Quẻ Quan Âm thứ 58 dựa trên điển cố Văn Vương vấn bốc ý nói việc đã được định sẵn, hãy giữ nguyên hiện trạng mà chờ đợi thời cơ thích hợp, chớ cưỡng cầu
Quẻ Quan Âm: Văn Vương Vấn Bốc

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói

Đây là quẻ Quan Âm thứ 58 được xây dựng trên điển cố: Văn Vương vấn bốc – hay Chu Văn Vương xem quẻ.

Đây là quẻ trung bình, thuộc cung Sửu. Ý quẻ nói mọi việc mong cầu nên giữ nguyên hiện trạng mà chờ đợi thời cơ thích hợp. Việc dừng được thì nên dừng, nếu đã có được điều yên ổn thì nên ở yên đó. Chớ nên cố gắng cưỡng cầu những thứ bên ngoài mà hối tiếc.

Thử quái thủ cựu đãi thời chi tượng dã. Phàm sự thủ cữu tắc cát.

Điển cố quẻ Quan Âm: Văn Vương vấn bốc

Chu Văn Vương họ Cơ tên Xương, ông từ nhỏ đã thông minh, được cha rất thương yêu. Năm bốn mươi bảy tuổi, cha Chu Văn Vương bị Trụ Vương giết hại, ông được kế thừa địa vị hầu bá, xưng là Tây Bá hoặc Tây Bá Hầu Cơ Xương.

Tây Bá Hầu, Cửu Hầu và Ngạc Hầu là những đại thần đức cao vọng trọng dưới thời vua Trụ Vương nhà Ân.

Cửu Hầu có người con gái dung mạo rất xinh đẹp, bị Trụ Vương cướp vào cung. Con gái của cửu Hầu không bằng lòng với lối sống hoang dâm sa đọa của Trụ Vương, khiến Trụ Vương tức giận, giết chết con gái của Cửu Hầu, Cửu Hầu cũng bị giết rồi lấy thịt làm thành tương. Ngạc Hầu biện minh cho Cửu Hầu, cũng bị nướng thành thịt khô. Tây Bá Hầu hay tin Trụ Vương tàn bạo đến vậy, thì rất lo lắng cho vận nước, thương xót cho những người bạn cũ.

Khi Trụ Vương truyền chỉ triệu kiến Tây Bá hầu Cơ Xương, do Cơ Xương giỏi việc xem quẻ tiên thiên, nên đoán biết được rằng chắc chắn mình sẽ bị giam cầm bảy năm, bèn nghiêm khắc lệnh cho người con trưửng phải tuân theo phương pháp của tố tiên để cai trị vùng đất Tây Kỳ, nhất thiết không được rời khỏi Tây Kỳ đi đến nơi khác.

Quả như Tây Bá Hầu dự liệu, do Sùng Hầu Hố gièm pha với Trụ Vương, nên Trụ Vương đã triệu Tây Bá Hầu từ Tây Kỳ đến, đem giam cầm ở Dữu Lý. Về sau, con trai Tây Bá Hầu vì quá lo lắng nên đã trái lời cha, rời khỏi quê hương Tây Kỳ, đến Dữu Lý để cứu cha, nên bị giết chết.

Theo ghi chép trong “Tả truyện”, Chu Văn Vương bị giam ở Dữu Lý trong suốt bảy năm. Trong thời gian bị giam cầm, ông đã chịu đựng rất nhiều nỗi thống khổ và thử thách giữa sự sống và cái chết. Để cắt đứt quan hệ của Vãn Vương với thế giới bên ngoài, Trụ Vương không chỉ bố trí quân đội dày đặc ở Dữu Lý, mà còn đặt vô số trạm kiểm soát trên tuyến đường đến Dữu Lý.

Văn Vương ở trong tù, ban ngày không thấy ánh mặt trời, ban đêm không nhìn thấy mặt trăng, trải qua những tháng ngày tăm tối. Có người nói rằng Tây Bá Hầu là thánh nhân, có thể biết được quá khứ, dự đoán tương lai. Để kiểm chứng xem Tây Bá Hầu có thực sự là vị thánh nhân như vậy hay không, Trụ Vương đã đem con trưởng của Văn Vương là Bá Ấp Khảo nấu thành bát canh thịt viên, rồi đưa cho Văn Vương ăn. Để đánh lừa Trụ Vương, Văn Vương đành phải dằn lòng nuốt bát canh thịt viên đó.

Nhưng dù phải nếm trải những thử thách gian khổ như vậy, Văn Vương vẫn giữ tấm lòng bao dung, luôn kiên cường không ngừng nghỉ, ông đã tổng kết tinh hoa về Bát quái của hai đời Hạ, Thương, diễn dịch Bát quái của Phục Hy thành sáu mươi tư quẻ, ba trăm tám mươi tư hào, mỗi quẻ đều có lời quẻ, mỗi hào đều có lời hào, làm thành Chu Dịch.

Quẻ là một loạt các ký hiệu tượng trưng cho các hiện tượng tự nhiên và sự biến đổi của thế sự nhân gian. Quẻ được tổ hợp bằng các hào dương (—) và hào âm (- -), mỗi quẻ do ba hào tạo thành, từ đó mà tạo thành Bát quái (tám quẻ). Sự phát minh và tổ hợp nên các ký hiệu này tương truyền là do họ Phục Hy sáng tạo nên, cho nên mới gọi là “Bát quái Phục Hy”.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Về Menu


lê quý đôn Xem Ngày Giờ ơ tiền phóng chÒ bí mật phong thủy Ä o đăng Số Hổ nội Phòng đầu quáºy Phủ nốt rười xem ngày cưới tứ cổ tay giÃp Nhà Ở tử vi Già đoán chó cóc Đặc nhà nụ Tai Thứ bản Cung Thân rắn 3 cửa thông nhau Diêm bao giờ quan sát mâu va hÃp Từ vi ä强çŸä¹Ž Việt nam Âm Dương Câu ĐẦU khách