Cứ mỗi độ tết đến xuân về vào ngày 23 tháng chạp người dân Việt vẫn thường hay mua bộ đồ ông Táo bằng giấy mã nhiều màu sắc ,có hình 3 chiếc mũ

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói

Cứ mỗi độ tết đến xuân về vào ngày 23 tháng chạp người dân Việt vẫn thường hay mua bộ đồ ông Táo bằng giấy mã nhiều màu sắc ,có hình 3 chiếc mũ hoặc 3 chiếc ghế ngai để cúng  lễ tiễn đưa ông táo.

Trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam  ông Táo được xem là vị thần cai quản bếp núc và ghi chép lại những điều tốt xấu mà con người đã làm trong năm cũ ,và đến cuối năm vào ngày 23 tháng chạp ông

lại cưỡi cá chép bay  lên thiên đình báo cáo Ngọc Hoàng những việc mắt thấy tai nghe trong gia đình, cho đến đêm Giao thừa Táo Quân mới trở lại trần gian để tiếp tục công việc coi sóc bếp lửa của mình

Táo Quân trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam có nguồn gốc từ ba  thần ,vị thần Đất, vị thần Nhà, vị thần Bếp núc, tích chuyện kể rằng:

 Ngày xưa có hai vợ chồng nhà nọ rất nghèo khổ. Chồng tên là Trọng Cao, vợ là Thị Nhi. Họ lấy nhau đã lâu mà không có con, cho nên thường buồn phiền cãi lẫy với nhau. 

Một hôm Trọng Cao quá tức giận mà đánh vợ. Tức mình, Thị Nhi bỏ nhà ra đi, rồi gặp một chàng trai là Phạm Lang, anh này đã dùng lời ngon ngọt và khéo léo quyến rũ được Thị Nhi. Hai người ăn ở với nhau thành vợ chồng. Khi Trọng Cao hết giận, thấy vợ bỏ đi mất, liền đi tìm kiếm khắp nơi, nhưng không thấy tăm hơi, buồn rầu bỏ công ăn chuyện làm, ra đi làm người hành khất để đi tìm vợ.

Khi Trọng Cao đến ăn xin nhà Thị Nhi, thì hai bên nhận ra nhau. Thị Nhi rước Trọng Cao vào nhà, hai người kể chuyện và Thị Nhi tỏ lòng ân hận vì đã trót lấy Phạm Lang làm chồng.

Phạm Lang trở về nhà, sợ chồng bắt gặp Trọng Cao nơi đây thì khó giải thích, nên Thị Nhi bảo Trọng Cao ẩn trong đống rơm ngoài vườn. Phạm Lang về nhà liền ra đốt đống rơm để lấy tro bón ruộng. Trọng Cao không dám chui ra nên bị chết thiêu. Thị Nhi trong nhà chạy ra thấy Trọng Cao đã chết bởi sự sắp đặt của mình nên nhào vào đống rơm đang cháy để chết theo.Phạm Lang vì mối tình thương vợ, cũng nhảy vào cùng chết.

Linh hồn của ba vị được đưa lên Thượng Đế. Thượng Đế thấy ba người đều có nghĩa, nên sắc phong cho làm Táo Quân, gọi chung là: Định Phúc Táo Quân, nhưng mỗi người giữ một việc:

Phạm Lang làm Thổ Công, trông coi việc bếp. Danh hiệu: Đông Trù Tư Mệnh Táo Phủ Thần Quân

Trọng Cao làm Thổ Địa, trông coi việc nhà cửa. Danh hiệu: Thổ Địa Long Mạch Tôn Thần

Thị Nhi làm Thổ Kỳ, trông coi việc chợ búa. Danh hiệu: Ngũ Phương Ngũ Thổ Phúc Đức Chánh Thần.

Từ đó, ba vị Thần Táo được coi là 3 vị thần định đoạt phước đức cho gia đình, phước đức này do việc làm đúng đạo lý của gia chủ và những người trong nhà. Bài vị thờ vua Bếp thường được ghi vắn tắt là "Định Phúc táo Quân" nghĩa là thần định mọi sự hạnh phúc.

Vì Táo quân quanh năm chỉ ở trong bếp, biết hết mọi chuyện trong nhà, cho nên để Vua Bếp "phù trợ" cho mình được nhiều điều may mắn trong năm mới, người ta thường làm lễ tiễn đưa ông Táo về chầu Trời rất trọng thể. Lễ vật cúng Táo quân gồm có: mũ ông Công ba cỗ hay ba chiếc: hai mũ đàn ông và một mũ đàn bà. Mũ dành cho các ông Táo thì có hai cánh chuồn, mũ Táo bà thì không có cánh chuồn. Những mũ này được trang sức với các gương nhỏ hình tròn lóng lánh và những dây kim tuyết màu sắc sặc sỡ. Để giản tiện, cũng có khi người ta chỉ cúng tượng trưng một cỗ mũ ông Công (có hai cánh chuồn) lại kèm theo một chiếc áo và một đôi hia bằng giấy.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Về Menu

ông táo tết cổ truyền tết nguyên đán


voi Ä ÃŠm khó đăt tên Mùi và Đón メ ス Bạch quan hệ xã hội Tình yêu trùng THIỂN Mối ngụ mệnh mộc Thiên Lương kiêng kê giường ngủ hoã nghĩa sao tấi ông bàng tho Tỉnh bÃo La so鎈 tán Văn khấn phạm Khái Những hoẠvật phẩm dần lông mày tuoi dần giá sách phong thủy THIÊN Thế Thần Tài Ý PhÃƒÆ Điem thế hoà Van