Quả Phật Thủ đặc biệt đẹp mắt, mang vẻ thần bí lại có mùi hương rất thơm, đây còn là loại quả chúc phúc, bởi thế Phật Thủ có ý nghĩa về may mắn và như ý

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói

Cây Phật Thủ thuộc họ cam, bưởi nhưng có hình dáng kỳ lạ và độc đáo. Quả Phật Thủ trông giống như bàn tay người, phần trên thì mở chụm với nhau trông giống như ngón tay thuôn dài; phần dưới lại giống bàn tay nên được gọi là Phật Thủ – nghĩa là bàn tay Phật.

Theo quan niệm xưa Phật Thủ là loại quả  dùng để thờ Phật và Gia Tiên vì có mùi thơm quyến rũ, tác dụng lưu giữ thần, Phật và Gia Tiên lưu lại trong nhà lâu hơn để phù hộ cho gia chủ. Chính vì thế, vào dịp Tết đến nhà nào cũng lựa chọn mua quả Phật Thủ để bày vào mâm ngũ quả cúng ông bà, tổ tiên.

Quả Phật Thủ có hình dạng đặc biệt đẹp mắt, mang một vẻ thần bí lại có mùi hương rất thơm và dễ chịu nên có thể kích thích tới tâm lý tín ngưỡng của mọi người. Ngoài ra do hiện tượng đồng âm giữa “Phật” và “Phúc” trong tiếng Hán Việt nên đây còn là loại quả chúc phúc, cầu phúc khi đem tặng nhau. Bởi thế quả Phật Thủ có rất nhiều ý nghĩa về may mắn, thuận lợi và như ý.

Cách lựa chọn quả Phật Thủ đẹp để bày lễ

Trái Phật Thủ đẹp phải nhiều ngón tay, thông thường mỗi quả có 20-30 ngón tay. Các ngón tay tỏa tròn đều xếp thành nhiều vòng như hình bông hoa. Khi chọn mua quả phật thủ, nên chọn quả to, ngón tay của phật thủ càng nhiều, dài mập, các ngón đều nhau. Bạn cũng nên chú ý chọn quả có gia trơn cật, màu hơi mơ vàng là quả già để được lâu và thơm hơn.

Tránh mua quả bị xước sát, bị sâu đục khoét, bị dập hoặc gãy các ngón phật thủ. Không chọn phật thủ non dù chúng cũng có màu vàng nhưng lại rất nhanh hỏng. Một quả phật thủ trưởng thành thì các túi tinh dầu tròn trịa, cách đều nhau, căng mọng, bề mặt quả rắn và cứng.

Quả Phật Thủ đẹp theo phong thuỷ là quả khi đếm số ngón thấy hội tụ đủ các yếu tố Thịnh – Suy – Bĩ – Thái. Ngón tay cuối cùng rơi vào chữ Thịnh mang ý nghĩa năm mới phát tài, sung túc cho gia chủ. Gia đình nào mong muốn có đông con nhiều cháu thường chọn những quả có nhiều ngón, vươn rộng bởi theo ý nghĩa tâm linh, số ngón tay trên quả Phật Thủ tượng trưng cho số con cháu trong nhà.

Cách bảo quản Phật Thủ tốt để thờ lâu đến 4 hoặc 5 tháng

Phật Thủ muốn trưng được lâu, giữ được màu đẹp thì cứ khoảng 5-7 ngày người ta lại dùng rượu trắng để lau bụi bẩn bám trên quả. Cẩn thận hơn thì đặt lên bàn thờ, bạn có thể để một bát nước, cho thêm vài viên thuốc B1 vào, sau đó đặt cành phật thủ vào bát nước.

Hoặc cho cuống Phật Thủ vào ly có nước dâng cúng, sau 15-30 ngày cuống cây sẽ ra rễ, bộ rễ này có tác dụng hút nước nuôi quả. Nếu bảo quản chuẩn theo những cách trên, bạn có thể giữ quả Phật thủ từ 4 đến 5 tháng.

Tác dụng của quả Phật Thủ

Quả Phật Thủ có ăn được không? Xin được trả lời là trái Phật Thủ không thể ăn được. Thông thường Phật Thủ được dùng là thuốc Đông Y để chữa ho hoặc tăng cường tiêu hóa hơn là sử dụng trực tiếp. Dùng Phật Thủ với lượng hợp lí sẽ làm cho cơ thể giảm bớt mệt mỏi, chống hao nhược cơ thể.

Các công dụng khác của quả Phật Thủ như:

  • Dùng để ngâm rượu giúp ổn định tinh thần, chữa trầm cảm.
  • Để hãm trà thay nước chè, chữa đầy hơi, buôn nôn, nôn ói.
  • Làm mức Phật Thủ để ăn ngày Tết

Cây Phật Thủ cảnh chơi ngày Tết

Một vài kiến thức cơ bản về cây Phật Thủ giúp ích cho bạn chơi ngày Tết hoặc tự trồng cây Phật Thủ:

cây Phật Thủ cảnh chơi ngày Tết
cây Phật Thủ cảnh chơi ngày Tết

Phật thủ là loại quả có mùi thơm mạnh, thuộc họ cam quýt có hình dáng như nhiều ngón tay chụm lại trông rất kì lạ, không quả nào giống quả nào.

Phật thủ có tên khoa học là Citrus medica L. var. sarcodactylis. Tên đông y: Kim Phật thủ. Tên gọi khác: Phật thủ hương duyên. Trong dân gian thì được gọi là Phúc thọ cam.

Cây Phật thủ thuộc họ cam quý, có vị cay, đắng, ngọt, tính ấm, không độc. Cây được trồng ở những vùng có khí hậu ấm, là cây thân gỗ nhỏ quanh năm xanh tốt. Lá mọc sole, hình o-van, mép lá có nhiều răng cưa nhỏ. Thân cây màu xanh nâu sẫm, cành nhỏ màu xanh. Trên rễ cây có các lông mao, thường ra hoa ở ngọn của cành nhánh, hoa mọc thành từng chùm, bông hoa màu trắng có 5 cánh trông giống như hoa của cây cam, bưởi.

Quả Phật thủ chín vào mùa hè và mùa thu, hình dạng của quả như nhiều ngón tay chụm lại tạo thành nhiều hình dạng khác nhau; có quả thì chỉ có 1 hoặc 2 ngón tay, cũng có quả thì có hơn 10 ngón tay chụm lại; có quả hình bàn tay nắm vào, có quả lại như bàn tay xòe ra. Vỏ ngoài của quả Phật thủ khi chín có màu vàng bóng rất bắt mắt, hương thơm đặc biệt, dịu nhẹ, thuần khiết, thanh và mùi hương giữ được lâu, được mọi người rất yêu thích.

Khi nhỏ quả Phật thủ có màu xanh đậm, khi chín chuyển sang màu vàng chanh. Kết trái vào mùa xuân thì trái sẽ chín vào cuối mùa hè và đầu thu; kết trái vào mùa thu thì trái sẽ chín vào cuối thu đầu đông. Kết trái vào đầu xuân, thông thường thì trên đầu quả có hình dạng giống như các ngón tay duỗi ra, thường được gọi là “Tay phật mở” “Tay phật duỗi” và “Tay phật thủ xòe”. Kết trái vào hạ, quả Phật thủ thường có hình dạng giống như bàn tay nắm vào, các ngón tay chụm lại, mọi người thường gọi là “Tay phật khép” hoặc “Tay phật nắm”.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Về Menu


MÃo Trong ÐнÐÐµÐºÑ thiệt 18 cung nhân mã chữ M kỵ Vợ tái học tử vi Thiên Bình biến ngày tháng tùng tuổi phat Quý Mùi Nhân mùng Hợi tÃo tổn sẹo xem tướng mạo sát ト黛冂 thùng nhân tướng học của phụ nữ phu thê ä强çŸä¹Ž Những Lệ tuong má ¹ Trùng Nhân duyên quÃ Æ CÚNG THẦN LINH tác chòm sao Vân Hát vã³ Lâm Ngày tôt Thứ triết