từ cung Dần tính chiều thuận: 10 tuổi ở Dần, 20 tuổi ở Mão, 30 tuổi ở Thìn… 80 tuổi ở Dậu, đến tuổi lẻ 81 ở Tuất, 82 ở Hợi, 83 ở Tí. Vậy cung tuổi là cung Tý là cung Thiên Di.
  2. Tính tiếp tháng 1 là Sửu, tháng 2 ở Dần, tháng 3 ở Mão, vậy cung tháng là Mão là cung Thiên Di. 
  3. Tính ngày mồng 1 là Thìn, ngày mồng 2 là Tị, mồng 3 là Ngọ, vậy cung ngày là Ngọ gặp Thiên Di.
  4. Tính tiếp cho giờ, giờ tý tại Mùi, vậy cung giờ là cung Mùi được cung nhập mộ.

Như vậy cụ ông có 3 cung thiên di, 1 cung nhập mộ. Vậy là hợp với lẽ trời và đất.

(lược dịch từ Thọ Mai gia lễ)


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Về Menu

trung tang


Hổ bài cúng cầu con Cung Sư Tử bài cúng cầu siêu cho thai nhi sao thiên riêu tại mệnh 济å9 Lệ lắp tu vi Xem bói tình yêu của 2 Cung Bạch mẹo Ma kết Xem tướng mặt lóng khổ nỗi Kình treo tranh phong thủy phòng ngủ sáºp Ngay tot khai truong cách xem nốt ruồi son Đại Dịch Thổ hợp với màu gì Đại Dịch Thổ hợp với tuổi gì Giác háºnh LUẬN BÀN Sao Bất Lợi Cho Hôn Nhân Tuổi Dần ứng với 12 cung hoàng đạo tướng người quý khí nói lên sÃng xem tử vi Phong thủy hướng cửa chính Yêu lưu ý phong thủy khi mua nhà tử vi của người sinh năm Canh Thân Chọn thay doi chinh minh cây chết món phong thủy phòng tắm mơ thấy có người trả nợ Thiền làm ăn tu van phong thuy bảo bình nữ sư tử nam Những điều cấm kỵ về phong thủy của bát tự vượng quan Vận mệnh của người sinh tháng 7 âm sao hóa khoa cách hóa giải xuyên tâm sát Vị cấn