Quẻ Quan Thế Âm Bồ Tát Tào Quốc Cữu Vi Tiên có bắt nguồn như sau:Đây là điển cố thứ Mười bảy trong quẻ Quan Thế Âm Bồ Tát, mang tên Tào Quốc Cữu Vi Tiên
Quẻ Quan Thế Âm Bồ Tát Tào Quốc Cữu Vi Tiên

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói

Đây là điển cố thứ Mười bảy  trong quẻ Quan Thế Âm Bồ Tát, mang tên Tào Quốc Cữu Vi Tiên (còn gọi là Tào Quốc Cữu Thành Tiên). Quẻ Quan Thế Âm Bồ Tát Tào Quốc Cữu Vi Tiên có bắt nguồn như sau:

Tào Quốc Cữu là một trong Bát tiên của Đạo giáo, tương truyền đó là vị Đại Quốc cữu của Tống Nhân Tông, tên là Dật, cũng gọi là cảnh Hưu.Thời vua Tống Nhân Tông, Tào hoàng hậu có hai người em trai, người em trai lớn chính là Tào Quốc Cữu, người em trai nhỏ tên là cảnh Thực. Lúc này có tú tài là Viên Văn Chính ở huyện Triều Dương, phủ Triều Châu, Quảng Đông, cùng vợ là Trương thị lên kinh dự thi. Nhị Quốc cữu Cảnh Thực say mê nhanh sắc của Trương thị, bèn mời vợ chòng Viên Sinh vào phủ, rồi giết chết Viên Sinh, chiếm đoạt người vợ.

Oan hồn của tú tài đến kêu với Bao Chửng, Bao Công bèn nhận lời tra xét. Tào Quốc Cữu báo cho em trai mình biết, dặn rằng nhất định phải giết chết vợ của tú tài để tránh tai họa về sau. Nhưng khi cảnh Thực đẩy vợ của người tú tài xuống giếng, cô ta đã trốn thoát. Vợ của tú tài gặp Tào Quốc Cữu, lại nhầm là Bao Chửng, bèn kêu oan với Tào Quốc Cữu. Tào Quốc Cữu hoảng hồn, liền sai thủ hạ dùng roi sắt đánh chết vợ của người tú tài. Thủ hạ cho rằng cô đã chết, bèn đem vứt xác ở trong một con ngõ nhỏ hẻo lánh.

Nhưng vợ người tú tài vẫn chưa chết, sau khi tỉnh lại, bèn tìm đến kêu oan với Bao Công, Bao Công sau khi hỏi rõ sự tình, liền giả ốm. Tào Quốc Cữu đến dò xát Bao Chửng. Bao Chửng lệnh cho vợ tú tài ra tố cáo, ròi đem Tào Quốc Cữu giam lại. Lại làm thư giả để lừa Nhị Quốc cữu cảnh Thực đến phủ Khai Phong, gọi người phụ nữ đó ra trình bày nỗi oan tình, rồi đem Nhị Quốc cữu giam vào trong lao. Tào hoàng hậu vậ Tống Nhân Tông hay tin, đích thân đến khuyên Bao Chửng hãy thả hai người em trai của hoàng hậu ra, nhưng Bao Chửng không nghe, ra lệnh đem Nhị Quốc cữu xử tội. Tống Nhân Tông phải ban lệnh đại xá thiên hạ, Bao Công mới thả Tào Quốc Cữu ra.

Tào Quốc Cữu sau khi được tha tội đã vào núi tu hành, từ đó ẩn mình nơi rừng núi, quyết tâm tu đạo học tiên. Một hôm, Chung Ly Quyền và Lã Động Tân hỏi Tào Quốc Cữu rằng: “Nhà ngươi đang tu dưỡng cái gì vậy?” Tào Quốc Cữu nói: “Tôi tu đạo”. Tiên nhân cười hỏi: “Đạo ở đâu?” Tào Quốc Cữu chỉ lên trời nói: “Đạo ở trên trời!” Tiên nhân lại hỏi: “Trời ở đâu?” Tào Quốc Cữu chỉ tay vào tim mình. Chung Ly Quyền và Lã Động Tân hài lòng nói: “Tâm tức là trời, trời tức là đạo. Ngươi đã thông hiểu được chân nghĩa của đạo rồi đấy!” Bèn truyền thụ cho “Hoàn chân bí chỉ”, ra lệnh cho ông hãy dốc lòng tu luyện. Chẳng bao lâu, Tào Quốc Cữu đã thành tiên.

Trong lịch sử có nhân vật Tào Quốc Cữu thực, tên là Tào Dật, tự là Công Bá, là cháu của Hàn Vương Tào Bân, em trai của Tào Hoàng hậu. Ông tính tình ôn hòa bình dị, thông hiếu âm luật, giỏi bắn cung, thích làm – thơ, làm quan đến chức Đồng Trung thư môn hạ Bình Chương sự, được phong tước Tế Dương Quận Vương, sử sách cũng khen ông là một người lão luyện ở chốn quan trường, bản thân trải qua mấy đời vua vẫn thuận buòm xuôi gió, sống thọ bảy mươi hai tuổi.

Trong hình tượng Bát tiên của Đạo giáo sau này, Tào Quốc Cữu thường mặc áo màu hồng, đầu đội chiếc mũ sa nhỏ, trên mặt đắp đậu phụ, tay cầm thẻ bài bằng ngọc, mang hình tượng một viên quan tri huyện hài hước. Khi xuất hiện cùng Bát tiên ăn mặc chỉnh tề, mọi người chỉ coi Tào Quốc Cữu là một anh hề gây cười, đến nỗi xuất thân cao quý và những hành vi không tốt được gán cho ông đã bị người đời lãng quên.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Về Menu


Sức khỏe Phong ngán Ngựa ma ám trùng tang tuổi đinh mùi nguyễn dÒng lムmậu lá số bình ý Hùng tên giâc Khổng Tử suu già Ngân hÃu khÃƒÆ quã½ chàng chế hóa tên THIÊN lấy chiêu Sao hoa cái văn cải sát sinh dÃƒÆ SAO TIỂU HAO 1949 Nhân bọ Tùng sao thiÊn ĐỒng giÃp cung Phúc Đức dễ bị lừa năm Phật Đền dân gian thói