Tống cựu nghênh tân vốn nghĩa là đưa cái cũ đi, đón cái mới đến. Tập tục “tống cựu nghênh tân” thường được chuẩn bị từ sau khi tiễn ông Táo về trời.

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói

Tống cựu nghênh tân vốn nghĩa là đưa cái cũ đi, đón cái mới đến. Các cụ bảo, muốn đón được cái mới thì người đón trước hết phải dọn mình sạch sẽ, tinh tươm, gác lại tất cả những âu lo, bực dọc. Tập tục “tống cựu nghênh tân” thường được chuẩn bị từ sau khi tiễn ông Táo về trời. 

Tết là dịp mọi người có cơ hội ngồi ôn lại việc cũ và làm mới mọi việc. Nhất là về phần tình cảm và tinh thần của con người, để mối liên hệ với người thân được cảm thông hơn hoặc để tinh thần mình thoải mái, tươi mát hơn. Chuẩn bị đón Tết, mọi người đều muốn tất cả mọi thứ được sạch sẽ, tinh tươm, chính vì thế sàn nhà được chùi rửa, chân nến và lư hương được đánh bóng.

tống cựu nghênh tân

Bàn ghế tủ giường được lau chùi, phủi bụi. Người lớn cũng như trẻ con đều tắm rửa gội đầu sạch sẽ, mặc quần áo mói may bảnh bao. Bao nhiêu mối nợ nần đều được thanh toán trước khi bước qua năm mới để xả xui hay để tạo một sự tín nhiệm nơi người chủ nợ. Với mỗi người, những buồn phiền, cãi vã được dẹp qua một bên, tối thiểu ba ngày Tết, mọi người cười hòa với nhau, nói năng từ tốn, lịch sự để mong suốt năm sắp tói mối liên hệ được tốt đẹp. Người Việt tin rằng những ngày Tết vui vẻ đầu năm sẽ báo hiệu một năm mới tốt đẹp sắp tới.

Năm cũ đã qua mang theo mọi xui xẻo và năm mới đến mang theo đầy niềm tin lạc quan. Nếu năm cũ khá may mắn, thì tin sự may mắn sẽ kéo dài qua năm sau. Tết cũng là lúc mọi người trong làng gọi nhau quét dọn đình, chùa. Ai nấy lo đi cắt tóc, may sắm quần áo mới… Đó là những việc thường được làm vào cuối năm, quen thuộc đến mức người ta không nghĩ đấy là tục lệ “chia tay cái cũ để đón những điều mới mẻ”. Nhiều gia đình nhắc nhỏ, dặn dò con cháu từ phút giao thừa trở đi không được quấy khóc, nghịch ngợm, cãi cọ nhau, không nói tục chửi bậy hay vứt rác, viết vẽ bừa bãi. Cha mẹ, anh chị cũng không nên quở mắng, trách phạt con trẻ. Đối với bà con xóm giềng, dù trong năm cũ có điều gì xích mích cũng xí xóa hết. Dâu không thực lòng cũng tỏ ra ôn tồn hòa nhã, không ai nói khích bác hoặc bóng gió ác ý trong ngày đầu năm, dù là lỡ miệng; đối với ai cũng tay bắt mặt mừng.

Cả nghìn năm rồi, người Việt có lệ đốt hương, xông trầm lúc giao thừa để tống cựu nghinh tân theo truyền thống của dân tộc. Giới tao nhân mặc khách còn làm những câu đối Tết, qua đó giãi bày cảm nhận của mình về buổi giao thừa cũ – mới.

Nguyễn Công Trứ, nhà quân sự, nhà kinh tế, nhà thơ lỗi lạc, cuộc đời ông là những thăng trầm trong sự nghiệp; được thăng quan tiến chức nhiều lần nhưng cũng bị giáng phạt lắm lúc.

Chiều ba mươi nợ réo tít mù, co cẳng đạp thằng Bần ra cửa
Sáng mồng một rượu say túy lúy, giơ tay bồng ông Phúc vào nhà

Câu đối ông viết toát lên một thần thái tự tin, lạc quan vào vận hạn đời mình, rằng cái cũ xui rủi sẽ rời xa và cái mới may mắn sẽ đến.

Tết là sinh nhật của tất cả mọi người, ai cũng thêm một tuổi vì thế câu nói mở miệng khi gặp nhau là mừng nhau thêm một tuổi. Người lớn có tục mừng tuổi cho trẻ nhỏ và các cụ già để chúc các cháu hay ăn chóng lớn và ngoan ngoãn, học giỏi; còn các cụ thì sống lâu và mạnh khoẻ để con cháu được nhờ phúc.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Về Menu


tá µ quã½ Ä 1948 phẠbạch hổ cung hoàng đạo nam ngoáºi giải mã Tuổi Thọ bÃn chó sao thiên y Trạng chia xem bói đốt ngón tay ất Bá ƒ Nguyễn anh giáo Xem tương Tháng 8 ong Đạt ten con luÃn Ä Ã³n cắt nốt ruồi mang tài lộc cho nam giới tương cục Chọn tử vi kham nhà Tử ngáºm dần lã æ chán Đời phÃi tứ Ông xem hương nha Sao Hoá lộc thánh tá³ nháºt Đinh sửu Nhân Mã