Cát Tường Tiên Tử không ngại khó khăn, chịu khổ, quyết xuống nhân gian dạy con người cách dệt vải may y phục mong giúp nhân loại được hạnh phúc, may mắn.
Truyền thuyết Cát Tường Tiên Tử nhả tơ dệt vải chốn nhân gian

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói

Sở dĩ y phục được dệt từ sợi tơ tằm lại đẹp như vậy, bởi vì vốn dĩ nó là thứ ở trên Thiên Thượng được Cát Tường Tiên Tử mang xuống nhân gian.

Cát Tường Tiên Tử nắm giữ một loại tiên thuật chỉ cần khẽ hé môi liền có thể phun ra rất nhiều sợi tơ tuyệt đẹp. Vậy nên nàng được Ngọc Đế phong làm Chức y Cát Tường Tiên Tử, chuyên phụ trách y phục của chúng tiên trong thiên cung.

Một ngày nọ, sau khi hoàn thành một ngày làm việc, Chức y Cát Tường Tiên Tử cưỡi mây dạo chơi, trong lúc rảnh rỗi nàng nhẹ vén màn mây nhìn xuống nhân gian thì nhìn thấy ngay cảnh sắc Hàng Châu, sông núi nơi này cực kỳ tươi đẹp.

Vậy mà người dân ở vùng đất xinh đẹp này, lại đều mặc áo gai màu vàng xám tro, loại vải thô sơ chưa được qua xử lý; những bộ áo quần lam lũ này so với phong cảnh tự nhiên tươi đẹp kia là không một chút hài hòa. Lúc này, Chức y Cát Tường Tiên Tử tâm xuất từ bi, quyết định hạ phàm dùng thuật dệt vải của mình giúp nhân loại cải thiện trang phục, vì nhà nhà mà mang đến may mắn và hạnh phúc.

Ý nguyện của Chức y Cát Tường Tiên Tử khiến Ngọc Đế hết sức kinh ngạc, liền nói với nàng: “Nếu như xuống đến nhân gian liền sẽ bị nhiễm bẩn mà trở nên vô cùng xấu xí, khó trở về thiên đình”.

Nhưng Chức y Cát Tường Tiên Tử tâm đã quyết định, không sợ bản thân chịu khổ. Ngọc Đế nói với nàng: “Được rồi, ngươi đã khăng khăng phải đến nhân gian dạy con người dệt vải may y phục, sau khi xuống đến nhân gian thì sẽ trở thành một con tằm lấy lá dâu làm thức ăn”.

Thế là Chức y Cát Tường Tiên Tử mang theo hạt giống của cây dâu, xuống trần gian, nàng đi vào trong núi ở vùng Hàng Châu, biến thành một con tằm cát tường.

Một ngày nọ, Cát Tường Tiên Tử thấy dưới chân núi có A Xảo cô nương đáng thương đang cắt cỏ xanh. Thế là nàng liền để một con chim đầu trắng dẫn A Xảo cô nương lên núi. Để dẫn A Xảo cô nương lên trên núi, con chim đầu trắng liền cất tiếng hát: “Muốn cắt cỏ xanh thì đến bên khe suối ở giữa núi! Muốn cắt cỏ xanh thì đến bên khe suối ở giữa núi!”.

A Xảo nghe tiếng chim mách bảo, chẳng nghĩ ngợi gì, cô vội bước đi theo và vô tình bị lạc đường trong núi sâu. Lúc này, Cát Tường Tiên Tử lại xuất hiện, nàng mặc một bộ đồ trắng trông hết mực xinh đẹp. Cát Tường Tiên Tử đã giữ A Xảo ở lại trong núi mấy ngày, dạy A Xảo cô nương dùng lá cây dâu nuôi ấu trùng tằm, dạy nàng từ kéo tơ trong kén tằm, đến dùng chất lỏng của trái cây đem tơ tằm trắng nhuộm màu, rồi xe thành sợi tơ đặc biệt, cuối cùng đan thành những bộ y phục.

Sau khi học thành thục thuật dệt vải may áo, A Xảo cô nương đem hạt giống cây dâu và con tằm xuống núi. Khi A Xảo về đến nhà thì cha mẹ cô đều đã qua đời, hóa ra đúng là “Một ngày trên núi, mười năm nhân gian”. Vì vậy, A Xảo cô nương lẻ loi một mình ở lại Hàng Châu dạy người dân nơi đây nuôi tằm, kéo tơ, xe sợi, dệt y phục. Con người nhân gian từ đó mà biết trồng dâu nuôi tằm và dệt nên những tấm vải đủ màu sắc. Và Hàng Châu cũng từ đó mà trở thành “con đường tơ lụa” nổi tiếng bốn phương.

tằm nhả tơ
Nhân dân biết nuôi tăm dệt lụa

Về sau, mọi người đều nói rằng A Xảo cô nương chính là phi tử Luy Tổ của Hiên Viên Hoàng Đế. Còn về Cát Tường Tiên Tử, nàng sau đó cũng đã cam tâm tình nguyện hạ thế làm tằm cát tường vĩnh viễn lưu tại nhân gian, nhiều đời vì con người mà nhả tơ cung cấp nguyên liệu làm y phục, mang đến may mắn và hạnh phúc cho nhân loại.

                                                                                       Iris dịch từ Epochtimes


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Về Menu


Đà ánh lê mua 570 Đá tướng ÐнÐÐµÐºÑ cáºu tuổi Tại ĐẦU chÒ nốt ruồi ở bụng nói lên điều gì Dinh con khムđua VĂN độ phong thủy vượng tài lộc mơ thấy bố mẹ đã chết nhà hợp phong thủy tẾt yêu dau xem ngay tot thang tu cung tÃn Ngon THIỂN cáºm Thái Cực Thuật ngữ trong Phong Thủy máng ngụ dân dáng cúng Tuôi dần Nâng Ông công ông táo Tình yêu tính cách người sinh tháng 7 đại kỷ quẠTư vi Ân phu tro tháºi