PHONG THỦY LÀ GÌ? |
Phong Thuỷ là gì ? Trước hết ta hãy xem giải thích:
" Từ Hải" viết: "Phong Thuỷ, còn gọi là Kham D. Một loại mê tín ở nước Trung
Quốc cổ. Cho rằng hình thể, hướng gió, dòng chảy xung quanh nhà ở hoặc mồ mả, có
thể đem đơn hoạ, phúc cho người ở hoặc cho người chôn. Công chỉ cách xem nhà ở,
phần mộ "
"Từ Nguyên" viết: "Phong Thuỷ, chỉ địa thế, phương hướng đất nhà ở hoặc đất
phần mộ. Thời xa, mê tín căn cứ vào đó để xem lành giữ, tốt xấu và nhân sự"
Mới đây, Trường Ðại học Ðông Nam Trung Quốc xuất bản quyển "Nguồn gốc Phong
Thuỷ", giáo sư Phan Cốc Tây trong lời tựa viết: "Nội dung chính của Phong Thuỷ
là một loại học vấn mà người ta dùng để sử lý và chọn lựa hoàn cảnh ăn ở, cung
thất, chùa chiền, lăng mộ, thôn xóm, thành thử; lăng mộ thì gọi là âm trạch.
Phong Thuỷ và hoàn cảnh ăn ở, ảnh hưởng chủ yếu trên ba mặt: Một, sự lựa chọn
địa điểm, tức tìm một địa hình thỏa mãn cả hai mặt tâm lý và sinh lý; Hai, xử lý
về mặt hình thái trong cách bố trí, bao gồm lợi dụng và cải tạo hoàn cảnh thiên
nhiên, hướng nhà, vị trí, cao thấp to nhỏ, cửa ra vào, đường đi, nguồn cấp nước,
thoát nước..v.v.., Ba, trên cơ sở nói trên, thêm vào một dấu hiệu, nhằm thỏa mãn
nhu cầu tâm lý tránh cái dữ, lấy cái lành cho con người"
Học viện Dân tộc Trung Nguyên xuất bản cuốn "Tìm hiểu sự lành giữ trong
Phong Thuỷ nhà ở", tác giả trong "Lời nói đầu" viết: "Trong vốn kiến thức lâu
đời của Trung quốc, có một môn học gọi là Kham D, thông thường gọi là Phong
Thuỷ. Căn cứ vào kết quả nghiên cứu trong nhiều năm của tác giả, thì cái gọi là
Phong thuỷ, nói theo ngôn ngữ hiện đại là "khoa học và mối quan hệ gữa từ trường
trái đất và con người".Về nội dung, môn Phong thuỷ gồm hai phần, phần một là xem
xét hình thái của núi, phần hai là xem xét phương và lý khí.
Chiêm Ngân hâm trong "Tri thức Văn Sử" số tháng 3 năm 1988 viết: "Cái gọi là
Phong thuỷ, là tên thường gọi của thuật xem đất. Theo tập tục truyền thống của
Trung Quốc, mỗi khi xây cất điều phải xem địa hình có được Phong Thuỷ hay không,
sau đó mới chọn địa điểm thích hợp, tránh đất dữ".
Học gi Rosk Kowski khoa địa lí trường Ðại học NiuDi-Lân là một chuyên gia về nghiên cứu Phong Thuỷ, tác phẩm ông có "mối quan hệ Phong thuỷ giữa Văn hoá, thiên nhiên Triều Tiên", những năm gần đây nghiên cứu về Phong thuỷ Trung Quốc, trong bài đăng trên tạp chí "Nghiên cứu lịch sử khoa học tự nhiên" tháng 1 năm 1989, viết: "Phong Thuỷ là một hêj thống đánh giá cảnh quan nhằm tìm một địa điểm tốt lành cho công trình kiến trúc. Nó là nghệ thuật lựa chọn địa điểm và bố cục đía lý của Trung Quốc cổ đại, không thể căn cứ vào khái niệm của phương Tây mà nói một cách đơn giản rằng là mê tín hay khoa học...Phong thuỷ Trung Quốc được xây dựng trên ba cơ sở: (1)địa điểm nàycó lợi cho xây nhà hoặc xây phần mộ so với các địa điểm khác. (2) Ðịa điểm tốt lành chỉ có thể căn cứ vào những nguyên tắc Phong Thuỷ thông qua việc khảo sát địa điểm ấy mà lựa chọn. (3) Một khi đã có một địa điểm như thế, thì tổ tiên và con cháu sống hoặc mai táng ở địa đIểm ấy, sẽ được hưởng một sự tốt lành do địa điểm ấy mang lại".
Người nghiên cứu về Phong
Thuỷ, ở Trung Quốc cũng như ở nước ngoài rất ít. Các tài liệu đã dẫn ở trên có
thể đại diện cho các quan điểm chủ yếu ở Trung quốc và nước ngoài. Ðại để có ba
phái, người thì cho là mê tín, người thì bảo đó là học vấn, người thì nói đó là
hệ thống đánh giá cảnh quan.
Chúng tôi cho rằng, Phong Thuỷ là một hiện tượng văn hoá, một loại thuật số
chọn lành tránh dữ, một dân tộc lưu truyền rộng rãi, một loại học vấn về hoàn
cảnh và liên quan đến con người, một tổng hợp về lý luận và thực tiễn. Phong
Thuỷ có thể chia làm hai phần lớn: âm trạch và dương trạch. Dương trạch là nơi
người sống hoạt động, âm trạch là mộ huyệt của người chêt. Lí luận về phong Thuỷ
các trường phái hình thể và trường phái lí khí. Phái hình thể nặng về hình thể
sông núi mà luận lành dữ. Phái lí khí lại nặng về âm dương, quái lí để luận lành
dữ. hạt nhân của Phong Thuỷ là "sinh khí". Khái niệm của nó vô cùng phức tạp, đề
cập đến long mạch, minh đường, huyệt vị, dòng chảy, phương hướng v.v...
Nó có rất nhiều điều kiêng cữ, rất cẩn thận với thời gian, phương vị, địa điểm. Học thuyết về âm trạch mang đậm màu sắc mê tín, đầu độc dân chúng rất nặng. Lí luận về dương trạch và thực tiễn, có tính hợp lí nhất định, có thể biến hủ lậu thành thần kỳ. Việc nghiên cứu Phong Thuỷ ở giai đoạn đầu, cần phải đi sâu thêm.
Phong Thuỷ mà nguời ta thường gọi trên thực tế bao gồm hai ý. Có khi chỉ địa hình tốt, phong cảnh tốt. Khi đi chơi trên sông Ly, người ta thuờng buột miệng khen : "Phong thuỷ đẹp". Có khi, phong thuỷ là để chỉ thuật phong thuỷ, tức là lí luận và thực tiễn Phong Thuỷ. Ví dụ, người ta nói ông này ông nọ giỏi Phong Thuỷ, ông Mỗ nghiên cứu Phong Thuỷ, ông Mỗ kiếm cơm bằng Phong Thuỷ.
Nghiêm túc mà nói, Phong Thuỷ khác với thuật phong thuỷ. Phong Thuỷ tồn tại khách quan. Thuật phong thuỷ là hoạt động chủ quan đối với khách quan. Bản thể của Phong Thuỷ là thiên nhiên, bản thể của thuật phong thuỷ là con người.
Vì thói quen, mọi người đã nhập làm một Phong Thuỷ với thuật phong thuỷ, thì ta cũng không cần tách bạch ra. Có điều, chú ý xem người ta khi bàn về Phong "Thuỷ là nói khách quan hay chủ quan, để hiểu người ta nói theo nghĩa nào.
Phong Thuỷ là một thuật ngữ đã được xác định. Quách
Phác đời Tấn là người đầu tiên giải thích. Quách Phác trong "Táng kinh", viết:
"Táng(chôn) là đón sinh khí. Khi gặp phong (gió) tất tán, gặp nước ngăn lại tất
dữơng, vì vậy gọi là Phong Thuỷ. "Vậy đón là đón thế nào? Tụ như thế nào? Thế
nào là Phong Thế nào là Thuỷ?" Quách Phác không bàn tiếp.
Phong, là hiện tượng không khí chuyển động. Thuỷ, là dòng nước. Khí, tức là
nơi địa khí (khí đất). Sinh khí, tức là địa khí có sinh cư (sức sống). Ðón sinh
khí, là tìm kiếm hoặc lợi dụng địa khí có sinh cư (sức sống). Phong Thuỷ là môn
thuật số đón nhận sinh khí.
Phạm nghi Tân người đời
Thanh, chú giải "Táng kinh" của Quách Phác viết: "Không có nước thì gió đến mà
khí tán, có nước thì khí dưỡng mà không có gió, do vậy hai chữ Phong Thuỷ là
quan trọng nhất trong môn địa học, mà trong đó đất mà có nước là tốt nhất, Ðất
mà tàng phong (có gió ẩn nấp) thì kém hơn". Như vậy là nói vấn đề then chốt của
xem đất là vì că nước mà tụ khí, nếu không có nước, hễ gió thổi là khí tan đi.
Chỉ cần có nước, khí sẽ tụ lại, dù gió cũng không thổi khí đi. Ðất mà có nước là
tốt nhất, đất tránh được gió thì kém hơn.
Vì vậy, các thầy Phong Thuỷ xưa nay, bao giờ cũng bắt đầu tỏa long mạch,
long mạch là khí của đất, khí do nước dẫn mà đón, khí do nước cản mà bị ngăn
lại, khí tụ lại, không có gió làm tan ra. Có sinh khí, người chôn ở đó liền có
phúc ầm.
Ngày xa, dân gian dùng rất phổ biến cái tơ Phong Thuỷ, còn quan lại thì không hẳn như thế. Trình hoà đời Minh đi sứ Tây Dương, đi theo trên thuyền có viên quan làm công việc Phong Thuỷ. Hướng viên quan đó phụ trách quan sát gió và nước (Phong Thuỷ) khác với Phong Thuỷ ta vẫn hiểu.