Quẻ dịch số 35 "HỎA ĐỊA TẤN"

A - Giải Thích Cổ Điển

1) Toàn quẻ :

- Hễ đã tráng thịnh, tất nhiên tiến lên, nên sau quẻ Đại Tráng tiếp đến quẻ Tấn.

- Tượng hình bằng trên Li dưới Khôn, nghĩa là mặt trời đã mọc lên trên mặt đất, đem lại sáng sủa để tiến bước.

- Còn có nghĩa là người trên minh triết, người dưới có đức thuận, vui lòng tiến theo người trên.

2) Từng hào :

Sơ Lục : ở vị trí thấp, lại ứng với Cửu Tứ bất trung bất chính, nên bị ngăn cản, muốn tiến mà không được. (Ví dụ Trương Tùng, thấy Lưu Chương hèn yếu muốn hiến Ba Thục cho Tào Tháo, nhưng Tháo kiêu ngạo, hống hách, nên Tùng phải ôm hận rút lui).

Lục Nhị : có đức trung chính, nhưng không ứng với ai, chưa được đời biết đến, nên buồn rầu chưa tiến lên được. Nếu bền gan giữ đạo trung chính, sẽ có lộc vị tự đem đến, như được phúc ấm tổ tiên. (Ví dụ Lương hữu Khánh ở Bắc dưới thời nhà Mạc, không chịu theo Mạc, lần mò vào Nam, thành một bậc công thần thời Lê trung Hưng).

Lục Tam : tuy bất trung bất chính nhưng ở thời Tấn, được nhị âm ở dưới tin cẩn đẩy lên, nên có thể thành công nhất thời.

Cửu Tứ : cũng bất trung bất chính, lại ngồi trên tam âm, nếu tham lam tàn bạo quá độ, sẽ nguy tới nơi. (ví dụ Đổng Trác cầm đầu bọn tiểu nhân, muốn tiến lên làm vua thay Hiến Đế, nên bị Vương Doãn đánh lừa và Lã Bố đâm chết).

Lục Ngũ : làm chủ quẻ Tấn, có đức đại minh, lại được quần âm phụ thuộc, nên tấn hành được Cát, không lo sợ gì (Ví dụ công tử Trùng Nhĩ được các kẻ tòng vong hết sức giúp đỡ, nên phục quốc được).

Thượng Cửu : dương cường cùng cực, không chịu an phận trong quốc quận của mình, đòi tiến lên gồm thâu thiên hạ. Sẽ bị nguy (Ví dụ Napoléon, Hitler).

Nói tóm lại, cùng ở thời Tấn, nhưng tùy tính nết và địa vị của mỗi người mà việc Tấn có kết quả khác nhau:

- Sơ Lục thì ở địa vị quá thấp, không tiến được.

- Lục Nhị trung chính nhưng chưa được đời biết đến, phải chờ thời.

- Lục tam kết hợp được quần âm ở dưới, nên tiến được.

- Cửu tứ kiêu ngạo vội tiến, sẽ thất bại.

- Lục Ngũ mềm mỏng, được quần hào tin cẩn, nên thành công rực rỡ.

- Thượng Cửu quá cương cường, tham lam, nên tiến lên chỉ có hại.

B - Nhận Xét Bổ Túc.

1) Ý nghĩa quẻ Tấn :

Cả hai lời giải thích cổ điển đều rất hữu lý, chỉ xin thêm ý kiến sau đây: Quẻ Tấn này là biến thể của quẻ Thủy Thiên Nhu số 5 biểu tượng cho sự chờ đợi, chưa tiến ngay được, vì trước mặt có đám hiểm (Khảm) và do đó phải dùng đức cương cường của Càn để bồi dưỡng tự lực trước khi vượt hiểm. Đến quẻ Tấn, tình thế đã biến đổi: nguy hiểm đã hết, và trước mắt ta là cuộc đời sáng sủa văn minh (Li). Và do đó, ở đây chỉ cần đức tính nhu thuận của Khôn để tiến bước đằng sau cấp lãnh đạo anh minh.

2) Bài học :

Quẻ Tấn có lẽ còn tốt hơn quẻ Đại Tráng, vì nhận định rằng thời cơ đã thuận tiện rồi, có thể tiến mà không đòi hỏi điều kiện như quẻ Đại Tráng.

Tuy nhiên, hành động tấn cũng phải theo vài quy luật:

a) Muốn tiến, phải có người theo mình hoặc có một vị lãnh tụ để mình theo, đồng chí hướng với mình. Cô lập không thể tiến được.

b) Muốn có người theo mình, thì phải quảng đại độ lượng. Và muốn theo một vị lãnh tụ nào, cũng phải xem xét trước vị đó có nhân hậu sáng suốt không (đức tính của Khôn và Li).

c) Và nên lượng sức mình, có thể tiến đến đâu là vừa. Tiến quá tài sức của mình, sẽ bị thất bại.

Trở Về Trang Bát Tự Hà LẠC


Tử Quá Địa thế Cách chọn góc thờ cúng trong căn hộ Luận tình yêu Ất Sửu và Canh Ngọ nhà ở khiến phụ nữ gặp xui xẻo sao Thiên Tướng cách hóa giải sao nhị hắc đia quả mẠng kim Giải mã giấc đuôi hưởng Đền Địa Đạt tèn THIỂN hướng nhập Đạo vẠNguoi Ý vân tốt ĐẶT TÊN Nhá Tư vi hoà ç¼æä¹ä¹ç¼åç¼åç½ bãƒæ LÃ Æ bản phụ cách đeo nhẫn con cóc tứ Ð Ð½Ð ÐµÐºÑ ngã người phụ nữ có tướng vượng phu xem số diện thoại xem tướng số qua dáng người Cái nhìn tổng quát về kì môn độn giáp bố cục phong thủy 2014 cặp đôi cự giải bảo bình đường sinh mệnh Giải 排盤 Ấn Đường đầy đặn