Một bài viết tổng hợp về Kinh Dịch của cụ Hà Uyên. Rất hay!
Sưu tầm về Dịch thuyết

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói

Dịch dĩ đạo âm dương

"Dịch dĩ đạo âm dương" chỉ rõ nét đặc sắc của Kinh Dịch, trình bày về lý âm dương. Câu này, có xuất xứ trong Trang Tử - Thiên hạ luận, nguyên văn cả câu là: "Thi bày tỏ cái chí, Thư là để thuật lại công việc, Lễ là để hướng dẫn hành động, Nhạc là để dẫn dắt chí tuệ. Dịch nói về lý âm dương, Xuân Thu chỉ rõ danh phận".

Trang Tử - Thiên hạ thiên viết: "Dịch là để nói về âm dương". Sử ký - Thái Sử công tự tự viết: "Dịch làm sáng tỏ trời đất, âm dương, tứ thời, ngũ hành. Cho nên Dịch sở trường ở chỗ biến". Những lời đó đều nói về tôn chỉ căn bản của Dịch, là vạch rõ quy luật tự nhiên biến hóa của âm dương. Hàn Khang Bá - Hệ từ truyện chú kế thừa Vương Bật lấy Lão Trang để giải thích tông chỉ của Dịch, viết: "Đạo nhất âm nhất dương gốc ở Hư vô. Lại nói: Đạo là gì? Đó gọi là Vô. Không có gì không thông, không có gì là không bắt nguồn từ đó, cái đó gọi là Đạo. Đã là tịch nhiên vô thể, thì không thể là Tượng, phải vận dụng hết "Hữu" thì "Vô" mới hiển dụng. Cho nên đến như "Thần vô phương nhi Dịch vô thể", thì Đạo có thể thấy được vậy. Bởi thế, cùng biến thì tận thần, nhân thần mà minh đạo, âm dương tuy khác nhau, nhưng đồng nhất ở Vô. Ở âm mà vô âm, âm do đó sinh ra; ở dương mà vô dương, dương do đó mà hình thành, cho nên nói 'nhất âm nhất dương' vậy".

Tư Mã Thiên, người thời Tây Hán nói "Dịch dĩ đạo hóa". Ông cho rằng, nội dung đặc sắc của Kinh Dịch là ở chỗ nó nêu lên cái lý biến hóa của sự vật, cho nên ông nói: "Lễ là để ước chế lòng người, Nhạc là để khởi phát cái hòa, Thư là để hướng dẫn công việc, Thi là để biểu đạt tâm trạng, Dịch là để chỉ ra sự biến hóa, Xuân Thu là để chỉ ra cái 'nghĩa'. Kéo đời loạn đưa trở về ngay chính, không gì hơn là đọc Xuân Thu".

Hệ Từ - Hạ truyện viết: "Thần diệu biến hóa, khiến cho dân noi theo"; và, "Thấu hiểu được lẽ thần diệu, biết được lẽ biến hóa, đức sẽ lớn mạnh vậy".

Sử ký - Hoạt kê liệt truyện tự Khổng Tử nói: "Lục nghệ, quy về nói từng thứ một thì, Lễ là để chế ước con người, Nhạc là để khởi phát cái 'hòa', Thư là để hướng dẫn công việc, Thi là để diễn đạt tâm trạng, Dịch là để tỏ rõ thần kỳ biến hóa, Xuân Thu nói về cái nghĩa. Thái sử công nói: Đạo trời lồng lộng, chẳng lớn lắm sao? Trong cái lời nói vi diệu ấy, cũng có thể hiểu được".

Hệ Từ - Thượng truyện viết: "Ôi, đạo của Dịch rộng thay, lớn thay! Lấy nó mà nói về việc ở xa thì không bao giờ cùng, lấy nó mà nói về việc ở gần thì bình thản chính đính, nó bao gồm đầy đủ cả mọi việc trong trời đất". (Phù dịch quảng hĩ, đại hĩ! Dĩ ngôn hồ viễn tắc bất ngự. Dĩ ngôn hồ nhĩ tắc tỉnh nhi chính. Dĩ ngôn hò thiên địa chi gian tắc bị hỉ). Việc lập ra quẻ, từ gốc đến thân, từ thân ra cành, tự nhiên thuận hành, đủ trời đất người, có phân có hợp, có tiến có thoái, có ngang có dọc, có thuận có nghịch, v.v...nhưng không có gì, đi mà không lại, tới mà không lui, thấu hiểu tự nhiên.

Khổng Dĩnh Đạt - Chu Dịch chính nghĩa nói: "Câu trên là muốn chỉ rõ tầm vóc quảng đại của Dịch lý. Lẽ biến hóa của Dịch thông khắp bốn phía xa, cho nên gọi là 'quảng'; nó thông tới tận trời, cho nên gọi là 'đại". Lại nói: "cái lẽ biến hóa của Dịch cùng cực u thâm, không bao giờ ngừng nghỉ", "cái lẽ biến hóa của Dịch, ở nơi gần, thì giữ được bình thản yên tĩnh mà chính đính, không hỗn loạn vậy".

Du Diễm - Chu Dịch tập thuyết nói: "Đạo Dịch rất quảng đại. Từ việc gần, việc xa, cho đến mọi việc trong trời đất này, không có gì không phải là Dịch. Lấy Dịch mà suy việc xa thì lý thông suốt, không hề trở ngại. Lấy Dịch mà bàn việc gần, thì lý đầy đủ rõ ràng ngay trước mắt, thản nhiên mà chính đính.Lấy Dịch mà bàn luận mọi việc trong vòng trời đất, thì lý lẽ của mọi sự mọi vật đều đủ cả trong đó. Có thể gọi là quảng đại vậy".

Lễ ký - Kinh giải viết: "Khiết tịnh tinh vi, Dịch giáo dã" (Trong sạch thuần khiết, tinh vi, đó là cái giáo lý của Dịch vậy). Chú giải cho câu nói này, Khổng Dĩnh Đạt - Lễ ký chính nghĩa viết: "Dịch cho rằng, đạo làm người ngay chính gặp điều lành, tà vạy ắt sẽ gặp điều dữ, không dâm lạm thái quá, như vậy gọi là 'khiết tịnh'; cùng lý tận tính, lời lẽ vi nhiệm thì gọi là 'tinh vi' vậy".

Dịch chi thất tặc

Câu nói này được viết trong Lễ Ký - Kinh giải. Ý nghĩa câu "dịch chi thất tặc" cho rằng nghiên cứu Dịch, nếu không biết tự tiết chế trong lời dạy của Dịch, thì sẽ có mối lo làm tổn thương tới Lý, làm hại tới vật. Làm người mà cung kính, không cẩu thả thì đủ để giúp cho nội tâm được chính trực. Hành vi thích hợp cũng đủ để giúp cho vẻ ngoài được đoan phương. Trịnh Huyền - Lễ Ký chú viết: "Thất, có nghĩa là không có khả năng tiết chế trong lời dạy của Dịch", lại nói "Dịch tinh vi, ái ố tương công, viễn cận tương thủ, tác bất năng dung nhân, cận vu thương hại". Nghĩa là: Đạo Dịch rất tinh vi, yêu ghét đối chọi nhau, xa gần chấp thủ nhau, vậy thì nó không thể chứa người khác ý, nếu không sẽ dẫn tới tai hại.

Khổng Dĩnh Đạt - Lễ Ký chính nghĩa viết: "Dịch chủ ở sự thuần tĩnh nghiêm chỉnh, xa gần chấp thủ nhau, yêu ghét đối chọi nhau, nếu không biết tiết chế, ắt sẽ bị tai hại". Khổng Dĩnh Đạt lại phân tích lời chú giải của Trịnh Huyền "Dịch tinh vi", ý muốn nói Dịch lý rất vi diệu sây sắc, cầu tránh xác đáng, không dung chứa người khác mình. Dịch nói "ái ố tương công" là để chỉ sáu hào của quẻ Dịch, hoặc hào âm cưỡi hào dương, hoặc hào dương nén hào âm, kề cạnh nhau mà không có sở đắc, gọi là "ái ố tương công". Nói "viễn cận tương thủ", là chỉ bỉ thủ có ứng là xa gần hợp nhau. Hoặc nếu xa mà không có ứng, gần mà không hợp nhau, thì không thể hòa hợp đến với nhau được.

Câu "tác bất năng dung nhân, cận vu thương hại", là ý muốn nói, nếu ý hợp nhau thì dù xa mà vẫn yêu nhau; nếu ý xa nhau, thì có gần mà vẫn ghét nhau, tức là không nên cùng với người không giống mình, nếu không sẽ bị tổn hại như bị giặc làm hại vậy.

Dịch khí tòng hạ sinh

Chu Dịch Càn tạc độ có câu: "Dịch khí tòng hạ sinh", nghĩa là Dịch lý thuyết minh quá trình phát sinh của sự vật, đều xuất phát từ sự vận động của "Khí"; mà sự sinh - thành của Khí đều thuận từ dưới lên trên, từ vi tế đến hiển hiện rõ ràng. Do vậy, 6 hào của các quẻ trong Dịch, đều được liệt theo thứ tự từ dưới lên trên.

Chu Dịch Càn tạc độ viết: "Vật do cảm nhau mà động, các vật cùng loại thì ứng với nhau, Khí của Dịch được sinh ra từ dưới". "Khí của trời đất tất có đầu có cuối. Vị trí của sáu hào đều từ dưới lên trên. Cho nên, Dịch bắt đầu từ cái Một, một phân ra hai, hai thông ở ba,... ở bốn, thịnh ở năm, kết thúc ở trên cùng".

Trịnh Huyền chú: "Dịch vốn không có hình, từ vi tế mà hiển hiện ra, khí từ dưới sinh ra, nên lấy hào dưới cùng làm khởi đầu vậy". "Dịch vốn không có hình thể, do Khí biến mà sinh ra cái Một, cho nên Khí từ dưới mà sinh ra".

Bàng thông

Điều lệ dịch học do Ngu Phiên đề xướng. Ý nói hai quẻ sáu hào so sánh với nhau, thể của hào âm dương khác nhau, tức là đây là dương thì kia âm, đây là âm thì kia dương, bàng thông với nhau từng cặp một. Ngu Phiên nói: "Quẻ Tỵ bàng thông với Đại hữu, quẻ Đại hữu bàng thông với quẻ Tỵ". Các quẻ khác giống như vậy.

Bàng thông là một trong những điều lệ quan trọng trong Dịch thuyết của Ngu Phiên. Xét, Văn ngôn truyện quẻ Càn nói: "Lục hào phát huy, bàng thông tình dã", ý nói hào của Dịch biến động chẳng dừng. Ngu Phiên đã căn cứ vào đây mà lấy danh từ "bàng thông", nhưng biến đổi ý nghĩa mà sáng tạo thành Dịch lệ của mình. Tới đời Minh thì Lai Tri Đức phát minh ra Tổng quái, Thác quái, được người đương thời gọi là "tuyệt học", trong đó Thác quái tức là áp dụng lệ Bàng thông của Ngu Phiên.

Trích dẫn

Sáu Hào phát huy biến động, biến thông tình - lý sự vật. Hào ở quẻ này là Âm, thì hào tương ứng của quẻ kia là Dương. Ở quẻ này là hào Dương, thì hào tương ứng ở quẻ kia là Âm.

Một sự vật nếu có thành tựu, thì sự vật ấy ắt phải đắc vị - đắc thời - đắc trung. Muốn duy trì một sự vật gì (?), thì chớ để nó phát triển tối đa, mà phải luôn cảnh giác phòng bị mặt trái của nó. Có như vậy, mới không nhận lấy mặt trái của nó.

Cho nên nói tình dã

Thành Ký tế định

Một trong những điều lệ Quái biến do Ngu Phiên đề xướng, nói rằng các hào vị bất chính đều sẽ biến thành chính, quẻ thành Ký tế, hào vị mới định.

CHI CHÍNH

"Chi" giống như nói "biến". "Chính", là chỉ hào âm cư âm vị - ngôi vi chẵn, hào dương cư dương vị - ngôi vị lẻ. Đây là một trong những điều lệ do Ngu Phiên đề xướng.

Trong quẻ, phàm hào vị nào bất chính đều cần phải biến cho thành chính, tức là điều mà Dịch truyện cho là "chính" và "đáng vị", cũng gọi là "chi biến". Theo điều lệ này, thì hào Sơ phải là dương, hào Nhị phải là âm, hào Tam phải là dương, hào Tứ phải là âm, hào Ngũ phải là dương, hào Thượng phải là âm. Khi quẻ sáu hào đều "chính", thì quẻ thành Ký tế, hào vị đã định, bởi vậy còn gọi là "thành Ký tế định". Ngu Phiên dùng thể lệ này để thuyết giải nhiều thể lệ biến của Dịch. Như quẻ Truân lời hào Lục Nhị là "Thập niên nãi phu", ông giảng là: "Khôn số thập, tam động phản chính, Ly nữ đại phúc, cố thập niên phản thường nãi phu, vi thành Ký tế định dã". Có nghĩa là: quẻ Truân, Chấn hạ Khảm thượng, duy có hào Tam bất chính, biến động đến chính, thành Ký tế mà hạ thể là Ly, thì mới có lời giải thích như trên". Lại như tượng truyện hào Cửu Nhị quẻ Vị tế viết: "Vị Sơ dĩ chính, Nhị động thành Chấn, cố thành chính", hào Cửu Tứ nói: "Động chính, đắc vị", hào Lục Ngũ nói: "Chi chính tắc cát", hào Thượng Cửu nói: "Chung biến chi chính, cố vô cữu". Nghĩa là quẻ Vị tế sáu hào đều thất chính, Ngu Phiên thuyết giải năm hào đều nên biến đến chính. Duy thiếu chỉ có một hào Lục Tam thì cũng theo lệ ngày mà suy ra.

Tam biến thụ thượng

Ngu Phiên đề xuất điều lệ Dịch học, chỉ hào thứ Ba biến, thì đổi vị trí cho hào Thượng, còn gọi là "Quyền" hay là "Quyền tượng". Chu dịch tập giải khi bàn về quẻ Gia nhân, dẫn lời Ngu Phiên nói: "Hào Tam đã biến, thì đổi vị trí cho hào Thượng. Đổi thì được đắc vị. Cuối cùng sẽ tốt". Lại dẫn Tượng truyện nói: "Chỉ hào Tam động. Hào Thượng đổi vị trí với hào Tam thành Ký tế định". Đây là nói quẻ Gia nhân chỉ có hào Thượng Cửu là thất chính, thì lấy hào Cửu Tam đã chính, biến thành hào âm, đổi vị trí với hào Thượng Cửu, thì sau hào đều chính mà thành Ký tế.

Xét thấy, lệ này của Ngu Phiên, lời chú ở sách Chu dịch tập giải đã dẫn, chỉ thấy có hai quẻ Gia nhân và Tiệm, đều thuộc quẻ mà hào Tam và hào Thượng là hào dương. Hào Tam là dương, vốn đã được chính, lại biến thành hào không chính, sau đó đổi ngôi vị với hào Thượng Cửu, khiến hai hào đều được chính. Phép này ngược với lệ: "Chi chính thành Ký tế". Bởi vậy, Ngu Phiên mới tự đặt tên là phép Quyền nghi.

Chu dịch tập giải ở hào Thượng Cửu quẻ Tiệm dẫn chú Ngu Phiên, nói: "Hào Tam đã đắc vị, lại biến nhận với hào Thượng là quyền. Khổng Tử nói: có thể hợp đạo, không thể quyền nghi, cũng không lạ vậy".

Phản quái

Điều lệ Dịch học do Ngu Phiên đời Tam quốc đề xướng. Nghĩa là lấy 6 hào của quẻ 6 vạch đảo ngược lại thành quẻ khác. Như quái tượng quẻ Quán, đảo ngược lại thì thành quái tượng quẻ Lâm. Quẻ Quán và quẻ Lâm hỗ nhau, thành quẻ phản quái.

Người đời sau cũng gọi là quẻ "phản đối", gọi như vậy thấy không chính đính với học thuyết của Ngu Phiên, do vì chữ "đối" theo nghĩa âm đối dương hay dương đối âm, ví như quẻ Quán có quẻ đối là quẻ Đại quá.

Nhưng trong 64 quẻ của Kinh, có 8 quẻ gồm Càn, Khôn, Khảm, Ly, Di, Trung phu, Tiểu quá, Đại quá có hình quẻ đặc biệt, đảo ngược cũng không biến đổi, nên không có "phản quái".

Lý Đỉnh Tộ - Chu dịch tập giải ở phần quái từ quẻ Di, dẫn lời Ngu Phiên nói: "Phản phục không suy, cũng như Càn Khôn Khảm Ly Di Trung phu Tiểu quá Đại quá". Trong Dịch thuyết của Ngu Phiên, dùng rất nhiều thí dụ về "phản quái". Như Chu dịch tập giải, ở quái từ quẻ Thái, dẫn lời Ngu Phiên nói: "Phản là Bĩ. Ở quái từ quẻ Minh di lại nói: phản là Tấn. Ở quái từ quẻ Tiệm nói: phản thành Quy muội, v.v..." Xét, thể lệ phản quái, hoặc phản đối, thực ra là một trong những đặc trưng vốn có của hình thái 64 quẻ trong Kinh.

Tuân Sảng

Tuân Sảng (128 - 190), người Dĩnh Xuyên, Dĩnh Âm, này là thành phố Hứa Xương, tỉnh Hà nam, thời Đông Hán, tự là Từ Minh, còn có tên là Tư. Thủa nhỏ ham học, 12 tuổi đã đọc được Xuân Thu, Luận Ngữ, ông đam mê kinh truyện, không chúc mừng thăm viếng ai, được người đương thời gọi là "Tuân thị bát long, Từ Minh vô song", và được Thái úy Đỗ Kiều khen rằng "có thể làm thầy người khác".

Hậu Hán thư - Tuân Sảng truyện, thì trước tác rộng khắp các loại kinh, tử, sử cộng hơn trăm thiên của ông đều thất truyền. Về Dịch học theo cổ văn Dịch của Phí Trực, lấy Thập dực giải thích nghĩa Kinh, ông đã sáng tạo nghĩa lệ đặc trưng "Càn Khôn thăng giáng", kết hợp dùng cả thể lệ quái biến, tiêu tức để giải thích yếu chỉ của Kinh, tác phẩm Dịch giải của ông đã thất truyền.

Hậu Hán thư - Nho lâm truyện viết: "Vào thời Kiến Vũ, Phạm Thăng truyền bá Mạnh thị Dịch để dạy cho Dương Chính, còn Trần Nguyên và Trịnh Chúng đều truyền bá Phí thị Dịch, về sau Mã Dung cũng truyền dạy cho Trịnh Huyền. Trịnh Huyền soạn Dịch chú, từ đó Dịch học họ Phí thịnh hành, mà Dịch học họ Kinh suy yếu".

Quái biến, thể lệ Dịch học của Tuân Sảng, có thể thấy được đại cương phép quái biến thông qua phép Càn Không thăng giáng, nhưng còn có biệt lệ:

1- Có loại từ Càn Khôn mà biến ra, như Thoán truyện quẻ Khiêm dẫn lời Tuân Sảng nói: "Càn lai chi Khôn" (Khôn từ Càn mà biến ra), lại dẫn trong Thoán truyện quẻ Giải: "Càn động chi Khôn, Càn Khôn giao động, động nhi thành Giải" (Càn động biến thành Khôn, Càn Khôn giao động, do động mà biến thành Giải).

2- Có loại từ Lục tử biến ra, như Thoán truyện quẻ Truân nói: "Đây vốn là quẻ Khảm. Xét, hào Sơ thăng lên Nhị, hào Nhị giáng xuống Sơ, đó là cương nhu bắt đầu giao nhau". Lại dẫn Thoán truyện quẻ Mông nói: "Đây vốn là quẻ Cấn. Xét, hào Nhị tiến lên (thăng) chiếm ngôi hào Tam, hào Tam lùi xuống (giáng) hào Nhị, cương nhu đắc trung cho nên thông".

3- Có loại từ tiêu tức quái biến ra, như quái từ quẻ Tụng dẫn lời Tuân Sảng nói: "Dương đến chiếm ở hào Nhị mà phu động ở hào Sơ". Tiêu Tuần cho rằng ở đây nói quẻ Tụng là gốc ở quẻ Độn. Lại như Thoán truyện quẻ Bĩ dẫn: "Đây vốn là quẻ Thái chỉ âm từ trên xuống, ở vào giữa quẻ Càn".

Dịch thuyết của Tuân Sảng nói đến quái biến còn lại không nhiều, lệ ấy có phải chỉ chừng ấy không, thì chưa rõ. Đến khi Dịch học của Ngu Phiên ra đời, thì thể lệ quái biến càng trở nên tỉ mỉ và có hệ thống.

THẬP NHỊ TÍCH QUÁI

Các nhà Dịch học thời Hán lấy 12 hình quẻ đặc thù trong 64 quẻ, phối hợp với khí hậu từng tháng của 12 tháng trong một năm, biểu thị ý nghĩa "âm dương tiêu tức" của vạn vật trong thế giới tự nhiên, gọi là Thập nhị tích quái, hay còn gọi là Nguyệt quái, Hậu quái, Tiêu tức quái.

Nguồn gốc của Thập nhị tích quái rất cổ. Thuyết này đầu tiên thấy ở Quy Tàng: "Tý Phục, sửu Lâm, dần Thái, mão Đại tráng, thìn Quải, tị Càn, ngọ Cấu, mùi Độn, thân Bĩ, dậu Quan, tuất Bác, hợi Khôn" (Mã Quốc Hàn - Ngọc hàm sơn phòng tập dật thư). Thượng Bỉnh Hòa cho rằng, Tả truyện - Thành công năm thứ 16 chép chuyện Tấn Hầu bói việc đánh nước Sở, được quẻ Phục, nói: "Năm quốc kiển, xạ kỳ nguyên, Vương trung quyết mục, dĩ Phục cư Tý". là dẫn chứng rõ nhất về việc vận dụng Thập nhị tích quái để nói về Dịch.

Chữ "Tích" còn có nghĩa là Vua (quân), "chủ" là nói 12 quẻ này làm chủ 12 tháng. Nay dựa vào bộ Hán thượng dịch truyện - Chu Chấn truyền lại Quái khí thất thập nhị hậu đồ của Lý Cái vẽ Thập nhị tích quái đồ biểu thị rõ tôn chỉ: dương đầy là "tức", âm hư là "tiêu". Sáu quẻ từ Phục đến Càn là tức quái, là Phục nhất dương sinh thuộc cung Tý, quẻ tháng 11; Lâm nhị dương sinh thuộc Sửu quẻ tháng 12; Thái tam dương sinh thuộc Dần quẻ tháng Giêng; Đại tráng tứ dương sinh thuộc Mão thuộc tháng 2; Quải ngũ dương tức, thuộc Thìn quẻ tháng 3; đến Càn lục dương tức, thuộc Tị quẻ tháng 4. Sáu quẻ từ Cấu đến Khôn là "tiêu" quái, là Cấu nhất âm tiêu, thuộc Ngọ, quẻ tháng 5; Độn nhị âm tiêu, thuộc Mùi, quẻ tháng 6; Bĩ tam âm tiêu, thuộc Thân, quẻ tháng 7; Quan tứ âm tiêu, thuộc Dậu, quẻ tháng 8; Bác ngũ âm tiêu, thuộc Tuất, quẻ tháng 9; đến Khôn là quẻ lục âm tiêu, thuộc Hợi, quẻ tháng 10.

Hai quẻ Càn Khôn là mẹ của "tiêu - tức", Dịch vĩ - Càn tạc độ viết: "Thánh nhân nhân âm dương mà nêu ra tiêu tức, lập Càn Khôn để thống nhất Thiên Địa", lại chép: "Quẻ tiêu tức, thuần là Đế, không thuần là Vương".

Dịch vĩ - Càn nguyên tự chế ký viết: "Tích quái, ôn khí không theo 6 quẻ, vật dương không sinh, khí đất sẽ dấy lên", Trịnh Huyền chú: "sáu quẻ là chỉ quẻ Thái, Đại tráng, Quải, Càn, Cấu (dưới Cấu còn có Độn, ghi chép sót), hàn khí không theo 6 quẻ, không dẫn đến đông vinh, vật thực không thành", Trịnh Huyền chú "Sáu quẻ là nói các quẻ Bĩ, Quan, Bác, Phục, Lâm". Các nhà Dịch học từ Mạnh Hỷ, Kinh Phòng thời Tây Hán; Mã Dung, Trịnh Huyền, Tuân Sảng, Ngu Phiên thời Đông Hán, cho đến các học giả đời Thanh, chẳng ai không dùng Thập nhị tích quái để lập thuyết, ảnh hưởng rất lớn. Thượng Bỉnh Hòa nói: "Người hậu Hán chú Dịch thường dùng Nguyệt quái nhưng không nói rõ, cho rằng Nguyệt quái mọi người đều biết, bất tất phải nói kỹ, điều đó cho thấy tính quan trọng của Nguyệt quái".

Hệ từ - Hạ truyện viết: "Cương nhu tương thôi, biến tại kỳ trung hỹ", Chu dịch tập giải dẫn lời chú của Ngu Phiên nói: "Nói về tiêu tức của 12 tháng, cửu lục tương biến, cương nhu tương thôi mà sinh biến hóa, cho nên bên trong có biến đổi vậy".

TRỊNH HUYỀN VÀ DỊCH VĨ CHÚ

Trịnh Huyền là Kinh học gia, Dịch học gia nổi tiếng đời Hán. Cống hiến quan trọng đối với Dịch học của ông là: chú thích kiệt xuất công trình Dịch Vĩ, với trước tác đồ sộ và sắc bén, Trịnh Huyền đã trở thành tập đại thành của Tượng - Số dịch học đời Hán.

Trịnh Huyền (127 - 200) người đất Cao Mạt, thời Đông Hán, tự là Khang Thành, ông nổi danh là một đại sư về Dịch học, tinh thông Ngũ hành, là người kế thừa đầu tiên của Kinh thị dịch học.

Trịnh Huyền nghiên cứu Phí thị dịch học, sau đó ông theo nhà kinh học nổi tiếng Mã Dung nghiên cứu Cổ văn kinh. Học xong, ông về làng giảng dạy ngũ kinh. Do chính biến giữa Hoạn quan với Đại thần thời Hán Linh Đế, ông bị bắt giam; Ra tù ông đóng cửa không đi đâu, ở nhà viết sách.

Ông trước tác nhiều về Ngũ kinh, hậu như chú giải toàn bộ, như Chu dịch chú - Tùy thư - Kinh tịch chí được chép thành 9 quyển, Dịch tán, Dịch luận, tác phẩm nổi tiếng nhất của Ông là Dịch vĩ chú được chép trong Tứ khố toàn thư. Đặc biệt của sách này là hào thần, thần ở đây có nghĩa chỉ về ngôi sao, vì Trịnh Huyền coi 12 hào của Càn và Khôn là 12 'thần' tức 12 ngôi sao, ông dùng Dịch để lập thuyết về Thiên văn học. Trịnh Trần đời Thanh có soạn 4 quyển Trịnh học lục, đây là tư liệu quan trọng để nghiên cứu về Trịnh học. Ngoài ra, Vương Ứng Lân thời Nam Tống biên soạn Chu dịch Trịnh Khang thành chú; Mã Quốc Hàn biên soạn Tân bản Trịnh thị Chu dịch; Viên Quân đời Thanh biên soạn Trịnh thị di thư.

Trịnh Huyền là đệ tử của Mã Dung, quan điểm học thuật giống như Mã Dung, trên cơ sở kế thừa Kinh thị dịch học mà phát huy Phí thị học.

Chu dịch chú của Trịnh Huyền đã thất lạc. Tùy thư - Kinh tịch chí đã sao chép được 9 quyển, đời sau có biên soạn Chu dịch Trịnh Khang thành chú một quyển, sách tương đối có tính đại biểu. Những tư liệu trong Tứ khố toàn thư còn lưu giữ đều là những tư liệu nghiên cứu về Trịnh Huyền với Dịch học.

Sách Dịch vĩ được Trịnh Huyền chú giải có trình độ lý luận rất cao. Trên cơ sở của Kinh Phòng về bát quái, hào vị tương kết tương hợp, Trịnh Huyền đã xây dựng thêm số Ngũ hành thành Đại biến số để giải thích số Đại diễn và số Trời Đất của Dịch.

Dịch nói: 天一地二。天三地四。天五地六。天七地八。天九地十。Thiên nhất Địa nhị, Thiên tam Địa tứ, Thiên ngũ Địa lục, Thiên thất Địa bát, Thiên cửu Địa thập”. Số lẻ là dương thuộc Thiên; số chẵn là âm thuộc Điạ. Cho nên ta mới có 10 số thiên-nhiên, dàn thành 5 cặp âm-dương: (1, 2), (3, 4), (5, 6), (7, 8), (9, 10). Trịnh Huyền chú giải: 河以通乾出天。洛以流坤吐地符。河龍圖發。洛龜書成。河圖有九篇。洛書有六篇。(Hoàng-hà để thông hiểu quẻ Kiền suy ra từ trời. Lạc-thủy để lưu hành quẻ Khôn nhả địa-phù. Hoàng-hà Long-đồ phát-xuất, Lạc-thủy Quy-thư hoàn thành. Hà-đồ gồm 9 thiên, Lạc-thư gồm 6 thiên).

Tiêu Diên-Thọ 焦延壽, tự Cống, là sư phụ của Kinh Phòng, đã truyền lại cho Kinh Phòng nguyên lý Hào thần. Sách có chép "Bát-quái Lục-Vị-Đồ 八卦六位圖", lấy ngũ-hành, 10 can (nạp-giáp), 12 chi (trang chi) phổ vào các hào của bát-quái. Đó chính là một thuật của Kinh Phòng. Phép Hào thần sau này đã được Trịnh Huyền sử dụng lấy làm hào âm dương để giải thích Dịch, được ghi lại trong sách Dịch Hán Học 易漢學 của Huệ-Đống 惠棟, Quyển IV, có chép Đồ này.

Số Ngũ hành được xuất hiện sớm nhất ở Thượng thư - Hồng phạm viết: "Đầu tiên là ngũ hành. Thủy nhuận hạ, hỏa viêm thượng, mộc khúc trực, kim tùng cách, thổ viên giá sắc" (Nước thấm xuống làm nên vị mặn, lửa bốc lên làm ra vị đắng, gỗ cong thẳng làm nên vị chua, kim theo thay đổi làm nên vị cay, đất để gieo cấy làm nên vị ngọt). Thông qua đây, Trịnh Huyền lấy số Ngũ hành để chú giải về số trời đất trong Dịch, viết: "Khí của trời đất mỗi thứ có 5. Theo thứ tự ngũ hành, 1 là thủy đó là số trời, 2 là hỏa đó là số đất; 3 là mộc đó là số trời; 4 là kim đó là số đất; 5 là thổ đó là số trời". Ông lại nói: "Số trời đất là 55, với ngũ hành khí thông. Phàm ngũ hành giảm 5, đại diễn lại giảm 1 cho nên thành 4".

Trịnh Huyền chú thích Dịch vĩ rất rõ ràng khúc triết, ông phát triển "Hào thần thuyết" của Dịch vĩ lấy 6 hào của quẻ, tương phối với 12 thần trong 1 năm. Cứ 2 quẻ Dịch đối, ứng trực cho 1 năm, 64 quẻ ứng trực cho một vòng 32 năm, khởi đầu từ hai quẻ Càn Khôn, kết thúc ở hai quẻ Ký tế và Vị tế. Mục địch của Trịnh Huyền là cho quái và hào tương ứng với nội hàm của Thời gian, dẫn tới hiệu quả Thời gian tương ứng với Tiết khí. Hào Thần đối ứng tương tự như với phương pháp Nạp giáp vào quẻ vào hào với vận trình thời gian cho từng năm mới. Tức là: đối với quẻ dương thì đi theo chiều thuận, đối với quẻ âm thì đi theo chiều nghịch. Ta lấy quẻ Càn Khôn làm ví dụ:

Càn vận hành theo chiều trái:

- Hào Thượng: tháng Chín - kiến Tuất

- Hào Ngũ: tháng Bảy - kiến Thân.

- Hào Tứ: tháng Năm - kiến Ngọ

- Hào Tam: tháng Ba - kiến Thìn

- Hào Nhị: tháng Giêng - kiến Dần

- Hào Sơ: tháng Một - kiến Tý.

Khôn vận hành theo chiều phải:

- Hào Thượng: tháng Tư - kiến Tị

- Hào Ngũ: tháng Hai - kiến Mão

- Hào Tứ: tháng Chạp - kiến Sửu

- Hào Tam: tháng Mười - kiến Hợi

- Hào Nhị: tháng Tám - kiến Dậu

- Hào Sơ: tháng Sáu - kiến Mùi

Trịnh Huyền dùng thuyết Hào thần để chú giải quẻ Dịch, chính là do Hào thần đã phản ánh được quy luật âm dương tiêu trưởng, khi Hào thần kết hợp với âm dương khí hóa, đã giải thích được sự thuận nghịch, thành bại của sự - vật, phát huy đầy đủ nguyên lý của Dịch về sự tương ứng giữa con người với thế giới tự nhiên.

Đặc điểm của Trịnh Huyền là lấy Kinh để chú giải Nghĩa, có nghĩa là lấy Dịch kinh chú giải Dịch truyện, cũng như lấy Kinh để giải Vĩ, đây là ông căn cứ vào thuyết lấy âm dương ngũ hành làm cơ sở, Ông đã đề xuất tăng cường ý - nghĩa cho âm dương của Tượng hào, đồng thời dùng Âm dương hào, để giải thích Dịch. Ông cũng đề xuất xây dựng quan điểm của Lão Tử để giải Dịch, như Trịnh Huyền chú Dịch vĩ với Dịch tam nghĩa, lấy tư tưởng vô vi vô vật của Lão để trình bầy mọi điều, Ông viết: "Noi theo Dịch mà vô vi, thì tính của thiên hạ không thể không tự hình thành. Với điều đó, ta có thể nói Dịch đạo là vô vi. Cho nên, trời đất, vạn vật, tất cả đều biến thông".

THUYẾT GIẢI DỊCH CỦA KINH PHÒNG

Kinh Phòng là người khai sáng phái tượng - số Hán dịch, cống hiến chủ yếu về Dịch học của ông là phát triển tượng số học của Dịch học, sự phát hiện ra những điều mới trong Dịch của ông, đã gây được những ảnh hưởng sâu sắc. Đời sau đã coi ông với Mạnh Hỷ là đại biểu cho các nhà Dịch học đời Hán, điều này đã khẳng định vị thế của ông trong Dịch học.

Kinh Phòng (77 - 37 tr.CN) người Tây Hán, người đất Đốn Khâu Đông quận, tự là Quân Minh, ông vốn họ Lý. Ông học dịch ở Tiêu Diên Thọ, rất thích âm luật, sau chết trong tay Trung thư lệnh Thạch Hiển.

Ông biên soạn rất nhiều, nhưng theo Hán thư - Nghệ văn chí, thì nay chỉ còn 11 thiên Tai dị Mạch thị Kinh Phòng, 2 thiên Ngũ lộc xung Phòng lược thuyết, Kinh thị đoạn gia. Trừ 3 quyển Kinh thị dịch truyện ra, thì toàn bộ trước tác khác của ông đều thất lạc.

Kinh Phòng là riêng một học phái, đặc điểm về học thuật của ông là nhấn mạnh thuyết "thiên nhân cảm ứng", do làm rõ được về tai dị trong thiên nhiên, rồi từ đó Ông chiêm nghiệm khí số cho xã hội, nên được nhà vua ban thưởng. Kinh Phòng là mở đầu của phái tượng - số Dịch học. Tập Kinh thị dịch truyện là gốc của tượng - số, là ông tổ của chiêm nghiệm Dịch học.

THẾ - ỨNG

Thế - Ứng là điều lệ Dịch học của Kinh Phòng thời Tây Hán. "Thế" là chỉ quẻ nào đó, trong hệ thống bát cung quái, thuộc thế quái thứ mấy của Cung nào đó, như vậy có nghĩa là hào thứ mấy tức là hào "Thế".

"Ứng" là chỉ sau khi xác định hào của Thế quái, hào này nếu là Sơ thì ứng với hào Tứ, nếu là Tam thì ứng với hào Thượng. Ngược lại cũng như vậy.

Thế - Ứng trong Dịch thuyết của họ Kinh là rất quan trọng, là một trong những phương pháp cơ bản để đoán quẻ khi chiêm sự. Thượng Bỉnh Hòa bàn tới hàm nghĩa của Thế - Ứng và phương pháp suy tìm Thế - Ứng, Thế hào, Ông chỉ rõ: "Thế - Ứng là chủ trong quẻ, là chỗ dựa để suy đoán lành dữ, đại để như Trinh - Hối (tức là nội quái và ngoại quái). Thế là ta, Ứng là nó. Song Thế - Ứng xét ra gặp hào nào, vẫn vốn lấy gốc từ bản cung của quẻ Ngộ quái".

Do đó, tìm hiểu căn nguyên của Thế - Ứng của bất cứ một quẻ nào đó, đều phải khảo cứu Bản cung quái thuộc trong Bát cung quái. Lấy cung Càn làm ví dụ, hào Sơ biến là Nhất thế quái Thiên Phong Cấu, vì quẻ Cấu là từ hào Sơ quẻ Càn biến mà ra. Cho nên Cấu: Thế tức tại hào Sơ, Ứng tại hào Tứ. Hào Nhị của Càn lại biến, thì hào Nhị Thế quái Thiên Sơn Độn, vì Độn từ hào Nhị của quẻ Càn biến mà ra, nên Thế của quẻ Độn là hào Nhị, còn Ứng tại hào Ngũ. Hào Tam quẻ Càn lại biến thì thành Tam thế quái Thiên Địa Bĩ, vì quẻ Bĩ do hào Tam của quẻ Càn biến mà thành. Cho nên Thế của Bĩ là ở hào Tam, còn Ứng thì tại hào Thượng. Hào Tứ của Càn lại biến thì thành Tứ thế quái Phong Địa Quan, vì quẻ Quan là do hào Tứ quẻ Càn biến mà ra. Cho nên Thế của quẻ Quan là ở hào Tứ, còn Ứng thì ở tại hào Sơ. Hào Ngũ quẻ Càn lại biến thì thành Ngũ thế quái Thiên Địa Bác, vì quẻ Bác là do hào Ngũ quẻ Càn biến mà ra, cho nên Thế của quẻ Bác là ở hào Ngũ, Ứng tại hào Nhị. Hào Thương quẻ Càn chẳng thể biến đổi, nếu biến thì xuất cung. Sau khi do hào Ngũ của Ngũ thế quái Bác thoái lùi, thì hào Tứ lại biến thành Dương, thành ra Du hồn quái Hỏa Địa Tấn, Thế của Tấn lùi ở hào Tứ (giống với Tứ thế quái Quan), còn Ứng tại hào sơ. Lại do Tứ của Du hồn quái Tấn thoái lùi, hoàn toàn biến đổi ba hào ở dưới, thì thành Quy hồn quái Hỏa Thiên Đại hữu, Thế của quẻ Đại hữu lại lùi ở hào Tam (giống với Tam thế quái Bĩ), còn ứng tại hào Sơ. Còn như bản cung quái Càn là Thiên, thì Thế tại hào Thượng, Ứng tại hào Tam. Bảy cung còn lại cũng giống như vậy.

Khi tìm hiểu quy luật ở trong của Thế - Ứng, thì thấy Thế vị của Nhất thế quái cho đến Ngũ thế quái, lần lượt ở tại hào Sơ cho đến hào Ngũ, bản cung quái tại hào Thượng, thì Du hồn quái giống Tứ thế quái tại hào Tứ, Quy hồn quái giống Tam thế quái tại hào Tam. Xác định Thế hào rồi thì vị trí của Ứng hào sẽ rất dễ thấy. Cho nên Thượng Bỉnh Hòa nói: "Thế đã định thì cách hai hào là Ứng hào", nói cách hai hào là Ứng hào là cách nói giản tiện về sáu ngôi - vị chẵn lẻ âm dương tương ứng của các quẻ trong Dịch.

Kinh thị dịch truyện - về quẻ Quy hồn Đại hữu của cung Càn,Kinh Phòng nói: "Tam công lâm Thế, Ứng Thượng cửu vi Tông miếu". Từ Ngang nói: "Quy hồn đảm đương chức Tam công, Thế vị thì tại hào thứ ba, thế hào Thìn thổ tương ứng với Tông miếu hào Tị hỏa, (đó tức là hào Thượng, Thượng cư quái cực là tông miếu), Hỏa có khả năng sinh Thổ".

Phép Thế - Ứng mà các nhà bói toán đời sau vận dụng, là do Dịch học của Kinh Phòng mà ra. Các nhà dịch học Hán Ngụy, lưỡng Tấn như Tuân Sảng, Can Bảo,... thì lại thường lấy điều lệ "thế - ứng" để giải thích nghĩa của Dịch.

PHI – PHỤC

Điều lệ Dịch học do Kinh Phòng đời Hán đề xướng. "Phi" là chỉ Quái tượng của hào thế đã hiện rõ của một quẻ nào đó, của một cung nào đó. "Phục" là để chỉ Quái tượng đang ẩn phục chưa hiện rõ do hào thế, hoặc hào tương ứng với nó biến thành.

Phàm là tượng "phi - phục", thì phải có âm dương đối nhau, dương phi thì âm phục, âm phi thì dương phục. Chu Chấn - Hán thượng dịch truyện viết: "Phàm quẻ hiện rõ gọi là phi, quẻ chưa hiện rõ gọi là phục. Phi là mới đến. Phục là đã qua".

Kinh thị Dịch truyện trình bày thể lệ được thâu tóm như sau:

1. Bản cung quái trong Bát cung quái lấy âm dương đối nhau để hỗ thành "phi - phục". Như quẻ Càn và quẻ Khôn đối nhau, Càn là "phi" thì Khôn là "phục", Khôn là "phi" thì Càn là "phục". Tượng làm chủ là hào thế (hào Thượng Cửu Thượng Lục). Các cặp quẻ dịch đối Chấn - Tốn, Khảm - Ly, Cấn - Đoài cũng vậy.

2. Quẻ do Bát cung hóa sinh ra từ nhất thế đến ngũ thế, ba quẻ trước là "phi - phục" đối với nội quái, hai quẻ sau là "phi - phục" đối với ngoại quái. Như quẻ Cấu nhất thế quái của cung Càn, hào thế Sơ Lục đã hiển hiện mà cư ở nội Tốn, hào Sơ Cửu quẻ Càn được hóa sinh ra liền ẩn phục mà cư ở nội Càn, bởi vậy quẻ Cấu phi ở nội Tốn mà phục ở nội Càn, hào Sơ là chủ tượng. Cũng với lý đó, quẻ Độn nhị thế quái, phi ở nội Cấn phục ở nội Càn, hào Nhị là chủ tượng. Cũng với lý đó, quẻ Bĩ tam thế quái, phi ở nội Khôn phục ở nội Càn, hào Tam làm chủ tượng. Quẻ Quán tứ thế quái, phi ở ngoại Tốn phục ở ngoại Càn, hào Tứ là chủ tượng. Quẻ Bác ngũ thế quái, phi ở ngoại Cấn phục ở ngoại Càn, hào Ngũ là chủ tượng. Bản cung còn lại theo đó mà suy.

3. Quẻ Du hồn là "phi - phục" với ngoại quái của ngũ thế quái bản cung. Quẻ quy hồn là "phi - phục" với nội quái của quẻ Du hồn bản cung. Như quẻ Tấn là quẻ Du hồn của cung Càn, hào thế Cửu Tứ đã hiển hiện mà cư ở ngoại Ly, hào Lục Tứ của quẻ ngũ thế quái Bác do quẻ Du hồn phục biến, liền ẩn mà cư ngoại Cấn, hào Tứ là chủ tượng. Quẻ Quy hồn cung Càn là Đại hữu, hào Cửu Tam là hào thế, đã hiển hiện ra mà cư ở nội Càn, ba hào âm dưới quẻ Du hồn Tấn, phản quy phục biến, liền ẩn mà thành nội Khôn; bởi vậy quẻ Đại hữu phi ở nội Càn phục ở nội Khôn, hào Tam là chủ tượng. Bảy cung còn lại theo đây mà suy.

4. Khi chiêm quẻ, gặp hai hào động của bản quái, ba hào động của bản quái trở lên, thì lấy hào động trên cùng làm chủ tượng, xét từ trên xuống dưới, từ ngoài vào trong, cũng đều căn cứ vào Quái từ Quái tượng và Hào từ Hào tượng để định cát hung.

Xét, về thể lệ "phi - phục", thực chất Kinh Phòng vận dụng nguyên lý đầy vơi, tiêu tức trong mâu thuẫn đối lập âm dương của Dịch, sau đó suy rộng phát triển mà thành. Từ Ngang trong Kinh thị Dịch truyện tiên nói: "Âm dương tiêu trưởng mà có phi-phục. Hiển là phi, ẩn là phục. Đã phi thì từ hiển mà ẩn; đã phục thì từ ẩn mà hiển. Trong phi có phục, trong phục có phi, tiêu tức tuần hoàn không cùng".

Hán thư - Kinh Phòng truyện viết: "Tiêu quái gọi là Thái âm. Tức quái gọi là Thái dương". Nhan Sư Cổ chú: "Tiêu quái gồm Cấu, Độn, Bĩ,Quán, Bác, Khôn. Tức quái gồm Phục, Lâm, Thái, Đại tráng, Quải, Càn". Chu Hy chép ở đầu sách Chu dịch bản nghĩa có nói: "Thái dương sinh hai quẻ Càn Đoài. Thái âm sinh hai quẻ Cấn Khôn".

Kinh Phòng đã kết hợp, vận dụng cả Ngũ hành, Can Chi, Ngũ tinh, Tứ khí, Lục thân, Cửu tộc, Phúc đức, Hình sát, v.v...để giúp vào việc chiêm nghiệm. Các nhà bốc phệ đời sau đều lấy phép "phi-phục" của Kinh Phòng để xin âm dương chiêm đoán tai dị. Những nhà Dịch học thời Hán Ngụy như Tuân Sảng, Ngu Phiên lại thường dùng lý luận "dương hạ phục âm, âm hạ phục dương" trong thể lệ phi-phục để giải thích nghĩa của Dịch. Về câu "Lý sương kiên băng chí" trong Văn ngôn truyện quẻ Khôn, Tuân Sảng nói: "Sương là mệnh lệnh của Trời, dưới Khôn có Càn ẩn phục. 'Lý sương kiên băng', đó là nói đạo thuận tòng. Càn khí thêm vào, tính biến thành cứng. Như bề tôi thuận theo mệnh vua mà hoàn thành đạo làm tôi". Hoặc câu "Quân tử dĩ trí mệnh toại chí" trong Đại tượng truyện quẻ Khôn, Ngu Phiên nói: "Quân tử là chỉ hào Tam, dương đang ẩn phục".

Kinh Phòng kiên trì thuyết "quái khí" để bình nghị âm dương tai biến, cho nên di thuyết của ông truyền ở đời rất sâu rộng. Đầu quyển Thượng là: Càn cung bát quái, thứ đến Chấn cung bát quái, Khảm cung bát quái, Cấn cung bát quái. Đầu quyển Trung là: Khôn cung bát quái, thứ đến Tốn cung bát quái, Ly cung bát quái, Đoài cung bát quái. Đầu quyển Hạ bàn về Thánh nhân làm Dịch, phép đếm cỏ thi bày quẻ, rồi bàn về phép Nạp Giáp, sau đó bàn về 24 khí hậu phối hợp với 64 quẻ, và Tứ Dịch: Thiên dịch - Địa dịch - Nhân dịch - Quỷ dịch. Thiên quan, Địa quan và Ngũ hành sinh tử. Phép bói dùng đồng tiền đời sau thực ra xuất phát từ đây. Cách dùng Hỏa châu lâm cựu truyền cũng khởi đầu từ sách của Kinh Phòng.

DU HỒN

Du hồn là quẻ thuần bản cung của mỗi cung, khi biến đến hào thứ năm, thì hào trên không biến, mà lại đi xuống, biến ở hào thứ tư đã biến, quẻ được hình thành như vậy, thì gọi là quẻ Du hồn. Kinh thị Dịch truyện, đó là Du hồn". Lục Tích chú thích: "Khi âm đã bóc hết dương, nhưng dương đạo không thể bị diệt hết, vì vậy phản dương phục đạo. Nhưng không quay về ngôi bản vị, thì gọi là Du hồn theo "lệ" của Bát quái". Nói về quẻ Tấn: "Khí tinh túy thuần"

Xét, gọi tên Du hồn, vốn gốc từ Hệ từ - Thượng truyện "Tinh khí vi vật, du hồn vi biến". Kinh Phòng đã tiếp thu, lấy làm tên gọi cho quẻ hình thành bởi lần biến thứ sáu của Bản cung quái. Can Bảo chú giải về quẻ Tụng nói: "Quẻ Tụng là du hồn của quẻ Ly. Ly là binh qua, thiên khí hình sát, là quẻ mà vương công phải dùng tới quân đội".

QUY HỒN

Quy hồn là quẻ bản cung của mỗi cung, đã biến đổi tới lần thứ 6 thành quẻ Du hồn, thì đồng thời biến đổi 3 hào đã biến ở dưới quẻ, như vậy thì thành quẻ, gọi là quẻ Quy hồn. Kinh thị Dịch truyện trong mục quẻ Đại hữu nói: "Quẻ trở về bản cung gọi là Đại hữu, tượng trong thấy Càn là bản vị". Gọi là "Bản cung", hay "Bản vị" là chỉ cung Càn biến tới quẻ Quy hồn, thì ba hào dưới lại biến nữa mà trở về Càn. Như vậy, hào Sơ, hào Nhị, hào Tam đều biến hai lần. Hào Tứ biến lần hai thì được quẻ Du hồn.

Lục Tích chú thích rằng: "Tám quẻ vốn khởi từ cung Càn, tới Đại hữu là Quy hồn. Gọi là Quy hồn là nói về tượng của quẻ đó biến, mà quay trở về bản vị Hạ quái của bản cung". Tuân Sảng nói: "Tùy là quy hồn của Chấn, Chấn trở về (quy) từ Tốn (chỉ hạ thể quẻ tam thế Chấn thành Tốn, tới quẻ quy hồn mới hồi phục bản thể thành Chấn), cho nên rất thông thuận. Vì Tốn là khiêm tốn, hòa thuận, nên có nghĩa là Thông.

Kinh thị Dịch truyện nói: "Dịch của Khổng Tử chép: Có tứ dịch. Nhất thế Nhị thế là Địa dịch. Tam thế Tứ thế là Nhân dịch. Ngũ thế Bát thuần là Thiên dịch. Du hồn Quy hồn là Quỷ dịch". Lại nói: "Du hồn, Quy hồn là Quỷ dịch. Quỷ là lại quay về. Quẻ Du hồn từ hào thứ năm, thì quay về mà biến ở hào thứ tư; quẻ Quy hồn từ hào thứ tư, lại quay về mà biến ở ba hào ở dưới quẻ. Thể lệ này đều bao hàm cả tôn chỉ của sự 'quay về' (phục quy)".

Thế quái khởi Nguyệt lệ

Điều lệ Dịch học của Kinh Phòng. Phép này đem Bát cung quái chia ghép với 12 tháng. Không giống với thể chế đem quẻ ghép với tháng, trong Quái khí đồ của Mạnh Hỷ.

Khởi Nguyệt lệ:

- Nhất thế quái: âm làm chủ tháng Năm, vì một âm tại Ngọ. Dương làm chủ tháng Một, vì một dương tại Tý.

- Nhị thế quái: âm làm chủ tháng Sáu, vì hai âm tại Mùi, Dương làm chủ tháng Chạp, vì hai dương tại Sửu.

- Tam thế quái: âm làm chủ tháng Bảy vì ba âm tại Thân, dương làm chủ tháng Giêng, vì ba dương tại Dần.

- Tứ thế quái: âm làm chủ tháng Tám vì bốn âm tại Dậu, dương làm chủ tháng Hai vì bốn dương tại Mão.

- Ngũ thế quái: âm làm chủ tháng Chín vì năm âm tại Tuất, dương làm chủ tháng Ba vì năm dương tại Thìn.

- Bát thuần Thượng, âm làm chủ tháng Mười vì sáu âm tại Hợi, dương làm chủ tháng Tư vì sáu dương tại Tị.

- Du hồn do Tứ thế làm chủ, giống với Tứ thế quái.

- Quy hồn do Tam thế làm chủ, giống với Tam thế quái.

Âm dương nói ở đây, là chỉ hào Thế của thế Quái cùng Du hồn quái, Quy hồn quái, thuộc quẻ nào đó, thuộc cung nào đó, là hào âm hay hào dương. Căn cứ vào thuyết này mà lập "Thế quái khởi nguyệt lệ biểu".

Tất cả 12 tiêu tức quái, đều hợp với 12 tháng phối thuộc, còn 52 quẻ khác, vì hào Thế của chúng hợp với tiêu tức hào của 12 tiêu tức quái, nên cũng phân biệt liệt vào 12 tháng. Cho nên, khởi Nguyệt lệ của Kinh Phòng chính là do 12 tiêu tức quái mở rộng ra mà thành. Sự vận dụng lệ này, vốn là để bói toán chiêm nghiệm.

- Nguyệt kiến Tý - quẻ đời một (nhất thế quái): Phục, Bí, Tiết, Tiểu súc

- Nguyệt kiến Sửu - quẻ đời hai (nhị thế quái): Lâm, Đại súc, Giải, Đỉnh

- Nguyệt kiến Dần - quẻ đời ba (tam thế quái) Thái, Ký tế, Hằng, Hàm.

- Quẻ Quy hồn: Đại hữu, Tiệm, Cổ, Đồng nhân

- Nguyệt kiến Mão - quẻ đời bốn (tứ thế quái) Đại tráng, Khuê, Cách, Vô vọng.

- Du hồn quái: Tấn, Đại quá, Tụng, Tiểu quá

- Nguyệt kiến Thìn - quẻ đời năm (ngũ thế quái) Quải, Lý, Tỉnh, Hoán.

- Nguyệt kiến Tị - quẻ Bát thuần (Bát thuần quái) Càn, Cấn, Tốn, Ly

- Nguyệt kiến Ngọ - nhất thế quái: Cấu, Dự, Lữ, Khốn

- Nguyệt kiến Mùi - nhị thế quái: Độn, Truân, Gia nhân, Tụy

- Nguyệt kiến Thân - tam thế quái: Bĩ, Tổn, Ích, Vị tế

- Quẻ Quy hồn: Tùy, Sư, Tỵ, Quy muội

- Nguyệt kiến Dậu - tứ thế quái: Quán, Thăng, Mông, Kiển

- Du hồn quái: Minh di, Trung phu, Nhu, Di

- Nguyệt kiến Tuất - ngũ thế quái: Bác, Phong, Phệ hạp, Khiêm

- Nguyệt kiến Hợi - Bát thuần quái: Khôn, Chấn, Khảm, Đoài.

Sở Tử Huy viết lời bạt cho sách Khải mông tiểu truyện, đã làm rõ nghĩa của Chu Tử còn thiếu, lập luận của Ông có căn cứ, lý lẽ có hệ thống chặt chẽ. Đã làm rõ nghĩa “Càn Khôn nạp Giáp”, quẻ Càn từ Giáp đến Nhâm, quẻ Khôn từ Ất đến Quý, số của nó đều là 9. Tuy nhiên Ông ngờ thuyết cho rằng, số 9 của quẻ Càn có khả năng kiêm cả số 6 của quẻ Khôn. Nhưng Khôn âm không thể bao hàm Càn dương. Tử Huy cho rằng, trong số 6, có số 1, 3, 5 (là các số dương), như vậy thì số 9 dương cũng có thể chứa trong số 6 âm. Thực ra học thuyết về số không ngoài chẵn - lẻ, chỉ có một nghĩa đó mà rất nhiều thuyết bàn tới, càng suy luận càng nẩy sinh những luận lý mới, thuyết nào cũng đúng cả.

Xét, một quẻ sinh 3 con, 3 con sinh 9 cháu. Phép Bát phong của họ Kinh, mỗi quẻ có 3 hào là “sinh”, có 3 hào ngoài là “hành”. Một quẻ sinh 3 cho nên 8 quẻ “biệt sinh” ra 24 “tử tức” (con cháu), 8 quẻ còn “hoà sinh” 24 “tử tức” nữa. Ngoại quái đều có 1 người hành ở một hào. 3 người “hành” vào trong (nội quái) làm khách, cho nên nói: “có ba người khách từ từ đến”. Nhân lấy phép một hào biến của Tả Thị, mỗi quẻ có 6 biến hào làm thành một quẻ, lại hợp 6 lần biến thành 36 quẻ

Nguồn:

- Kinh thị Dịch truyện - Từ Ngang

- Từ điển Chu dịch - Trương Thiện Văn.

THUYẾT VỀ DỊCH SỐ

Số là sự thăng hoa của Tượng, Dịch số bắt nguồn từ Dịch tượng, hào số trong Dịch là tổ của vạn số. Nói là tổ của vạn số, là từ sau khi Phục Hy họa vẽ bát quái, hào âm "- -" (2 số) và hào dương "-" (1 số), số tổng của hai số (3 số) đã trở thành tổ của vạn số.

Dịch số bao gồm Thiên số và Địa số - số của Đại diễn, số của kỳ - ngẫu (số lẻ - chẵn), và nội dung của tứ đại sinh thành số (bốn số lớn sinh thành). Trong đó Dịch số Hà Lạc có nội hàm quan trọng trong khoa học sinh mệnh.

Sự kết hợp giữa Dịch tượng và Dịch số có ý nghĩa quan trọng về phương diện đi sâu làm sáng tỏ Dịch lý. Số là điểm cơ bản của Khoa học tự nhiên, khi ứng dung về mặt chiêm phệ của tượng - số còn được gọi là "thuật số học", là hạt nhân của văn hóa chiêm phệ, sự tương bổ tương thành giữa tương - số và thuật số đều là hạt nhân của Dịch học.

Đặc điểm tượng - số của Dịch là thông qua tượng - số, phân tích làm sáng tỏ Dịch lý. Trong quá trình từ Tượng đến Số, từ Số đến Lý, về khách quan đã thúc đảy tư duy hình tượng đến tư duy trừu tượng, còn được gọi là Huyền học của tư duy Cổ đại. Dịch số không những có tác dụng quan trọng đối với sự phát triển của Dịch tượng, mà còn có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của Dịch lý. Quy luật phát triển giữa hai bộ môn đó với nhau là: Dịch số bắt nguồn từ Tượng lại phát triển Tượng lên; Dịch số ra đời từ Lý lại thúc đẩy cho Lý phát triển. Ba bộ môn Số - Tượng - Lý tương phản tương thành, cùng chung kích thích sự phát triển của Dịch học và Khoa học tự nhiên.

THIÊN SỐ VÀ ĐỊA SÔ CỦA DỊCH

Nội hàm số Thiên Địa của Dịch là lấy số thiên địa để chứng minh nguyên lý hợp nhất của Thiên Địa, mục đích dùng để chứng minh quy luật tự nhiên của Vũ trụ, như viết: "Thiên nhất, địa nhị, thiên tam địa tứ; thiên ngũ địa lục, thiên thất địa bát; thiên cửu địa thập".

Khái niệm 'cực' trong Dịch là nói đến cái bản nguyên của Thiên Địa, như Dịch truyện - Hệ từ nói: "Hữu thiên địa, nhiên hậu vạn vật sinh yên" (Có trời đất, sau mới sinh ra vạn vật), nên Dịch bàn về số là chủ ý lấy Số để chứng minh sự biến hóa vận động của Thiên Địa. Dịch truyện - Hệ từ viết: "Thiên số ngũ, địa số ngũ, ngũ vị tương đắc nhi các hữu hợp. Thiên số nhị thập hữu ngũ, địa số dĩ thành biến hóa nhi hành quỷ thần dã".

Lấy Thiên số và Địa số làm tiêu chí trong quá trình tiêu trưởng của Dịch, đặc biệt là lấy sự nghịch - thuận của âm dương của số, để làm tiêu chí mất còn của âm dương thiên địa, như Dịch - Thuyết quái viết: "Số vãng giả thuận, tri lai giả nghịch, thị số dịch số nghịch dã".

Gọi là nghịch - thuận của Số, là chỉ vãng - lai của Số; "vãng" là số tả huyền (xoay sang trái), thuận thiên nhi hành nên viết thuận; "lai" là số xoay chuyển song hữu (phải) nghịch thiên nhi hành nên viết nghịch. Cho nên, thuận số tượng trưng cho dương sinh âm trưởng, nghịch số tiêu chí âm trưởng dương tiêu. Như trong Tiên thiên bát quái phương vị đồ của Phục Hy, các quẻ Càn Đoài Ly Chấn của nửa vòng bên trái, thì lấy tả huyền vi thuận, tượng trưng cho dương trưởng âm tiêu. Ngược lại, với nửa vòng tròn bên phải, các quẻ Tốn Khảm Cấn Khôn dịch chuyển về bên phải, thể hiện dấu hiệu âm trưởng dương tiêu. Đúng như Chu Hi đã viết: "thiên tả hành, hữu địa tuyền" (Trời đi về phía trái, đất xoay về phía phải).

Thứ tự thuận của Bát quái là từ phải sang trái, tức do: Khôn, Cấn, Khảm, Tốn, Chấn, Ly, Đoài, Càn; cho nên dương sinh xoay vòng sáng trái (tả) theo thiên thời, âm trưởng đi theo sang vòng bên phải (hữu), tương phản đúng hướng tốt. Bởi vậy Dịch viết: "dịch chi số do nghịch như thành hĩ" (số của Dịch do ngược lại mà thành). Vậy tức là 'Dịch' lấy sự nghịch thuận của số, để chứng minh giải thích mối quan hệ mật thiết giữa bát quái định vị với thiên địa vận hành, phản ánh bối cảnh thiên văn của bát quái.

Dịch lấy Thiên số Địa số để tượng trưng cho Tứ tượng lão dương, lão âm, thiếu dương, thiếu âm là Thái cực tứ tượng. Căn cứ theo nguyên lý thái cực thái cực âm dương tiêu trưởng, số tứ tượng tiêu chí cho bốn giai đoạn của thiên địa âm dương tiêu trưởng. Tức lấy 6 làm số lão âm, tượng trưng cho cực của địa âm; lấy '7 số' làm số thiếu dương đại biểu số khởi đầu của thiên dương; lấy '9 số' làm số lão dương tiêu chí cho cực của thiên dương, lấy 8 làm số thiếu âm tượng trưng cho số khởi đầu của địa âm. Dịch truyện lại tiến thêm một bước ứng hợp giữa tứ tượng số và hào số với nhau, để dùng trong chiêm phệ bói toán.

Thiên số và Địa số trong quá trình phát triển, quan trọng nhất là Trần Đoàn thời Bắc Tống, ông lập thuyết chủ yếu lấy Thiên số và Địa số của Dịch, làm cơ sở để thông biến với Hà đồ và Lạc thư. Trong "Long đồ tam biến" nổi tiếng, Trịnh Huyền đã xây dựng học thuyết sáng tỏ về sự diễn biến của Hà đồ - Lạc thư, tức là ông đã dung hòa và kết hợp được giữa Thiên số và Địa số của Dịch, thêm nữa là Kỳ số và Ngẫu số với Ngũ hành sinh thành số, có nghĩa là đệ nhị biến, đem số của 'ngôi vị' hợp với thiên số và địa số trong đệ nhất bất biến, thành số dĩ hợp thiên địa, đã thể hiện ý nghĩa sâu xa sự tượng hợp thiên địa, hàm ẩn số thiên địa của Dịch, đúng như trong Tống văn giám - Long đồ tự - Đồ tam biến đã nói: "Hậu ký hợp dã; thiên nhất cư thượng vị đạo chi tông, địa lục cư hạ vị địa chi bản; thiên tam địa nhị địa tứ vi chi dụng. Tam nhược tại dương tắc tỵ (tránh) cô âm, tại âm tắc tỵ quả (thiếu, ít) dương". (Sau đã được tổng hợp lại: trời là số 1 làm tôn chỉ của đạo. Đất làm số 6 đặt làm gốc của quả đất. Thiên 3, địa 2, địa 4 đều vận dụng vào. Số 3 nếu ở tại dương thì số âm tránh được sự sô độc, còn ở tại âm thì số dương tránh được cô quả".

Lưu Mục trên cơ sở của Trần Đoàn, lại tiến hành tái tạo thêm, phát triển số thiên địa thành ngũ hành sinh thành số. Có nghĩa là phân biệt Long đồ thiên số địa số với ngũ hành sinh thành số tương kết hợp, sáng tạo nên 'Hà Lạc ngũ hành sinh thành số' nổi tiếng. Như viết: "Đó là số ngũ hành sinh thành. Thiên nhất sinh thủy, địa nhị sinh hỏa, thiên tam sinh mộc, địa tứ sinh kim, thiên ngũ sinh thổ. Đó là số sinh vậy. Như vậy thì số dương không có số để hợp, số âm sẽ không gặp may. Cho nên, địa lục thành thủy, thiên thất thành hỏa, địa bát thành mộc, thiên cửu thành kim, địa thập thành thổ. Dẫn đến là số âm dương đều có sự hòa hợp và may mắn, như vậy vật sẽ đắc thành, nên được gọi là thành số".

Số thiên địa của Dịch là mẫu của vạn số, có mối quan hệ mật thiết với ngũ hành sinh thành số, âm dương kỳ ngẫu số, đại diễn phệ số. Thiên số và Địa số là cơ sở của ngũ hành sinh thành số, là sản vật kết hợp giữa thiên địa số và ngũ hành của Dịch, Dịch truyện - Hệ từ viết: "Thiên nhất địa nhị, thiên tam địa tứ, thiên ngũ địa lục, thiên thất địa bát, thiên cửu địa thập". Hán thư - Ngũ hành chí viết: "Thiên dĩ nhất sinh thủy, địa dĩ nhị sinh hỏa, thiên dĩ tam sinh mộc, địa dĩ tứ sinh kim, thiên dĩ ngũ sinh thổ". Dịch số câu ẩn đồ viết: "Thiên nhất sinh thủy, địa nhị sinh hỏa, thiên tam sinh mộc, địa tứ sinh kim, thiên ngũ sinh thổ, địa lục thành thủy, thiên thất thành hỏa, địa bát thành mộc, thiên cửu thành kim, địa thập thành thổ".

Hơn nữa sự tương hợp của số thiên địa trong "Long đồ tam biến" của Trần Đoàn, cũng bắt nguồn từ Dịch truyện - Hệ từ viết: "Thiên số ngũ, địa số ngũ, ngũ vị tương đắc như các hữu hợp, biến hóa nhi hành quỷ thần dã". Lại viết "Trên trời là số 1, dưới đất là số 5, vị trí số 5 tương đắc sẽ có sự hòa hợp nhau, sẽ có sự biến hóa mà làm thành quỷ thần vậy".

Dịch lấy thiên số làm kỳ số là dương số; lấy địa số làm ngẫu số là âm số, từ đó mà đặt cơ sở cho kỳ ngẫu âm dương số. Như trong thiên địa số của Dịch truyện - Hệ từ viết: "Phàm thiên số đều là kỳ số, địa số đều là ngẫu số. Lấy thiên làm đương, lấy địa làm âm", qua đây ta thấy mối quan hệ sâu xa giữa kỳ ngẫu âm dương số của Dịch với thiên địa số.

Số 50 của Đại diễn là số diễn giả, dùng để chiêm phệ Dịch, đồng thời cũng có mối quan hệ mật thiết với số thiên địa của Dịch. Bởi vì số Đại diễn là cơ sở để lấy thiên số và địa số hợp ngũ phương mà diễn giả vạn số. Hơn nữa số Đại diễn cũng thoát thai từ số thiên địa của Dịch. Đúng như Dịch truyện - Hệ từ viết: "Đại diễn chi số ngũ thập... thiên số nhị thập hữu ngũ, địa số tam thập. Phàm thiên địa chi số ngũ thập hữu ngũ, thử số dĩ thành biến hóa nhi hành quẻ thần dã".

Lấy kỳ số và ngẫu số tượng trưng thiên địa, được khởi nguồn từ tứ tượng pháp thiên địa mà có, từ phản ánh bắt nguồn ở tượng của số, nói rõ tính vật chất của Dịch số. Như Dịch - Thuyết quái viết: "Tham thiên lưỡng địa nhi ỷ số", tham tức là số 3 là kỳ số (số lẻ); lưỡng tức là số 2 là ngẫu số, 'tham thiên lưỡng địa' tức là để gọi thiên kỳ địa ngẫu, thiên dương địa âm, cũng có nghĩa là để giám sát cả trời đất. Ý tứ của toàn câu là lấy số âm dương kỳ ngẫu để nắm chắc độ số của thiên địa, thông qua Ngũ âm làm số đo trời, cụ thể là lấy âm dương của số, làm thước đo âm dương của trời đất. Cho nên nói đây là nội hàm chủ yếu của kỳ ngẫu số trong Dịch.

Kỳ số và ngẫu số làm tiêu chí cho số âm dương, được bắt nguồn gốc ở hào âm hay dương, trong đó Hào dương là kỳ số, là 'dương số chi phụ' (cha của số dương); Hào âm là ngẫu số, là 'âm số chi mẫu' (mẹ của số âm). Từ đây đặt nên mối quan hệ vững chắc giữa kỳ ngẫu số và âm dương.

Kỳ số và ngẫu số cũng biểu thì cho sự 'hư - thực', vẫn bắt nguồn từ hào âm dương, trong đó ngẫu số là 'hư', kỳ số là 'thực'. Nội hàm hư thực của kỳ ngẫu số cũng được phản ánh ở Bát quái, như quẻ Ly là trung hư, quẻ Khảm là trung mãn. Cho nên trong Thái cực đồ, điểm trắng kỳ số tượng trưng cho thực, điểm đen ngẫu số tượng trưng cho hư.

Đối với triết lý, được phản ánh trong mối quan hệ giữa Dịch truyện và Lão Tử. Thứ nhất, là từ góc độ của Ngẫu số tiến hành phân tích rõ sự sinh thành của Vũ trụ, như "Dịch hữu thái cực, thị sinh lưỡng nghi, lưỡng nghi sinh tứ tượng, tứ tượng sinh bát quái". Cụ thể là sự sinh thành của Bát quái và vạn vật, thông qua kỳ số và ngẫu số của Dịch, đã phản ảnh triết lý 'nhất phân vi nhị' (một chia làm đôi), nhờ sự gợi mở của triết lý này mà người đời sau đã sáng lập nên 'Tiên thiên bát quái thứ tự đồ', và 'Thiên thiên lục thập tứ quái thứ tự đồ'. Hai đồ hình này đã bao hàm rõ nét nguyên lý 'nhất phân vi nhị', đã ảnh hưởng lớn đến thế hệ sau.

Ngoài ra, trên cơ sở 3 hào làm nhất quái của Dịch kinh, thì Dịch truyện còn đề xuất tư tưởng 'tam tài quan' của thiên địa nhân nhất thể. Trên cơ sở này, mà người đời sau đã xây dựng lập thuyết 'hàm tam vi nhất' (bao hàm 3 làm 1), như trong Tam thống lịch đời Ngụy, Mạnh Khang chú giải: "Thái cực nguyên khí, hàm tam vi nhất", có nghĩa là lấy hai con cá mầu đen trắng đại biểu cho thiên địa, đường phân giới tuyến hình chữ 's' đại biểu cho Nhân, từ đồ hình đã chỉ rõ hợp nhất tam tài thiên địa nhân.

Lão Tử đã phát triển nổi bật Kỳ số của Dịch, chủ yếu là lấy Kỳ số giải thích sự sinh thành của Vũ trụ: "Đạo sinh nhất, nhất sinh nhị, nhị sinh tam, tam sinh vạn vật". Dịch truyện nhấn mạnh Ngẫu số 'nhị', đó là Thái cực sinh lưỡng nghi. Lão Tử phát huy 'tam' Kỳ số, tích cực đề xuất rằng 'tam' sinh vạn vật. Dịch truyện sáng lập bộ môn sáng trói về "nhất phân vi nhị", còn Lão Tử đề xướng "nhất phân vi tam". Thuyết minh Dịch truyện và Lão Tử lấy 'tham' và 'lưỡng' để giải thích vũ trụ thông qua hình đồ triết lý diễn sinh như sau:

......................[Hào âm --> ngẫu số 2 --> nhất phân vi nhị

Tham thiên [Hào số 3 --> hàm tam vi nhất --> Trung hòa quan

Lưỡng địa [Hào dương -->Kỳ số 1 --> nhất phân vi tam

.....................(nhị hợp vi nhất)

Dịch lấy hào dương làm Kỳ số, hào âm làm Ngẫu số, Dịch ghép lấy hào ba của Kỳ số 'tổ' thành kinh quái, lấy Ngẫu số lưỡng kinh quái 'hợp' thành trọng quái. Kỳ Ngẫu số của Dịch đã xác lập định luật lấy đơn số làm 'lẻ', lấy song số làm 'chẵn', đặt cơ sở cho luật kỳ - ngẫu cổ đại. Đặc biệt là căn theo luật Kỳ số là hào dương, Ngẫu số là hào âm, đã quy định Kỳ là số dương Ngẫu là số âm, từ đây xác định nội hàm âm dương của luật Kỳ - Ngẫu, đã có ảnh hưởng rất lớn đối với hậu thế cho đến tận này nay. Như trong Bạch hổ thông - Giá tụ Ban Cố viết: "Dương số Kỳ, âm số Ngẫu", đã nói rõ kỳ ngẫu của Dịch có quan hệ mật thiết đối với sự hình thành của luật kỳ ngẫu âm dương.

Luật kỳ ngẫu âm dương đã có ảnh hưởng sâu sắc đối với nhiều bộ môn: lịch pháp, thuật số, chiêm phệ, vận khí học,... của thời cổ đại. Như thời tính Can chi kỷ (12 năm), lấy kỳ số làm dương Can, ngẫu số làm âm Can, học thuyết Vận khí trong Hoàng đế nội kinh cũng như vậy. Lại như các thuật số Thái ất, Kỳ môn, Lục Nhâm cũng đầu lấy âm dương kỳ ngẫu làm tiền đề: hào âm tượng trưng cho 'nhất phân vi nhị', hào dương có ý chỉ 'hợp nhị vi nhất'.

Dịch truyện dựa trên cơ sở Dịch kinh, đã xác minh rõ quan niệm về sự thống nhất đối lập ẩn tàng trong luật kỳ ngẫu của các hào âm và hào dương, hoàn toàn phù hợp với số sinh tượng, tượng sinh lý, có nghĩa là quy luật tư duy trìu tượng sản sinh ở tư duy hình tượng, tiến thêm một bước chứng thực quan điểm 'tham thiên lưỡng địa nhi ỷ số'. Từ đây mà tư tưởng biện chứng được xác lập.

Gọi là luật chính phản, có nghĩa là chỉ hướng chính và hướng phụ của sự vật. Bất cứ sự vật nào trong vũ trụ đều tồn tại hai mặt chính phản (phải trái), tức có chính hướng tất có phản hướng, bao gồm hư thực u ẩn, khai hợp (khép mở), minh ám (sáng tối), trú dạ (ngày đêm), tử sinh,... Hào dương và hào âm của Dịch kinh, có hắc ngư và bạch ngư trong Thái cực đồ, rồi tới hắc điểm và bạch điểm của Hà đồ Lạc thư, tất cả đều tàng ẩn chứa đựng nguyên lý thư thực chính phản, mà còn đều lấy Kỳ làm chính hướng làm thực, lấy Ngẫu làm phản hướng làm hư; đối với Hà Lạc cũng vậy: Kỳ số là chính là thực, Ngẫu số là phản là hư.

Luật chính phản là luật đặc hữu của Dịch, là sự phát triển đặc thù của quy luật mâu thuận của Dịch, mà chủ yếu chỉ tính chất hư thực, u hiện (kín lộ), khai hợp (đóng mở), để làm sáng tỏ quy luật chính phản của sự vật. Cụ thể như hào âm của bát quái là hư số, còn Hào là thực số vậy. Cũng như số ẩn (độn số) của Kỳ môn độn Giáp, các hào trong Kỳ môn gồm: Độn - Giả - Mộ - Tỵ (tránh) - Huyệt - Phục thì đều thuộc ẩn thuộc hư, còn Kỳ - Môn - Tiến - Du - Phi - Sư thì đều là các hào hiển lộ rõ, là thực. Sau đó Kỳ môn dựa vào đó suy diễn hư thực, chiêm đoán cát hung, đạt đến mục đích tránh được họa, được hưởng phúc.

SỐ ĐẠI DIỄN

Số Đại diễn là thành phần chủ yếu của Dịch số. Đại diễn tức là diễn ngữ, diễn dịch, là chỉ về phương pháp dùng thẻ bằng cỏ Thi để diễn dịch xem đoán vận số. Số Đại diễn là tổng hòa của thiên số và địa số trong Dịch: "Thiên nhất địa nhị, thiên tam địa tứ, thiên ngũ địa lục, thiên thất địa bát, thiên cửu địa thập".

Số Đại diễn sở dĩ lấy 'ngũ thập' là do thời cổ đại, lấy 'ngũ thập' làm cực số tự nhiên quan trọng, nguyên nhân là do số 'ngũ thập' có đầy đủ nội hàm với vũ trụ thiên văn. Như trong Hoàng đế nội kinh nói: "nhân khí hành Kinh mạch ngũ thập doanh", nhấn mạnh 'ngũ thập doanh' là số thọ của phép dưỡng sinh. Linh Khu - Ngũ thập doanh viết: "ngũ thập doanh bị, đắc tân thiên chi thọ hỉ" (được số thọ của cả trời đất). Chu dịch chính nghĩa - Khổng Dĩnh Đạt dẫn lời Kinh Phòng nói: "Ngũ thập giả, vị thập nhật, thập nhị thìn, nhị thập bát tú dã". Mã Dung cũng nói: "Thái cực sinh lưỡng nghi, lưỡng nghi sinh nhật nguyệt, nhật nguyệt sinh tứ thời, tứ thời sinh ngũ hành, ngũ hành sinh thập nhị nguyệt, thập nhị nguyệt sinh nhị thập tứ khí, phàm ngũ thập" (khái quát lại là năm mười)

Số Đại diễn 'ngũ thập hữu ngũ', còn có thuyết là số căn cứ để vua Đại Vũ trị thủy thời cổ đại, như trong Chu bễ toán kinh nói "Vũ trị hồng thủy, bắt đầu mở rộng vận dụng và bỏ lược đi phần huyền hoặc nên gọi là số đại diễn".

Số Đại diễn là điển phạm lấy Số mà nghiên cứu Tượng, tuy là số chiêm toán, nhưng lại có mối tương quan mật thiết với vũ trụ sinh thành, lý luận này bắt nguồn từ ở Thái Nhất (Bắc Thìn) ở trong bất động, là bối cảnh thiên văn vũ trụ xoay chuyển của 49 ngôi sao bắc đẩu tinh tọa, Mã Dung viết: "Hợp thái cực, lưỡng nghi, tứ thời, ngũ hành, thập nhị nguyệt, nhị thập tứ khí vi ngũ thập, nhi giảm khứ bắc thìn chi nhất vi dụng tứ thập cửu. Dịch hữu thái cực vị bắc thìn dã. Thái cực sinh lưỡng nghi, lưỡng nghi sinh nhật nguyệt, nhật nguyệt sinh tứ thời, tứ thời sinh ngũ hành, ngũ hành sinh thập nhị nguyệt, thập nhị nguyệt sinh nhị thấp tứ khí. Bắc thìn cư vị bất động. Kỳ dư tứ thập cửu, chuyển vận nhi dụng dã". Giảm bớt đi số 1 của bắc thìn, xem như giảm một ngày để dùng số 49. (Dịch có thái cực gọi là bắc thìn. Thái cực sinh lưỡng nghi, lưỡng nghi sinh nhật nguyệt, nhật nguyệt sinh 4 mùa, bốn mùa sinh 5 hành, 5 hành sinh ra 12 tháng, 12 tháng sinh ra 24 khí. Sao ở Bắc cực ở vị trí bất động, ngoài ra còn lại 49, được chuyển vận mà sử dụng)

Số Đại diễn ngoài hàm chứa tính thiên văn ra, thì cũng hàm chứa cả số âm dương, cụ thể là số "dư" từ số Đại diễn sau khi kinh qua tam biến của chiêm phệ, lấy đó trừ đi 4 thì được 9 là lão dương số, được 6 là lão âm số, được 7 là thiếu dương số, được 8 là thiếu âm số, bốn số này cũng tức là âm dương tứ tượng. Ngoài ra, số lão dương và số lão âm được lấy làm tiêu chí của hào dương và hào âm trong Dịch.

Số Hà Lạc là sự hợp nhất của số thiên địa, số đại diễn và số sinh thành. Tổng số của Hà đồ là "ngũ thập hữu ngũ" (năm mươi dư năm), đây là số tổng hòa trong Dịch, mà Lạc thư tổng số là "tứ thập hữu ngũ" (bốn mươi dư năm). Hai số đại diện cho chính - phản, trái phải của số Đại diễn.

Thổ khí là nguyên cớ của vạn vật. Được gọi là số 'sinh' gồm các số 1, 2, 3, 4, 5 là số tượng trưng cho thủy, hỏa, mộc, kim, thổ; trong đó số của Thổ là nguyên cớ cho bốn số đứng ở ngôi vị trước mà ỷ vào (nhi ỷ số: số dựa vào) mà được thành số 6, 7, 8, 9, 10. Tổng hòa của Hà đồ sinh thành số cũng là 'ngũ thập hữu ngũ'.

Phệ số tức là số bói quẻ bằng cỏ Thi 'kỳ dụng tứ thập hữu cửu' (dùng số bốn mươi dư chín). Thi số là chỉ phệ số của 'tứ thập hữu cửu' rút ra trong 'ngũ thập' của số Đại diễn một "can rễ" không dùng, thông qua sự biến hóa của bói toán (phệ biến), thì thấy được sự dung nhất giữa ba bộ môn số - tượng - lý.

Sách số là chỉ Càn Khôn sách số có nguồn gốc từ lấy số 4 đại diện cho tứ doanh nhân với 9 là số 'dụng cửu' của hào dương mà thành 36, tiếp theo lại nhân với 6 của hào dương mà thành 216 sách số của Càn. Số 4 của tứ doanh nhân với số 6 là số 'dụng lục' của hào âm thành thành 24, lại nhân tiếp với 6 của hào âm thì được 144 là sách số của Khôn, tổng hòa của sách số là 'tam bách hữu lục thập', đây là chỉ số của một vòng quay mặt trời thời xưa. Cho nên, Càn Khôn sách số là tiêu chí chỉ sự vận hành của thiên địa, cũng tức là Càn Khôn sách số của 28 vì sao quanh bầu trời vòng quay hết 64 quái 384 hào.

Số chỉ vạn vật là số 11520, là một khí số quan trong thời cổ đại, được tổ hợp từ sách số của Càn là 36 nhân với 192 hào dương được 6912, sách số của Khôn là 24 nhân với số hào âm được 4608, cộng lại thành số 11520. Phệ số và số phi ức có sự tương quan mật thiết giữa số chỉ vạn vật với khí số thiên văn (số phi ức: số không ức đoán hoặc số không phán đoán được).

Thiệu Ung đã phát triển phệ số, lấy bát quái tự số (số thứ tự) và lục hào số làm cơ sở của phệ số, để tiến hành bói toán diễn dịch, và trên cơ sở của Càn Khôn sách số và số chỉ vạn vật, xây dựng thuyết "vạn vật giai số". Chỉ ra số chung thủy của thiên địa là số 1.216.192.320, số trước sau của trời đất.

Trần Đoàn kết hợp giữa số Đại diễn và số hà lạc, mà sáng chế ra "Hà lạc lý số". Tức là sự đối ứng giữa việc lấy năm tháng ngày giờ sinh ra con người, với số can chi Hà đồ Lạc thư và bát quái, từ đây mà chiêm nghiệm mệnh số của con người. Với đặc điểm có đủ diễn biến thừa tiếp của tiên thiên quái và hậu thiên quái, lấy Giờ sinh của con người định ra vị trí hào động của tiên thiên quái, sau lại biến thành hậu thiên quái, để xét mệnh vận lâu dài.

Số bát quái do số đại diễn của Dịch bao quát, được Đại Tử Bình phát triển thành phương pháp xem Bát tự, tức tứ trụ mệnh học, cụ thể là phối ứng giữa can chi của năm-tháng-ngày-giờ sinh, kết hợp với quy luật âm dương ngũ hành sinh khắc, để tiến hành chiêm nghiệm vận mệnh nhân sinh.

Huệ Đống nói: "Hư ngũ nhi hữu diễn, hư nhất nhi khả dụng, nhất dữ ngũ giai đạo chi bản dã" (Số 5 hư mà có thể diễn dịch, số 1 hư mà có thể khả dụng, số 1 và số 5 đều là gốc của đạo vậy".

THUYẾT VỀ PHỆ PHÁP

Phệ pháp là phương pháp xem bói theo Dịch. Hệ từ thượng truyện nói: "Dịch là đạo của thánh nhân, gồm bốn phương diện, mà thứ nhất là chiêm bói". Bài 'Đại diễn chi số' cũng là bài riêng trình bầy chi tiết về yếu chỉ của phép bói. Thiên Phệ nghi trước là do Chu Hi soạn ở đầu quyển Chu dịch bản nghĩa đã trình bầy rõ về phép bói.

Trước hết, chuẩn bị 50 thẻ cỏ thi đựng vào trong ống. Phía nam ống đặt một khay gỗ, chia làm hai ô to, ô to bên trái lại được chia làm 3 ô nhỏ. Khi bói, hai tay cầm 50 sợi cỏ thi, tay phải nhặt ra một thẻ đặt vào trong ống (đây là điều mà Hệ từ truyện gọi là: Số đại diễn 50, sử dụng có 49, còn gọi là 'hư nhất bất dụng'). Rồi lấy cả hai tay tùy ý chia đôi 49 thẻ đặt vào hai ô to bên trái và bên phải của khay gỗ. Đây gọi là 'doanh thứ nhất' (doanh có nghĩa là kinh doanh), cũng tức là điều mà Hệ từ gọi là: chia ra làm hai để tượng trưng cho lưỡng nghi. Tiếp đó, dùng tay trái cầm lấy số thẻ trong ô to bên trái, tay phải nhặt lấy 1 thẻ trong ô to bên phải, rồi cài vào khe ngón tay út trái. Đây tức là 'cài 1 để tượng trưng cho tam tài: trời đất người'. Tiếp theo, dùng tay phải đếm 4 thẻ một số thẻ ở tay trái. Đây tức là nửa trước 'của doanh thứ ba', cũng là điều mà Hệ từ gọi là 'đếm bằng số 4 để tượng trưng tứ thời'. Tiếp đó, lấy số thẻ sau khi đếm 4 còn thừa, hoặc 1 thẻ, 2 thẻ, 3 thẻ, 4 thẻ, kẹp vào khe ngón tay vô danh của tay trái. Đây tức là nửa trước của 'doanh thứ tư', cũng tức là điều mà Hệ từ gọi là: 'quy số lẻ về chỗ kẹp để tượng trưng cho nhuận'. Tiếp theo, dùng tay phải trả lại số thẻ đã đếm vào ô lớn bên trái, rồi cầm lấy số thẻ trong ô lớn bên phải, và dùng tay trái đếm 4 thẻ một. Đây tức là nửa sau của 'doanh thứ ba'. Tiếp theo, lại lấy số thẻ, sau khi đếm 4 còn thừa, hoặc 1 thẻ, 2 thẻ, 3 thẻ, 4 thẻ, như trước kẹp vào khe ngón tay giữa của tay trái. Đây tức là nửa sau của 'doanh thứ tư', đây cũng là điều mà Hệ từ gọi là 'kẹp lần hai để tượng trưng cho hai lần nhuận'.

Bây giờ, những thẻ thừa ra trong hai lần đếm đã kẹp được, ô lớn bên trái thừa 1 thẻ, thì ô lớn bên phải thừa 3 thẻ; Bên trái thừa 2 thẻ thì bên phải thừa 2 thẻ; Bên trái thừa 3 thẻ thì bên phải thừa 1 thẻ; Bên trái thừa 4 thẻ thì bên phải cũng thừa 4 thẻ. Lấy số thẻ thừa của hai lần đếm, nhập vào số thẻ của một lần cài, thì được không phải là 5 thẻ thì 9 thẻ. Bốn doanh thế là xong. Dùng tay phải, lấy số thẻ đã đếm, đưa trở lại vào ô to bên phải, gộp với số thẻ đã qua 1 lần cài 2 lần kẹp, đặt vào ô nhỏ thứ nhất bến trái khay gỗ. Đó là hoàn thành một lần biến. Tổng số thẻ thừa có được sau lần biến thứ nhất 'không 5 thì 9'.

Sau lần biến thứ nhất, dùng hai tay lấy số thẻ đã đếm xong 1 lần biến, ở hai ô to bên trái và bên phải khay gỗ, gộp lại làm một, rồi theo trình tự 4 doanh ở lần biến thứ nhất, lấy số thẻ 1 cài 2 kẹp đặt vào ô nhỏ thứ hai bên trái. Đó là hoàn thành 2 lần biến. Tổng số thẻ thừa sau lần biến thứ hai là 'không 4 thì 8'.

Sau lần biến thứ hai, đêm số thẻ đã đếm của lần biến thứ hai, ở trong 2 ô to bên trái và bên phải, gộp lại làm một, rồi theo trình tự 4 doanh như lần biến thứ nhất, thứ hai, mà lấy số thẻ 1 cài 2 kẹp đặt vào ô nhỏ thứ ba bên trái. Đó là hoàn thành ba lần biến. Tổng số thẻ thừa có được lần biến thứ ba là 'không 4 thì 8' (giống lần biến thứ hai).

Xong ba lần biến, thì mới xem số thẻ đã đếm của lần biến thứ ba, và số thẻ cài kẹp thu được của 3 lần biến, mà vạch thành từng hào. Số thẻ cài kẹp thu được sau ba lần biến là 5, 4, 9, 8. Các số 4, 5 là lẻ (trong hai số này, đều chỉ chứa một số 4, nên gọi là lẻ). Các số 9, 8 là chẵn (trong hai số ngày, đều chứa hai số 4, nên gọi là số chẵn). Tổng hợp lại số 1 cài 2 kẹp và số chẵn hay lẻ như sau: gọi là 3 số lẻ, tức là 5, 4, 4 thì gọi là 'tam thiểu', gộp lại là 13, thì số thẻ đã đếm là 36 (49 - 13), đem chia cho 4 được 9, gọi là Lão dương, phép bói gọi là "trùng".

Nếu số cài kép thu được sau 3 lần biến là 2 số lẻ 1 số chẵn (tức 5, 4, 8 hoặc 9, 4, 4), thì gọi là 'lưỡng thiểu nhất đa', gộp là là 17 thẻ, thì số thẻ đã đếm là 32 (tức 49 - 17), đem chia 4 được 8, là Thiếu âm, còn gọi là "sách".

Nếu số cài kẹp thu được sau 3 lần biến là 2 số chẵn 1 số lẻ (tức 9, 8, 4 hoặc 5, 8, 8), thì gọi là 'lưỡng đa nhất thiểu', gộp lại là 21 thẻ, vậy là số thẻ đã đếm là 28 (tức 49 - 21), đem chia cho 4 được 7, là Thiếu dương, còn gọi là "đơn".

Nếu số cài kẹp thu được sau 3 lần biến là 3 số chẵn, tức là 9, 8, 8, thì gọi là 'tam đa', gộp lại là 25 thẻ, thì số thẻ đã đếm là 24 (tức 49 - 25), đem số thẻ đã đếm chia 4 được 6, là Lão âm, còn gọi là "giao".

Bốn doanh thành một biến, ba lần biến thì được một hào, 18 lần biến thì được 6 hào mà thành quẻ. Hào thu được trong 3 lần biến đầu gọi là Sơ hào. Hào thu được của lần biến thứ 4 đến thứ 6 là Nhị hào. Hào thu được của lần biến thứ 7 đến thứ 9 là Tam hào. Hào thu được của lần biến thứ 10 đến thứ 12 là Tứ hào. Hào thù được của lần biến thứ 13 đến thứ 15 là Ngũ hào. Hào thù được của lần biến thứ 16 đến thứ 18 là Thượng hào.

Quẻ bói được gọi là "bản quái", quẻ biến thành gọi là "chi quái". Phép bói thời cổ dựa vào tình hình biến và bất biến của Bản quái (quẻ chiêm được), mà chiêm đoán cát hung lợi hại. Sách Chu dịch khải mông của Chu Hi quy nạp thành 7 điều như sau:

1. Một hào biến thì xem ở lời hào biến của Bản quái.

2. Hai hào biến thì xem ở lời của hai hào biến của Bản quái, nhưng vẫn lấy hào trên làm chính.

3. Ba hào biến thì xem ở Thoán từ của Bản quái và Chi quái, đồng thời lấy Bản quái làm "Trinh" (trong), Chi quái làm "Hối" (ngoài).

4. Bốn hào biến thì xem hai hào bất biến ở Chi quái, vẫn lấy hào dưới làm chính.

5. Năm hào biến thì xem ở hào bất biến của Chi quái.

6. Sáu hào biến thì xem ở hai hào Dụng ở quẻ Càn và quẻ Khôn, những quẻ còn lại xem ở Thoán từ và Chi quái.

7. Sáu hào đều không biến thì xem ở Thoán từ của Bản quái.

Trong quá trình bói Dịch, được một quẻ sáu hào, nếu có một, hai, hoặc mấy hào biến động, thì hào ấy gọi là "động hào", cũng gọi là "biến hào". Sách Chu dịch khải mông của Chu Hy có bàn về quy định của các lệ này. Đời sau, các nhà Dịch học có người coi đó là Pháp thức, nhưng cũng có người chỉ trích.

Thượng Bỉnh Hòa soạn sách Chu dịch cổ phệ khảo căn cứ vào thuyết sẵn có của Chu Hi, và chỉ ra rằng: "Quẻ có nhất hào động, nhị hào động, tam hào động, thậm chí tứ hào, ngũ hào, lục hào toàn động. Ta gặp quẻ này thì suy đoán thế nào? Nay xét thành lệ của người xưa, cùng những điều bàn luận quy định của Chu Tử lấy đó làm pháp thức. Song chẳng thể câu nệ. Vì Dịch quý ở chỗ chiêm nghiệm sự biến dịch. Sự thông biến của Tượng và Từ, cùng sự ứng hợp với sự thực, sự gợi ý của thần minh, đều là thiên biến vạn hóa, có những điều chẳng thể nghĩ bàn, cho nên không thể cố chấp. Cần phải căn cứ vào Sự mà chọn lấy Từ, quan sát Tượng mà ấn chứng với Ta, bỏ chỗ sơ mà dùng chỗ thân".

Thượng Bỉnh Hòa còn tập hợp các lời bói trong Sử truyện làm chứng cứ, nói rõ những tình huống mà Chu Hi nêu ra, và chỉ ra rằng, khi bói Dịch đều phải kết hợp quái tượng của Bản quái và Chi quái để suy đoán cát hung, ông chỉ trích mạnh thuyết "Càn Khôn chiêm nhị dụng" của Chu Hi, cho rằng Nhị dụng chỉ chứng tỏ phép bói Dịch dùng Cửu - Lục, không dùng Thất - Bát, quyết không phải là lời chiêm đoán của quẻ Càn và Khôn, và chỉ rõ: "Đặt ra cái đó, mà lời chiêm đoán của sáu hào đều biến, thì 62 quẻ còn lại, đều nên có lời chiêm đoán của sáu hào biến, thế mà sao lại không có? Hơn nữa, trong Dịch, nhất, nhị, tam, tứ, ngũ hào biến đều chưa xem tới, mà đột ngột xem tới lục hào biến, về nghĩa khó thông, về lệ cũng không thỏa đáng".

Lại nói: "Xét, phép cũ của cổ nhân, thường xem lời Thoán truyện mà đoán. Nhưng Thoán truyện thường không sát với ta, thì xem cái gì phù hợp mà suy đoán, thế thì quan sát Tượng quẻ là hơn".Có nghĩa là, vừa phải dựa vào Quái từ, vừa phải coi trọng việc phân tích hàm nghĩa của Quái tượng".

"Dịch vốn là dùng để bói, không nắm được phép bói, ý nghĩa của "cửu - lục", thì không biết vì sao lại như vậy, và càng khó lý giải về chương Đại diễn của Hệ từ. Ngay sách Xuân Thu nói "mỗ quái chi mỗ quái" là cũng chưa nắm được duyên do. Vì vậy, người học Dịch trước hết phải nắm vững phương pháp của phép bói. Nay ta sử dụng Phệ nghi do Chu Tử lưu truyền lại. Vậy thì Phệ nghi là do Chu Tử chế định ra, hoặc có thể do tiên nho truyền lại, Chu Tử không nói gì, bất tất phải bàn luận gì thêm".

ĐƠN SÁCH TRÙNG GIAO

Từ sau đời Hán, người bói dùng đồng tiền thay cho 50 cọng cỏ Thi. Bói được hào Thiếu dương, thì gọi là "Đơn", tức giống như đếm cỏ Thi mà gặp "lưỡng đa nhất thiểu", số của nó là 7, vẽ thành phù hiệu --(vạch dương); Bói được hào Thiếu âm, thì gọi là "Sách", tức khi đếm cỏ Thi gặp "lưỡng thiểu nhất đa", số của nó là 8, vẽ thành phù hiệu - - (vạch âm). Bói được hào Lão dương, thì gọi là "Trùng", tức là đếm cỏ Thi gặp "Tam thiểu", số của nó là 9, vẽ phù hiệu (hình vuông); Bói được hào Lão âm, thì gọi là "Giao", tức là khi đếm cỏ Thi gặp "Tam đa", số của nó là 6, vạch thành phù hiệu X (dấu nhân).

Trịnh Huyền chú Nghi lễ - Sĩ quan lễ có đoạn "phệ dữ tịch" kể đến phép lấy tiền thay cỏ Thi như sau: "Lấy 'tam thiểu' làm "trùng tiền", trùng tiền thì 9; 'tam đa' làm "giao tiền", giao tiền thì 6; "lưỡng đa nhất thiểu" làm "đơn tiền", đơn tiền thì 7; "lưỡng thiểu nhất đa" làm "sách tiền", sách tiền thì 8".

Bói Dịch, ba lần biến mà được số [9 - 8 - 8] thì gọi là Tam đa. Tức là biến lần đầu được 9, lần thứ hai và thứ ba đều được 8, thì được hào Lão âm. Ba lần biến của việc bói Dịch khi được số [5 - 4 - 4] thì gọi là Tam thiểu, có nghĩa là lần biến thứ nhất được số 5, lần biến thứ hai và thứ ba đều được số 4, thì được hào Lão dương. Sau ba lần biến được số [9 - 8 - 4] hay [5 - 8 - 8] thì gọi là Lưỡng đa nhất thiểu, có nghĩa là lần biến thứ nhất được 9 hoặc 5, lần biến thứ hai được 8, lần biến thứ ba được 4 hoặc 8, thì được hào Thiếu dương. Sau ba lần biến được số [5 - 4 - 8 (5-8-4)] hoặc [9 - 4 - 4] thì gọi là Lưỡng thiểu nhất đa, thì được hào Thiếu âm.

Số thẻ cài kẹp được "Tam cơ", ví như [5 - 4 - 4], cộng là 13 thẻ, là số đã qua gọi là số "phục". Số còn lại là 36 thẻ, là Lão dương, là số hiển hiện hay số "phi". Do vậy, số cho hào "phục" gồm số Tam cơ là 13 - 25 và số Tam ngẫu là 17 - 21.

Lý Lâm Phủ chú: "Dùng 49 thẻ, chia ra mà đếm. Về biến có 4 loại: một là hào Đơn, hai là hào Sách, ba là hào Giao, bốn là hào Trùng. Tất cả 18 lần biến mà thành quẻ".

Hệ từ - Thượng truyện viết: "Tam ngũ dĩ biến, thác tổng kỳ số; Thông kỳ biến, toại thành thiên địa chi văn; Cực kỳ số, toại đinh thiên hạ chi tượng". = Năm ba lần biến hóa, đan xen tổng hợp các số. Biến đã thông, thì thành vẻ đẹp của trời đất; Số đã cực, thì định được tượng của thiên hạ. Lý Đỉnh Tộ dẫn lời Ngu Phiên nói: "Số là số của sáu vạch. Sáu hào biến động, đạo tam cực sinh, vì vậy mà tạo thành tượng cát hung trong thiên hạ".

Khổng Dĩnh Đạt giải thích: "Cực kỳ số, chỉ sự tính toán cùng cực số âm dương, để định ra tượng muôn vật trong thiên hạ, như là tính toán cùng cực 216 thẻ để định ra tượng Lão dương của Càn. Tính toán cùng cực 144 thẻ để định ra tượng Lão âm của Khôn. Nêu ra Càn Khôn, thì những cái khác là có thể biết được vậy".

Thượng Bỉnh Hòa giải thích "Tam ngũ dĩ biến" trong Chu dịch thượng thị học nói: "Số hào đến 3, nội quái đến đó là cuối. Cho nên, nói hẳn phải biến đổi" (Hào số chí tam, nội ngoại chung hỉ cố viết tất biến". Đây là nói theo Tam tài, còn nói theo Ngũ hành, thì đến năm là đủ, cho nên quá năm là phải biến đổi.

Khổng Dĩnh Đạt - Chu dịch chính nghĩa khi nói về hào Sơ Cửu quẻ Càn viết: "Số 7 là Thiếu dương, số 8 là Thiếu âm, số 9 là Lão dương, số 6 là Lão âm".

Nhà sư Nhất Hạnh đời Đường cho rằng, khi đếm cỏ thì bói quẻ, ba lần biến đều là lẻ, tức là "Tam cơ", còn gọi là Tam thiếu, được số 9 tức là tượng quẻ Càn; Đều là chẵn, tức là Tam ngẫu, cũng gọi là Tam đa, được số 6, là tượng của quẻ Khôn. Càn Khôn là Cha Mẹ, nên gọi Cửu Lục là Lão dương Lão âm. Ba lần biến, hai chẵn một lẻ, tức "lưỡng đa nhất tiểu", được số 7, là tượng của các quẻ Chấn Khảm Cấn. Còn trong ba lần biến được hai lẻ một chẵn, tức "lưỡng thiểu nhất đa", được số 8, là tượng các quẻ Tốn Ly Đoài. Sáu quẻ này là ba trai ba gái mà Càn Khôn sinh ra, nên gọi Thất Bát là Thiếu âm Thiếu dương.

Thuyết của Nhất Hạnh nói:

Ba lần biến đều là thiểu là tượng của quẻ Càn, Càn là Lão dương, mà số dư của phép đếm 4 được 9 nên gọi là Cửu.

Ba lần biến đều là đa là tượng của quẻ Khôn, Khôn là Lão âm, mà số dư của phép đếm 4 được 6, nên gọi là Lục.

Ba lần biến mà một lần thiểu là tượng các quẻ Chấn Khảm Cấn, ba quẻ này là Thiếu dương, mà số dư phép đếm 4 được 7, nên gọi là Thất.

Ba lần biến mà một lần đa là tượng của các quẻ Tốn Ly Đoài, ba quẻ này là Thiếu âm, mà số dư của phép đếm 4 được 8, nên gọi là Bát.

Cho nên, những số Thất Bát Cửu Lục là do số dư mà đặt tên là Âm Dương. Âm Dương sở dĩ là Lão Thiếu không phải vì điều đó, mà vì là tượng của Bát quái trong ba lần biến.

Hệ Từ - Hạ truyện viết: "Dịch cùng tắc biến, biến tắc thông, thông tắc cửu". Triết lý của Dịch cho rằng, quy luật của sự vật khi phát triển đến cùng cực thì sẽ biến hóa, khi đã biến hóa thì sẽ thông suốt, khi đã thông suốt thì sẽ lâu bền.

Khổng Dĩnh Đạt - Chu Dịch chính nghĩa viết: "Đạo của Dịch khi cùng thì tùy theo thời mà biến đổi, khi đã biến đổi thì có sự khai thông, khai thông thì được lâu bền, cho nên nói 'thông' tất 'bền' vậy".

Du Diễm - Chu dịch tập thuyết viết: "Đến thời biến, thì phải biến, nếu không biến sẽ cùng, đó là đạo có biến tất có thông của Dịch. Có biến sẽ có thông, tức là tùy theo thời. Dân hãy còn hăng hái, chưa thấy mệt mỏi chán ghét, Thánh nhân không được bắt họ từ bỏ cái chí hăng hái đó; dân chưa được yên ổn Thánh nhân không được bắt buộc họ phải hăng hái làm việc. Chỉ đến khi số đã cùng, thời đã biến, lúc đó Thánh nhân nhân đó mà biến thông thúc đẩy, có như vậy dân mới không mệt mỏi. Nếu không dân sẽ cảm thấy phiền nhiễu, chán ghét, làm sao không mệt mỏi được? Cứ như vậy mà thuận theo, không cần biết lý do tại sao, như vậy là "thần"; thuận hành dần dần biến cải, không cần câu thúc vào ngôn từ để hướng dẫn hành động, như vậy là "hóa". Theo đạo "thần hóa", đó là đạo dạy dân, dưỡng dân của Thánh nhân đấy, nếu không theo đạo đó, tất dân không chịu theo.

Đạo của Dịch không có cùng, chỉ có số mới cùng. Số dương cùng ở số 9, số âm cùng ở số 6. Cùng thì biến, biến thì thông, thông thì lâu dài, lâu dài thì lại cùng. Do vậy, "nếu được trời giúp thì tốt, không có cái gì không lợi vậy".

Theo nghĩa "Dịch biến" và "Dịch bất biến" làm chuẩn mực để sáng tỏ về lẽ động tĩnh của nhân sự: Số cơ ngẫu là 7 - 8 vậy; giao trùng là 6 - 9 vậy. Quẻ vạch theo số 7 - 8 là "Dịch bất biến", hào vạch theo số 6 - 9 là "Dịch biến" vậy. Quẻ tuy là "dịch bất biến", mà trong lại có "dịch biến", thì có nghĩa là 'hanh'. Hào tuy là "dịch biến", mà trong lại có cái "dịch bất biến", thì gọi là 'trinh'. Phép xem Hồng Phạm dùng hai chữ "trinh - hối", "trinh" tức là tĩnh, "hối" tức là động. Cho nên, nếu thấy tĩnh cát mà động hung thì chớ dùng; Thấy động cát mà tĩnh hung thì chớ xử; Thấy động tĩnh đều tốt thì mọi việc đều tốt; Thấy động tĩnh đều hung, thì trong vòng trời đất không thể trốn đâu cho thoát được.

Tiên Nho khi nói Quái biến thì chưa có sự chuyển dịch về cương nhu âm dương, đảo ngược vị trí trên dưới. Nay lấy Càn làm Khôn, lấy Thủy làm Hỏa, lấy trên làm dưới, làm rối ren chìm đắm, thường thì tượng Dịch từ đây mà nhầm lẫn vậy. Du Việt theo thể lệ Bàng thông "thành Ký tế định" của Ngu Phiên, và phép "thăng - giáng" của Tuân Sảng, bàn chung về cái lý "cùng tất biến, biến tất thông" của các quẻ Dịch.

Trong Dịch, có 192 hào âm và hào dương "đắc chính", cũng đồng thời tồn tại 192 hào âm và hào dương "thất chính"; Được chính tức là Ký tế định, thất chính sẽ hóa thất chính thành chính, rồi sau đó mới có thể định. Cho nên đối với những quẻ Bàng thông, bỉ thử giao dịch lẫn nhau, thì trong 192 hào, có 96 hào âm gặp hào dương; hoặc 96 hào dương gặp hào âm, do vậy có thể biến dịch được. Có 96 hào âm gặp hào âm, hoặc hào dương gặp hào dương, do vậy không biến dịch. Có thể biến dịch, thì gọi là "thông", không thể biến dịch, thì gọi là "cùng"; Cùng tất sẽ có biến và có phép của sự biến thông, biến tất sẽ có hóa, hóa tất sẽ chuyển từ bất chính thành chính.

Lại nói rằng, muốn biết Lý "cùng - thông", thì trước hết phải biết lý "thăng - giáng" của âm dương, đây là thuyết của Tuân Từ Minh, muốn biết cái lý "thăng - giáng", trước hết phải biết cái lý "cùng - thông", đây là thuyết của Ngu Trọng Phiên. Tham nhập hai thuyết làm một, đó là do Tiêu Lý Đường.

Tóm lại, hào quẻ có thể thông với các quẻ khác, thì gọi là "thông", khi hào quẻ không thông với các quẻ khác thì gọi là "cùng". Cùng, mà tự biến đổi âm dương của mình, tức là hóa bất chính thành chính, thì gọi là "biến hóa".

THUYẾT VỀ "KHÍ" CỦA TRƯƠNG TẢI

HÀM NGHĨA CHUNG VỀ KHÍ

Khí là nguồn gốc hoặc là bản thể của vạn vật trong thế giới tự nhiên. Khí là thứ vật chất tinh vi, chuyển động không ngừng, Khí là cơ sở thống nhất của Thiên Địa vạn vật, là nguồn gốc sinh thành vạn vật. Lý luận này có liên quan đến thuyết sinh – thành vũ trụ cổ đại. Khí là nguyên nhân sự tồn tại của thiên địa vạn vật, cho nên Khí không là hình thái vật chất cụ thể nào, nó không có hình thể, không có âm thành và hình thái. Như vậy, những người đưa ra và theo thuyết Khí bản thể luận đã loại bỏ ý kiến cho rằng Lý, Thái cực, Đạo có trước Khí, và chúng ngự ở trên Khí để chi phối Khí; họ chỉ rõ: Khí là bản thể cao nhất. Mặt khác, họ thuyết minh mối liên kết giữa Khí với Thái hư, và nêu rõ: Khí là phạm trù thông thường mang nội dung trừu tượng.

Khí là nguyên tố hoặc chất liệu của tồn tại khách quan. Chất liệu này, nguyên tố này hoặc hữu thể, hữu hình, có thể thấy được, có thể nghe được; hoặc là vô hình, vô thể, không thấy được, không nghe được. Khí là hiện tượng vật chất vi nhỏ, là thứ hỗn độn chưa có hình chất, sau khi ngưng tụ mới trở thành có hình có tượng. Nghiên cứu Khí sẽ nhận thấy tính thống nhất của vạn vật trên thế giới, nghĩa là thấy được bản chất chung của những hiện tượng và của vạn vật. Những học gia theo quan điểm Khí bản thể luận, thì coi Khí là phạm trù cao nhất của kết cấu logic triết học lý luận mà họ tin theo. Các học gia theo quan điểm Lý học bản thể luận và Tâm thức bản thể luận cũng cho rằng: Khí có tính vật chất và tính năng động, Khí nhập vào Đạo, vào Lý, vào Thái cực, và vào Tâm, đó là nguyên tố, chất liệu hoặc khâu trung gian để cấu tạo nên thế giới muôn vật.

Khí là thực thể khách quan có động thái công năng. Khí không ngừng chuyển động biến hóa, lúc thì tụ vào, lúc thì tản ra, nghi ngút, khi bay bổng, khi trầm lắng, lúc co đặc, lúc dàn mỏng, … Chuyển động biến hóa chính là hình thức và điều kiện tồn tại của Khí. Nếu Khí không có công năng động thái này thì Khí không tồn tại và chẳng có giá trị gì. Khí hàm chứa cặp âm dương đối lập thống nhất, Khí là bản chất của vật, cho nên Khí chuyển động biến hóa không ngừng thì mọi vật luôn chuyển động và biến hóa. Vai trò của Khí trong một hệ thống được xem như thứ vật chất trung gian môi giới, chuyển động biến hóa của Khí mà tạo tác nên muôn vật, thuộc tính của Khí cũng ảnh hưởng đến muôn vật.

Khí là sinh mạng của con người. Con người sống thọ hay chết yểu, đức tính con người thiện hay ác, đời sống vật chất giầu hay nghèo, sang hay hèn, địa vị tôn quý hay ti tiện, đều liên quan đến Khí. Khí chuyển động ở cơ thể con người thực hiện đạo dẫn thần khí, đấy chính là công pháp nhằm điều chỉnh cơ năng sinh lý cơ thể con người, đẩy nhanh quá trình trao đổi chất, tăng cường sinh lực và khả năng miễn dịch, trị bệnh kiện thân, kéo dài tuổi thọ. Vì thế Khí là đồng hồ sinh học mang nội dung những thông tin về sinh mệnh cơ thể người, bởi vì con người bẩm thụ khí mà sinh ra. Khí có Khí trong sạch và Khí vẩn đục, Khí u ám, Khí quang minh, Khí thành hiền, Khí thô bỉ, do bẩm thụ Khí khác nhau mà từng con người có tư chất, thọ yểu, quý tiện khác nhau.

Khí là vật chất môi giới hoặc môi thể đầy ắp trong vũ trụ. Trong khoảng không vũ trụ, các hành tinh như nhật nguyệt trăng sao, cùng chuyển động trong một trật tự hài hòa, mọi sự vật tương hỗ cùng tồn tại trong một hệ thống, giữa các sự vật đó có một dòng Khí quán thông với nhau, làm cho các vật thể có sức hút để giữ lấy nhau, và có lực đẩy để khỏi va chạm vào nhau. Sức hút ấy, lực đẩy ấy, gọi là “ái cự lực”. Nó làm cho mọi vật trong vũ trụ vừa cự nhau vừa dựa vào nhau mà tồn tại. Khí chính là môi giới hoặc môi thể làm cho ánh sáng, âm thanh được phát ra và truyền đi lan tỏa rộng khắp. (Khí hút nhau gọi là “ái lực”, khí đẩy nhau gọi là “cự lực”, cái gọi là “ái cự lực” tạo nên sự chuyển động trong mâu thuẫn tự thân của Khí)

Khí là phẩm cấp đạo đức. Khí là do tụ nghĩa mà sinh thành một lý tưởng đạo đức, Khí này đầy ắp giữa khoảng trời đất, nó quán thông với Khí của đất trời. Thứ Khí này, không phải thứ huyết khí cụ thể, mà là tri Khí, thần Khí, là một loại tinh thần, ý thức hoặc ý chí, đó cũng là sự tu dưỡng đạo đức.

Khí hàm nghĩa vừa là thực thể của tồn tại khách quan, vừa là tinh thần đạo đức của chủ thể. Khí là phàm trù bao trùng cả thế giới tự nhiên cùng toàn bộ đời sống xã hội, sự sống của con người, Khí cũng là phạm trù mà mọi dòng phái, mọi học phái triết học cùng sử dụng chung trong suốt chặng đường phát triển của lịch sử. Khí có hàm nghĩa rất sâu rộng, khó mà lý giải một cách phiến diện và đơn nhất.

THÁI HƯ TỨC LÀ “KHÍ”

Trương Tải (1020-1077) là triết gia thời Bắc Tống, Ông sáng lập ra học phái Quan học, với tư tưởng Khí là bản thể của vũ trụ, xây dựng logic kết cấu Khí nhất nguyên luận, ông cho rằng: Thái hư vô hình là trạng thái bản nhiên (vốn có) của Khí, Khí là nguồn gốc và quá trình biến hóa của muôn vật trong vũ trụ. Khí với hư, hữu với vô, âm với dương, coi Khí hóa là Đạo, Đạo với Lý gắn bó chặt chẽ với nhau, quan điểm Lý khách thể thật rõ ràng.

Trương Tải cho rằng, Khí tức là hư, hư tức là Khí; Khí tụ thành hình, Khí tan biến thì hình mất, Khí trở về nguồn, quay về Thái hư. Thái hư là tên gọi khác của Khí, hàm nghĩa của Khí và Thái hư tương đương nhau, chúng khác nhau ở chỗ, Thái hư là Khí vô hình, trạng thái hữu hình là muôn vật. Thái hư không có thuộc tính của hữu hình. Chính mông - Thái hòa, Trương Tải chỉ rõ: "Thái hư không thể không có Khí, Khí không thể không tụ thành muôn vật, muôn vật không thể không tản ra thành Thái hư, theo đó mà quay vòng không bao giờ dứt". Thái hư vô hình và muôn vật hữu hình là quá trình chuyển hóa lẫn nhau, bởi vì chúng cùng chung nguồn gốc là Khí.

Từ quan điểm "Thái hư vô hình là bản thể của Khí", Trương Tải cho rằng Thái hư cũng là bản nguyên của vũ trụ. Trương tử ngữ lục - trung viết: "Hư là tổ tông của trời đất, trời đất sinh từ hư không" (Hư giả, thiên địa chi tổ, thiên địa tòng hư trung lai). Quan điểm "hư có thể sinh ra khí", coi hư là bản nguyên của vũ trụ, coi Khí do Thái hư sinh ra, quan điểm này trái ngược với lý luận "Thái hư tức là Khí" của Trương Tải. Ông chỉ rõ, quan điểm "Hư sinh Khí" thực chất là quan điểm "Hữu sinh ra từ Vô" của Lão Tử, đó là lối tư duy hư cấu, một thứ bản thể mang tính quan niệm, thoát ly thế giới vật chất, sau đó lại từ cõi "Hư" hoặc "Vô" sinh ra thế giới vật chất. Trương Tải kiên trì quan điểm: Khí là gốc, khẳng định vật chất là tính bản nguyên và là tính chất thứ nhất của Khí. Thật rõ ràng!

Đạo thể hiện quy luật mang tính cương lĩnh định hướng; Lý thể hiện quá trình mang tính nguyên tắc thực thi. Đạo và Lý thể hiện sự chuyển động biến hóa của Khí, chúng không phải bản thể ở trên Khí, mà thống nhất trong hệ thống triết học Khí bản thể luận. Ông nói: "Bởi Thái hư nên mới có tên gọi là Thiên, bởi Khí hóa nên mới có tên gọi là Đạo". Trương Tải cho rằng Đạo là "Do Khí hóa mà có tên là Đạo", tức là quá trình chuyển động biến hóa của Khí mang tính vật chất, xa rời Khí là xa rời chuyển động của Khí, như vậy sẽ không có cái gọi là Đạo. Khi nói về phạm trù Lý, ông viết: "Khí trời đất tuy hàng trăm ngả tụ và tản, được và mất, nhưng chúng vẫn thuận theo Lý, không rối loạn", đều tuân theo quy luật và trật tự, đó chính là Lý. Đạo và Lý không thể tách rời khỏi Khí mà tồn tại riêng.

"Thái hư là thể của Khí" đã giải quyết đúng mối quan hệ Thái hư với Khí, Thái hư vô hình và muôn vật hữu hình được đặt thống nhất trong Khí.

Trên cơ sở "Thái hư tức là Khí", Trương Tải nêu quan điểm Khí vừa là 'hữu' vừa là 'vô'. "Khí năng nhất hữu vô" tức là Khí có thuộc tính thống nhất 'hữu - vô' ngay trong bản thân Khí. Chính mông - Thái hòa viết: "Nếu nói vô vàn tượng là sự vật thấy được trong Thái hư, thì đó là vật với hư không tồn tại mối liên hệ trợ giúp nhau. Hình độc lập với Hình, Tính độc lập với Tính. Hình và Tính, trời và người không tồn tại mối qua hệ qua lại với nhau; kiến giải như vậy là sa vào thuyết sai lầm, coi trời đất núi sông là hệ quả ảo hóa". Thái hư là vô hình, muôn tượng là hữu hình, tuy Trương Tải xây dựng mối liên hệ giữa chúng, thông qua thuyết Khí tụ tán, nhưng giữa chúng vốn có sự khác biệt. Ông chỉ rõ, nếu không nhận ra sự khác biệt đó, sẽ không thể hiểu được muôn vật sinh ra như thế nào, tách rời bản nguyên với muôn vật, coi chúng là tồn tại độc lập riêng rẽ, không liên quan với nhau, thì sa vào quan điểm sai lầm của Phật giáo, coi thế giới Càn Khôn là ảo hóa.

Trương Tải nói: "Biết hư không tức là Khí, hữu vô, ẩn hiện, thần hóa, tính mệnh quan hệ trong sự thống nhất vô nhị. Nhìn vào những chuyển động tụ tán, xuất nhập, có hình và không có hình, có thể biết được gốc sinh ra chúng, hiểu biết đó chính là đi sau vào Dịch".

"Bản" tức là lấy Khí làm gốc, hữu vô, ẩn hiện, tụ tản, có hình hoặc không có hình đều bắt nguồn ở Khí, chúng là hai loại hình thái biểu hiện khác nhau của Khí bản thể. Khi Khí tản, chúng là Thái hư vô hình, biểu hiện của chúng là: vô, ẩn, u tối, không có hình, hư. Khi Khí tụ, chúng là muôn vật hữu hình, biểu hiện của chúng là: hữu, hiển, minh, hình, và thực. Đạo và Dịch phản ánh chuyển động biến hóa của Khí.

Hoành cừ dịch thuyết - Hệ từ thượng viết: "Khí tụ lại, hiện ranh giới rõ ràng thì đó là hữu hình. Khí tản ra, không thấy ranh giới rõ ràng thì đó là vô hình. Vậy, khi mà Khí tụ lại, sao lại không gọi chúng là Hữu? Khi mà Khí tản ra, sao lại không theo đó gọi chúng là Vô?". "Từ vô sinh ra hữu, biểu hiện thành vật. Từ hữu chuyển thành vô, đó là quá trình ẩn mà biến đi...đại ý là không vượt quá giới hạn hữu vô, vật tuy là thực mà gốc của thực ở cõi vô" (vật tuy thị thực, bản thị hư lai). Trương Tải cho rằng, Khí kiêm hai thuộc tính hữu và vô, đây là thuộc tính của tự nhiên. Hai thuộc tính của tự nhiên dựa vào nhau, trợ giúp nhau, không thể khuyết một trong hai thuộc tính đó. Chính mông - Càn xưng viết: "Những gì có thể tạo nên hình dạng đều là Hữu, mọi cái là Hữu đều là Tượng, mọi Hình Tượng đều là Khí".

Từ Khí hóa nên Tượng, từ Tượng hóa thành Hữu. Khi Khí tản chưa tụ lại thì đó là Vô. "Thái Hư là gốc của Khí, thì trong suốt vô hình". Từ Khí hóa hư, hư thì vô hình. Thuộc tính "vô" của Khí không phải tuyệt đối hư vô, đó chính là chỉ về Thái hư vô hình, mắt không nhìn thấy được, khi so sánh với muôn vật hữu tượng hữu hình thì Thái hư là vô hình, cho nên gọi đó là Vô, nhưng Thái hư vô hình không phải tuyệt đối hư vô, mà trong cái "hư" hàm chứa cái "thực", trong cái "vô" hàm chứa cái "hữu".

Trương tử ngữ lục - trung - Trương Tải nói: "Đạo của trời đất lấy cực hư làm thực, con người cần tìm lấy cái thực trong cái hư" (Thiên địa chi đạo vô phi dĩ chí hư vi thực, nhân tu hư trung cầu xuất thực). Muôn vật hữu hình tuy là thực hữu, nhưng sự vật cụ thể chung quy phải tiêu vong.

So sánh với sự vật cụ thể biến hóa mất đi, thì Thái hư vô hình là vĩnh hằng. Hữu và Vô luôn chuyển hóa lẫn nhau, sự vật hữu hình chuyển hóa thành Thái hư vô hình, Thái hư vô hình chuyển hóa thành sự vật hữu hình. Thế giới vật chất biến hóa theo quy luật Khí hóa tụ tán, hữu và vô liên hệ với nhau. Vô không phải tuyệt đối hư vô, mà chỉ là vô hình của Thái hư. Trương tử ngữ lục - Trung viết: "Kim loại sắt thép cũng đến lúc phải mục ruỗng, núi đồi cũng đến lúc phải đổ nát. Mọi vật hữu hình đều dễ hoại, chỉ có Thái hư là không lay chuyển, cho nên, Thái hư là thực nhất". Chính mông - Thái hòa - Trương Tải nhấn mạnh: "Biết Thái hư là Khí, không phải là Vô". Trong hư không mênh mông vô cùng vô tận, đâu đâu cũng là Khí mịt mù. Bản thân Thái hư chính là Khí, Khí của Thái hư là vô hình. Hiểu được đạo lý này, thì không có cái gọi là Vô; Dịch - Hệ từ: "Thánh nhân ngẩng lên và cúi xuống, rồi nói biết hàm nghĩa của 'u minh', mà không nói biết hàm nghĩa của 'hữu vô'. 'U' tức là 'vô', 'minh' tức là 'hữu'. Dùng khái niệm 'u' thay thế cho khái niệm 'vô', để tránh ngộ nhận 'vô' là khẳng định tuyệt đối hư vô vậy".

Khí là thứ vật chất mang tính liên tục, tính tự có khiêm thuộc tính hữu và vô. Đây thuộc về phạm trù tính hữu hạn và tính vô hạn, tính tạm thời với tính vĩnh hằng, tính gián đoạn với tính liên tục trong sự tồn tại của thế giới vật chất. Sự cầu thị trong thế giới Càn Khôn.

Trương Tải cho rằng, mâu thuẫn tồn tại trong nội bộ của sự vật là căn nguyên làm cho sự vật chuyển động. Khí âm dương cảm ứng nhau, biến hóa co dãn không ngừng, sự chuyển động này ở trong nó hàm chứa biến hóa, là tồn tại khách quan, không phụ thuộc vào ý chí của con người. Sự biến hóa đó gọi là "Thần", có nghĩa là biến hóa thần diệu khôn lường. Khí âm và Khí dương tác động lẫn nhau là căn nguyên của mọi biến hóa. Như vậy, sự biến hóa tồn tại trong cả âm lẫn dương, tồn tại ngay trong cả động và tĩnh, tồn tại trong cả thực và hư; đó là thuộc tính cố hữu của Khí, thuộc tính này được bộc lộ ra muôn vàn sự vật cụ thể, Khí chỉ là một mà biến hóa của Khí có nhiều vẻ khác nhau. Khí là bản nguyên của "vô" và sự vật, Khí là một, bản nguyên của vô vàn sự vật cũng chỉ là một. Nhưng nhất Khí phân chia âm dương, âm dương đối lập thể hiện trong muôn vàn sự khác biệt. Cho nên, Trương Tải đề xuất quan điểm biện chứng "nhất vật lưỡng thể".

Hoàng cừ dịch thuyết - Hệ từ hạ viết: "Khí Thái hư là một vật có âm có dương, nhưng lại có lưỡng thể thuận trong sự thống nhất" (Thái hư chi Khí, âm dương nhất vật dã, nhiên hữu lưỡng thể kiện thuận nhi dĩ). Khí Thái hư là một, Khí có âm có dương, đó là hai. Hai tồn tại trong cái một, biểu hiện thành hai mặt đối lập, "nhất" (một) là chỉ sự thống nhất của hai mặt đối lập.

Khí là bản nguyên của vũ trụ, là sự đối lập thống nhất của âm dương. Nếu không có đối lập sẽ không có thống nhất. Nếu không thống nhất thì không có đối lập, "nhất" và "lưỡng" cùng dựa vào nhau, chuyển hóa lẫn nhau, muôn vật trong trời đất giao cảm cùng biến hóa, sinh sôi và phát triển. Hoành cừ dịch thuyết - Thuyết quẻ viết: "Nhất vật lưỡng thể" là quy luật phổ biến trong vũ trụ, tất cả mọi sự vật đều tồn tại hai mặt vừa đối lập vừa thống nhất. "Nhất" đó là "Thần"; "lưỡng" nghĩa là biến hóa khôn lường, có "lưỡng" cho nên tự nó biến hóa phát triển cái "nhất", có nghĩa là trời cùng tham dự trong quá trình biến hóa".

Hư thực, động tĩnh, tụ tản, trong đục là biểu hiện cụ thể của hai mặt đối lập, cũng là nội hàm cụ thể của nhất Khí âm dương, hai mặt đối lập âm dương cùng hợp thành thể thống nhất của Khí, chúng là căn nguyên của mọi biến hóa chứa đựng trong sự chuyển động, đồng thời mọi vật cũng được sinh ra trong quá trình biến hóa đó. Trương Tải viết: "Nếu không có hai mặt đối lập thì không thấy sự thống nhất, nếu không thấy sự thống nhất thì không có sự sống của hai mặt đối lập. Biểu hiện của lưỡng thể trong sự thống nhất hư thực, động tĩnh, tụ tản, trong đục" (Lưỡng bất lập tắc nhất bất khả biến, nhất bất khả biến tắc lưỡng chi dụng tức. Lưỡng thể giả, hư thực dã, động tĩnh dã, tụ tán dã, thanh trọc dã, kỳ cứu nhân chi dĩ).

"Khí có âm dương, chuyển động dần đó là biến hóa, hợp nhất khôn lường thì gọi là thần" (Khí hữu âm dương, thôi hành hữu tiệm vi hóa, hợp nhất bất trắc vi thần). Trong quá trình chuyển động biến hóa, "có biến thì có tượng" (hữu biến tắc hữu tượng).

Hoành cừ dịch thuyết - Hệ từ thượng viết: "Trời chuyển động nhất Khí làm cho muôn vật sinh sôi". Khí chuyển động sinh ra muôn vật, mặt khác, muôn vật là thể vật chất chứa đựng quá trình chuyển động. Quá trình biến hóa được chia làm hai giai đoạn: biến hóa dần dần và biến hóa rõ rệt: "Biến là mô tả sự chuyển hóa rõ rệt, hóa là mô tả sự chuyển hóa dần dần". Cái bên ngoài thực hữu thấy được, thì đó là sự biến; cái bên trong thực có mà không thấy được sự chuyển hóa dần dần, đó là sự hóa. Nên nói: "trong hóa ngoài biến, trong chậm ngoài nhanh, trong âm ngoài dương, trong hư ngoài thực". Trương Tải cho rằng, sự vật chuyển hóa dần dần, để đạt tới chuyển hóa nhanh rõ rệt. Biến và Hóa chuyển hóa lẫn nhau. Chính mông - Thần hóa viết: "Biến chuyển lên hóa, chuyển từ thô đến tinh. Hóa để mà sắp xếp, chọn lọc thì gọi là biến, biến rõ rệt tinh tế" (Biến tắc hóa, dẫn thô nhập tinh dã. Hóa nhi tài chi vị chi biến, dĩ trữ hiển vi dã). Tư tưởng nhận thức về quá trình biến hóa trong chuyển động của vạn vật thật sâu sắc!

Hoành cừ dịch thuyết - Thượng kinh Quan viết: "Có âm dương thì nhất định chúng cảm ứng nhau. Vậy, cảm ứng của trời có liên quan gì đến tư duy? Đó là tự nhiên". Cảm ứng nghĩa là ảnh hưởng lẫn nhau, tác động lẫn nhau, có khác nhau thì có cảm ứng, những điều này đã xác định mối liên hệ giữa các sự vật với nhau, khi có cảm ứng âm dương. Sự cảm ứng âm dương phát sinh một cách tự nhiên, không liên quan đến tư duy của con người. Chính mông - Càn xưng viết: "Muôn vật vốn có cùng một nguồn gốc, cho nên một gốc có thể gắn hợp những mặt khác nhau, hiện tượng có gọi là cảm, âm dương cảm ứng lẫn nhau, vì chúng có cùng một nguồn gốc. Muôn vật do trời đất sinh ra, tuy chúng thụ Khí khác nhau nhưng đều luôn cảm ứng lẫn nhau".

"Ham muốn của con người giảm đi theo tuổi già, đấy là sự việc cảm ứng nhau. Cảm cũng như ảnh hưởng, không có lặp lại trước sau, có chuyển động là có cảm ứng, tất cả mọi cảm đều ứng, vậy nói mọi cảm ứng đều diễn ra nhanh chóng". Muôn vật trong vũ trụ cảm ứng lẫn nhau, bất kể cùng loại hay khác loại, sự vật của thế giới tự nhiên hay của xã hội loài người, chúng đều cảm ứng có mối liên hệ với nhau một cách phổ biến; đó là quy luật phổ biến của vũ trụ.

Trương Tải trình bày mô thức tồn tại "nhất vật lưỡng thể", khẳng định Khí âm dương cảm ứng lẫn nhau, và chuyển động biến hóa cấu tạo nên Khí hóa lưu hành. Nguyên nhân làm cho sự vật chuyển động biến hóa là nội lực bản thân của sự vật. Chính mông - tham lưỡng viết: "Tất cả mọi chuyển động quay tròn nhất định phải có động cơ, đã gọi là động cơ thì không thể từ bên ngoài đưa tới". Động cơ, đó chính là tác động tương hỗ của nhị Khí âm dương. Biến hóa vô cùng tận của Khí âm dương thúc đẩy cả vũ trụ biến hóa.

Mối liên hệ giữa Thái hư với Khí, chỉ rõ Thái hư là trạng thái vô hình và bản nhiên của Khí, Khí là bản thể của vũ trụ, Khí có thuộc tính tương phản: hữu vô, hư thực, ẩn hiện. Khí âm dương tác động lẫn nhau, làm cho thế giới vật chất không ngừng chuyển động và biến hóa. Đối với Trương Tải, Khí là phạm trù cao nhất. Mệnh đề Khí có âm dương, nhất vật lưỡng thể, có ảnh hưởng sâu rộng với hậu thế. Ông nói: "Rất khó nhận ra đâu là mối tiếp giáp cái hữu với cái vô; tiếp giáp hữu hình với vô hình. Cần hiểu là Khí bắt đầu từ đây, thì Khí kiêm cả hữu và vô, vô thì Khí sinh ra một cách tự nhiên, sự sống của Khí tức là Đạo là Dịch".

Trương Tải nói: “Khí năng nhất hữu vô. Hữu sinh hình, vô sinh dụng.”

THUYẾT VỀ THẬP NHỊ TÍCH QUÁI

Các nhà Dịch học thời Hán lấy 12 hình quẻ đặc thù trong 64 quẻ, phối hợp với khí hậu từng tháng của 12 tháng trong một năm, biểu thị ý nghĩa "âm dương tiêu tức" của vạn vật trong thế giới tự nhiên, gọi là Thập nhị tích quái, hay còn gọi là Nguyệt quái, Hậu quái, Tiêu tức quái.

Nguồn gốc của Thập nhị tích quái rất cổ. Thuyết này đầu tiên thấy ở Quy Tàng: "Tý Phục, sửu Lâm, dần Thái, mão Đại tráng, thìn Quải, tị Càn, ngọ Cấu, mùi Độn, thân Bĩ, dậu Quan, tuất Bác, hợi Khôn" (Mã Quốc Hàn - Ngọc hàm sơn phòng tập dật thư). Thượng Bỉnh Hòa cho rằng, Tả truyện - Thành công năm thứ 16 chép chuyện Tấn Hầu bói việc đánh nước Sở, được quẻ Phục, nói: "Năm quốc kiển, xạ kỳ nguyên, Vương trung quyết mục, dĩ Phục cư Tý". là dẫn chứng rõ nhất về việc vận dụng Thập nhị tích quái để nói về Dịch.

Chữ "Tích" còn có nghĩa là Vua (quân), "chủ" là nói 12 quẻ này làm chủ 12 tháng. Nay dựa vào bộ Hán thượng dịch truyện - Chu Chấn truyền lại Quái khí thất thập nhị hậu đồ của Lý Cái vẽ Thập nhị tích quái đồ biểu thị rõ tôn chỉ: dương đầy là "tức", âm hư là "tiêu". Sáu quẻ từ Phục đến Càn là tức quái, là Phục nhất dương sinh thuộc cung Tý, quẻ tháng 11; Lâm nhị dương sinh thuộc Sửu quẻ tháng 12; Thái tam dương sinh thuộc Dần quẻ tháng Giêng; Đại tráng tứ dương sinh thuộc Mão thuộc tháng 2; Quải ngũ dương tức, thuộc Thìn quẻ tháng 3; đến Càn lục dương tức, thuộc Tị quẻ tháng 4. Sáu quẻ từ Cấu đến Khôn là "tiêu" quái, là Cấu nhất âm tiêu, thuộc Ngọ, quẻ tháng 5; Độn nhị âm tiêu, thuộc Mùi, quẻ tháng 6; Bĩ tam âm tiêu, thuộc Thân, quẻ tháng 7; Quan tứ âm tiêu, thuộc Dậu, quẻ tháng 8; Bác ngũ âm tiêu, thuộc Tuất, quẻ tháng 9; đến Khôn là quẻ lục âm tiêu, thuộc Hợi, quẻ tháng 10.

Hai quẻ Càn Khôn là mẹ của "tiêu - tức", Dịch vĩ - Càn tạc độ viết: "Thánh nhân nhân âm dương mà nêu ra tiêu tức, lập Càn Khôn để thống nhất Thiên Địa", lại chép: "Quẻ tiêu tức, thuần là Đế, không thuần là Vương". Dịch vĩ - Càn nguyên tự chế ký viết: "Tích quái, ôn khí không theo 6 quẻ, vật dương không sinh, khí đất sẽ dấy lên", Trịnh Huyền chú: "sáu quẻ là chỉ quẻ Thái, Đại tráng, Quải, Càn, Cấu (dưới Cấu còn có Độn, ghi chép sót), hàn khí không theo 6 quẻ, không dẫn đến đông vinh, vật thực không thành", Trịnh Huyền chú "Sáu quẻ là nói các quẻ Bĩ, Quan, Bác, Phục, Lâm". Các nhà Dịch học từ Mạnh Hỷ, Kinh Phòng thời Tây Hán; Mã Dung, Trịnh Huyền, Tuân Sảng, Ngu Phiên thời Đông Hán, cho đến các học giả đời Thanh, chẳng ai không dùng Thập nhị tích quái để lập thuyết, ảnh hưởng rất lớn.

Hệ từ - Hạ truyện viết: "Cương nhu tương thôi, biến tại kỳ trung hỹ", Chu dịch tập giải dẫn lời chú của Ngu Phiên nói: "Nói về tiêu tức của 12 tháng, cửu lục tương biến, cương nhu tương thôi mà sinh biến hóa, cho nên bên trong có biến đổi vậy". Ngụy thư - Luật lịch chí chép từ Chính Quang lịch - Cầu tứ chính thuật ghi thứ tự tiếp nhau của 60 quẻ như sau:

- Tháng Một: Vị tế, Kiển, Di, Trung phu, Phục [18 âm - 12 dương]

- Tháng Chạp: Truân, Khiêm, Khuê, Thăng, Lâm [19 âm - 11 dương]

- Tháng Giêng: Tiểu quá, Mông, Ích, Tiệm, Thái [17 âm - 13 dương]

- Tháng Hai: Nhu, Tùy, Tấn, Giải, Đại tráng [14 âm - 16 dương]

- Tháng Ba: Dự, Tụng, Cổ, Cách, Quải [13 âm - 17 dương]

- Tháng Tư: Lữ, Sư, Tỵ, Tiểu súc, Càn [14 âm - 16 dương]

- Tháng Năm: Đại hữu, Gia nhân, Tỉnh, Hàm, Cấu [10 âm 20 dương]

- Tháng Sáu: Đỉnh, Phong, Hoán, Lý, Độn [11 âm - 19 dương]

- Tháng Bảy: Hằng, Tiết, Đồng nhân, Tổn, Bĩ [13 âm - 17 dương]

- Tháng Tám: Tốn, Tụy, Đại súc, Bí, Quan [15 âm - 15 dương]

- Tháng Chín: Quy muội, Vô vọng, Minh di, Khốn, Bác [17 âm - 13 dương]

- Tháng Mười: Cấn, Ký tế, Phệ hạp, Đại quá, Khôn [18 âm - 12 dương]

18 + 19 + 17 + 14 + 13 + 14 = 95 hào âm

12 + 11 + 13 + 16 + 17 + 16 = 85 hào dương

10 + 11 + 13 + 15 + 17 + 18 = 84 hào âm

20 + 19 + 17 + 15 + 13 + 12 = 96 hào dương

Thứ tự này là theo cách nói của sách Dịch vĩ - Kê lãm đồ. Căn cứ theo thuyết: "Nhu tại nội nhi cương đắc trung" lấy quẻ Trung phu làm khởi đầu. Đây là nêu hào Ba hào Bốn có đức "âm hư" ở giữa 6 hào, và hai hào Nhị Ngũ có đức "dương thực" nằm giữa thượng quái và hạ quái, để nói rõ hàm nghĩa "trung hư" là thành, "trung thực" là tín, biết hồi chuyển mà quay trở lại. Dịch vĩ - Kê lãm đồ viết: "Khí dương của trời đất, vũ trụ bắt đầu sinh ra từ quẻ Trung phu". Lại viết: "Giáp Tý, khí của quẻ khởi từ Trung phu, 6 ngày 7/80 ngày". Tức là chỉ hào Năm quẻ Trung phu có số thứ tự là 365, tương đương với số ngày của một Năm.

Phép 'Cầu tứ chính thuật', là do Mạnh Hỷ người thời Tây Hán đề xuất, tự là Trường Khanh, là người khai sáng Mạnh thị học về Kinh Dịch kim văn, thành tài và có trước thư lập ngôn. Dịch Hán học - Huệ Đống đã nói về đặc điểm về Mạnh thị học như sau: "Quái khí đồ của họ Mạnh lấy các quẻ Khảm Chấn Ly Đoài làm bốn quẻ chính, 60 quẻ còn lại, mỗi quẻ chủ 6 ngày 7 phân (lục nhật thất phân) hợp với số vòng trời 12 Nội tích quái, gọi là tiêu-tức. Càn đầy là tức, Khôn rỗng là tiêu, kỳ thực Càn Khôn là 12 vạch". Lại nói: "Bốn quẻ chỉ bốn mùa, mỗi hào chủ 24 khí, 12 quẻ chủ 12 giờ, mỗi hào chủ 72 hậu, 60 quẻ chủ 6 ngày 7 phân, mỗi hào chủ 365 ngày 1/4 ngày. Tích quái là Quân. Tạp quái là Thần. Tứ chính là phương bá. Hai ngày 'chí', hai ngày 'phân', hàn, ôn, phong, vũ, đều lấy ứng quái làm tiết. Ngoài ra, trong 48 quẻ còn lại, quẻ Dương có 24 quẻ, gọi là Thiếu dương, quẻ Âm có 24 quẻ, gọi là quẻ Thiếu âm. Cho nên 60 quẻ này còn được gọi là Tạp quái, cũng giống như nói rằng: vua tôi chung sức liên hợp, giao tạp để thành hình quái khí, để mà chỉ rõ cái lý âm dương tiêu tức". Dịch vĩ - Càn tạc độ có câu: "Lục thập tứ quái tam bách bát thập tứ hào giới", Trịnh Huyền chú giảng là: "Tiêu tức ở tạp quái là tôn quý, mỗi tháng ví như một quẻ mà ngôi thuộc vào đấy, đều có nơi hệ thuộc".

Chu dịch Thượng thị học - Thượng Bỉnh Hòa nói: "Người đời Hậu Hán chú Dịch, thường dùng Nguyệt quái mà không nói rõ ra, vì Nguyệt quái mọi người đều biết, không nhất thiết phải chỉ ra. Tầm quan trọng của nó có thể bết vậy". Tức là 12 Tích quái, vì 12 quẻ này dùng để biểu thị quy luật âm dương tiêu-tức của 12 tháng, cho nên gọi là Nguyệt quái.

TÍNH LIÊN TỤC THỜI GIAN THEO THUYẾT KINH PHÒNG

Thuyết quái viết: Thiên địa định vị

...........CÀN.........................KHÔN

........G.Tuất......Hỏa...........A.Dậu..........Thủy

........G.Thân.....Thủy..........A.Hợi...........Hỏa

........G.Ngọ.......Kim...........A.Sửu..........Kim

........G.Thìn......Hỏa...........A.Mão..........Thủy

........G.Dần......Thủy..........A.Tị..............Hỏa

........G.Tý.........Kim...........A.Mùi............Kim

- Giáp Tý - Ất Sửu = hào 1 - hào 4

- Giáp Tuất - Ất Hợi = hào 6 - hào 5

- Giáp Thân - Ất Dậu = hào 5 - hào 6

- Giáp Ngọ - Ất Mùi = hào 4 - hào 1

- Giáp Thìn - Ất Tị = hào 3 - hào 2

- Giáp Dần - ẤT Mão = hào 2 - hào 3

Thuyết quái viết: Sơn Trạch thông khí

............CẤN............................ĐOÀI

...........B.Dần......Hỏa.............Đ.Mùi..........Thủy

...........B.Tý........Thủy............Đ.Dậu..........Hỏa

...........B.Tuất.....Thổ..............Đ.Hợi...........Thổ

...........B.Thân.....Hỏa.............Đ.Sửu.........Thủy

...........B.Ngọ......Thủy............Đ.Mão.........Hỏa

...........B.Thìn......Thổ..............ĐTị.............Thổ

- Bính Dần - Đinh Mão = hào 6 - hào 2

- Bính Tý - Đinh Sửu = hào 5 - hào 3

- Bính Tuất - Đinh Hợi = hào 4 - hào 4

- Bính Thân -Đinh Dậu = hào 3 - hào 5

- Bính Ngọ - Đinh Mùi = hào 2 - hào 6

- Bính Thìn - Đinh Tị = hào 1 - hào 1

Thuyết quái viết: Lôi Phong tương bạc

...............CHẤN..............................TỐN

..............C.Tuất.......Kim................T.Mão........Mộc

..............C.Thân......Mộc.................T.Tị...........Kim

..............C.Ngọ.......Thổ.................T.Mùi.........Thổ

..............C.Thìn.......Kim.................T.Dậu........Mộc

..............C.Dần.......Mộc.................T.Hợi.........Kim

..............C.Tý..........Thổ.................T.Sửu........Thổ

- Canh Tuất - Tân Hợi = hào 6 - hào 2

- Canh Thân - Tân Dậu = hào 5 - hào 3

- Canh Ngọ - Tân Mùi = hào 4 - hào 4

- Canh Thìn - Tân Tị = hào 3 - hào 5

- Canh Dần - Tân Mão = hào 2 - hào 6

- Canh Tý - Tân Sửu = hào 1 - hào 1

Thuyết quái viết: Thủy Hỏa bất tương xạ

..............KHẢM..........................LY

.............M.Tý.......Hỏa...............K.Tị.........Mộc

.............M.Tuất....Mộc...............K.Mùi......Hỏa

.............M.Thân...Thổ................K.Dậu.....Thổ

.............M.Ngọ.....Hỏa...............K.Hợi.......Mộc

.............M.Thìn....Mộc...............K.Sửu......Hỏa

.............M.Dần.....Thổ...............K.Mão......Thổ

- Mậu Tý - Kỷ Sửu = hào 6 - hào 2

- Mậu Tuất - Kỷ Hợi = hào 5 - hào 3

- Mậu Thân - Kỷ Dậu = hào 4 - hào 4

- Mậu Ngọ - Kỷ Mùi = hào 3 - hào 5

- Mậu Thìn - Kỷ Tị = hào 2 - hào 6

- Mậu Dần - Kỷ Mão = hào 1 - hào 1

Bài Tây Minh của Trương Hoành Cừ tức Trương Tái là một áng văn quan trọng của Đạo học gia. Bài này, vốn là đoạn văn đầu của thiên Càn Xưng trong Chính Mông.

Trương Tái chép đoạn đầu thiên này vào vách tường phía Tây nơi thư phòng, ông đặt tên là Đính Ngoan, rồi chép đoạn cuối của thiên này vào vách tường phía Đông, ông đặt tên là Biếm Ngu. Trình Di thấy thế, đổi Đính Ngoan thành Tây Minh, và đổi Biếm ngu thành Đông Minh. Về sau, Chu Hi tách bài Tây Minh này ra thành một bài độc lập và chú giải nó. Bài Tây Minh của Trương Tái và Thái Cực Đồ Thuyết của Chu Liêm Khê là hai áng văn bất hủ của Tống Nho. Bài Tây Minh như sau:

Càn là cha, Khôn là mẹ; tấm thân nhỏ nhoi của ta tương hợp với trời đất mà đứng ở giữa. Cho nên cái Khí lấp đầy trời đất là thân thể của ta. Cái thống lĩnh trời đất là bản tính của ta. Người dân là đồng bào của ta. Vạn vật là bạn bè của ta. Nhà vua là con cả của cha mẹ ta (tức trời đất). Quan đại thần là người quản lý việc nhà của con cả. Hãy tôn trọng bậc trưởng thượng, vì họ là bậc trưởng thượng (của trời) đáng cho mình tôn trọng.; hãy thương xót kẻ mồ côi yếu đuối, vì chúng là trẻ thơ ấu (của trời) đáng cho mình thương. Thánh nhân hợp nhất với đức (của trời). Hiền nhân là bậc ưu tú (của trời). Trong thiên hạ những kẻ già yếu, tàn tật, không anh em, già không con, già không vợ, già không chồng, đều là anh em của ta, họ chật vật khốn khổ mà không biết than thở cùng ai. (Kẻ khá giả) Tùy thời mà bao bọc những kẻ đáng thương ấy, đó là thể hiện lòng tôn kính (cha trời mẹ đất). (Kẻ khốn đốn) vui với mệnh trời, không lo buồn tủi phận, đó là thể hiện lòng chí hiếu (với cha trời mẹ đất). Làm trái lệnh cha mẹ là phẩm hạnh của đứa con ngỗ nghịch. Kẻ làm hại điều nhân gọi là tặc. Kẻ gây ác là hạng bất tài. Ai giữ được nguyên hình sắc như thủa ban đầu mới là giống hệt cha trời mẹ đất. Ai hiểu được sự biến hóa của sự vật tức là nối được sự nghiệp của cha trời. Ai nghiên cứu đến tận cùng cái thần diệu của sự vật, là nối được chí lớn của cha trời. Cẩn thận khi ở một mình, dù ở chỗ̃ khuất vắng mà không làm điều hổ thẹn với lương tâm, đó là một hiếu tử không làm nhục cha trời. Luôn gìn giữ tâm và nuôi dưỡng tính, đó là hiếu tử không biếng lười của cha trời. Ghét riệu (vì riệu làm loạn tâm tính), đó là sự quan tâm ông Vũ đến cong lao dưỡng dục của cha trời mẹ đất. Nuôi dưỡng anh tài là ban ân đức cho đồng loại (thể hiện đạo hiếu) của Dĩnh Khảo Thúc (đối với cha trời mẹ đất). Tận tâm chí hiếu để cha mẹ vui lòng, đó là công của Thuấn. Không chạy chốn (số mệnh) mà chỉ đợi bị giết, đó là Thân Sinh cung kính (thiên mệnh). Giữ gìn toàn vẹn thân thể do cha mẹ sinh ra cho đến lúc chết, đó là Tăng Sâm. Một mực vâng lời cha, đó là Bá Kỳ. (Cha trời mẹ đất cho ta) phú quý hạnh phúc, là làm dày dạn cuộc sống của ta; cho ta nghèo hèn lo buồn, tức là cho ngọc quý để ta mài giũa vậy. Khi còn sống ta cứ thuận theo trời mà hành sự; khi ta chết, ta cảm thấy thanh thản an bình.

Nho gia cuối thời Chiến Quốc đều chịu ảnh hưởng của Đạo gia. Trong số Nho gia thời đó, Tuân Tử là một bậc đại sư, tuy chịu ảnh hưởng của Đạo gia, đạt được chủ nghĩa tự nhiên của Đạo gia. Như chữ thiên theo Khổng Tử là ông Trời, tức đấng chủ tể vũ trụ. Theo Mạnh Tử thì chữ thiên này là số mệnh hay vận mệnh. Còn theo Tuân Tử thì chữ thiên này là cõi tự nhiên.

Giải Tế - Tuân Tử viết: "Cho nên từ phương diện thực dụng mà nói, Đạo rốt cuộc là Lợi [...] Từ phương diện ngôn từ mà nói, Đạo rốt cuộc là luận biện. Từ phương diện trời mà nói, Đạo rốt cuộc là nguyên nhân. Các thứ ấy chỉ nói lên một góc của Đạo. Đạo có bản thể thường hằng nhưng (ứng dụng) thì luôn biến đổi. Biết một góc thì không đủ gọi là biết. Kẻ thiên kiến thì chỉ thấy một góc của Đạo chưa thể xem là biết được. Nhưng hắn tự cho mình biết hết, còn tô điểm vẽ vời cho cái biết của mình, thế là bên trong thì loạn bên ngoài thì gạt người, trên che lấp dưới, dưới bưng bít trên, đó là cái họa của che lấp

(Cố do dụng vị chi, đạo tận lợi hĩ. [...] Do từ vị chi, đạo tận luận hĩ. Do thiên vị chi, đạo tận nhân hĩ. Thử sổ cụ giả, giai đạo chi nhất ngung dã. Phù đạo giả, thể thường nhi tận biến, nhất ngung bất túc dĩ cử chi. Khúc tri chi nhân, quan ư đạo chi nhất ngung, nhi vị chi năng thức dã, cố dĩ vi túc sức chi, nội dĩ tự loạn, ngoại dĩ hoặc nhân, thượng dĩ tế hạ, hạ dĩ tế thượng, thử tế tắc chi họa dã).

Đối với những học thuyết của các nhà thời đó, Tuân Tử cũng có nhận thức rõ ràng và phê bình xác đáng!

Thiên luận - Tuân Tử nói: "Lão Tử có thấy chỗ co mà không thấy chỗ duỗi. Mặc Tử có thấy chỗ bằng nhau mà không thấy chỗ khác nhau" (Lão Tử hữu kiến ư khuất, vô kiến ư tín. Mặc Tử hữu kiến ư tề, vô kiến ư kỵ).

Giải Tế - Tuân Tử nói: "Mặc Tử bị dụng che lấp nên không biết văn" (Mặc Tử tế ư dụng nhi bất chi văn).

Ông lại nói: "Huệ Tử bị lời nói che lấp nên không biết cái thực. Trang Tử bị trời che lấp nên không biết người (Huệ Tử tế ư từ nhi bất tri thực. Trang Tử tế ư thiên nhi bất tri nhân).

Đại sư Tuân Tử nòng cốt vẫn là Nho gia, chịu ảnh hưởng lớn từ Khổng Tử. Thời ông có thể nói là loạn, nên dân chúng tìm niềm tin vào đồng cốt và cúng tế. Tư tưởng Nho gia và nghề nghiệp làm Quan Cai trị của ông ảnh hưởng chủ đạo ở sách ông viết. Do vậy Tuân Tử cũng “Thiên Kiến” trong phê bình Lão học và âm dương gia…(có thể thiên kiến cả về đẳng cấp xã hội). Còn Đạo và thấy của Tuân Tử là cái thấy của nhà cai trị và Thầy dậy người đi cai trị.

Quan niệm Đạo đức của Tuân Tử ngược với Mạnh Tử và cho con người bản tính vốn ác, quan điểm này có thể cũng xuất phát từ quan điểm Cai trị, hoặc hoàn cảnh thời ông sống hỗn loạn, cái ác nhiều. Do vậy, Tuân Tử phản kích kịch liệt Mạnh Tử và các Đạo gia, Âm dương gia.

Ông lại có quan niệm kỳ quặc về Thánh nhân, Thánh nhân là phải cố hết sức tự cầu cho có nhiều phúc và chiếm nhiều tài nguyên, chỉ biết súc tích tài vật và lợi dụng trời đất - phải chăng quan điểm này có ảnh hưởng hậu duệ sau này..??

Vì tư tưởng Nho gia cố hữu và là nhà Cai trị vậy, nên có thể nhận định Tuân Tử không thâm nhập được vào Lão Trang học và học phái Âm dương gia. Tuy Tuân Tử có nhắc đến Tự Nhiên nhưng là Tự Nhiên theo đại sư Tuân Tử.

(Tham khảo Lịch Sử Triết Học Trung Quốc – Tg Phùng Hữu Loan ; NXB Khoa Học xã Hội)

Quái từ: Khuê, tiểu sự cát.

Lời quẻ: Quẻ Khuê tượng trưng cho sự ngang trái chia lìa, biết thận trọng xử sự thì thu được tốt lành.

Tự quái truyện giải thích Khuê là quai = ngang trái. Thuyết văn giải tự - Hứa Thận giải thích là "Mục bất tương thích", tức là hai mắt không nhìn nhau, có nghĩa là chống trái, không hòa thuận với nhau.

Tiểu, chỉ về âm nhu, hàm nghĩa cẩn thận, thận trọng. Lời quẻ chỉ ra rằng: phàm sự vật ở vào thời chống trái nhau, thì phải dùng phương pháp mềm mỏng, nhu thuận, thận trọng tìm ra cách xử lý thích hợp, thì mới có thể chuyển mâu thuẫn thành hài hòa được. Nếu cứ cương cứng một cách thái quá, khiên cưỡng mong cầu hòa hợp, thì khó mà vượt qua khuê ly được. Vì vậy, Lời quẻ mới nói là Tiểu sự cát.

Cổ nhân nói:

Trịnh Khang Thành giảng: "Khuê tức là đối lập nhau, lửa thì muốn bay lên, (nước) ao hồ thì muốn thấm xuống, cũng như con người đồng cư tâm ý khác nhau, nên gọi đó là Khuê" (Khuê, quai dã. Hỏa dục thướng, Trạch dục hạ. Do nhân đồng cư nhi chí dị dã, cố vị chi Khuê).

Ngu Phiên chú giảng: "Hai quái Ly Đoài tượng trưng cho hai thiếu nữ vậy" (Nhị nữ Ly Đoài dã).

Quách Dương chú giảng: "Tám quẻ Văn Vương lập ra, Ly là con gái giữa, Đoài là con gái út. Cả hai đều là tượng âm nhu, cho nên đối lập nhau chứ không tương ứng. Ly ở trên, là tượng dính bám vào trời. Đoài ở dưới là hồ nước, tượng trưng cho khả năng dung hòa. Lấy nhu tiến lên phía trên, đến hào Ngũ đắc vị. Trên ứng với Thượng, nên gọi là đắc trung ứng cương. Lại thêm hào âm nhu chiếm vị trí ngôi tôn, là bề tôi mà chiếm vị của vua, cùng tương ứng với Nhị, là vuâ phải ứng theo bề tôi, cho nên chỉ thành tựu được việc nhỏ" (Văn Vương bát quái, Ly vi trung nữ, Đoài vi thiếu nữ, gia vị âm tượng, cố tương khuê nhi bất tương ứng. Đoài tại hạ, Ly tại thượng. Ly giả, lệ vu thiên chi tượng, Đoài giả, trạch tại hạ năng dung chi tượng. Dĩ nhu nhi thượng tiến, chí lục ngũ đắc vị, thượng ứng thượng cửu, cố xưng vi đắc trung ứng cương. Hựu nhân âm hào lục ngũ chiếm cửu ngũ chi vị, vi thần chiếm quân vị; dữ cửu nhị tương ứng, vi quân ứng vi thần, chỉ năng thành tựu tiểu sự).

Chu dịch tập giải dẫn lời Ngu Phiên nói: "Tiểu là chỉ hào Ngũ. Âm cũng gọi là tiểu. Hào này đắc trung ứng cương nên được tốt".

Chu dịch chiết trung dẫn lời Hà Khải nói: "Việc đã chống trái nhau rồi, thì không thể lấy cái tâm nóng giận mà giải quyết được. Chỉ có cực kỳ bình tĩnh, từ từ chuyển hóa. Đó là mẹo hay để hòa hợp vậy. Cho nên mới nói Tiểu sự cát. Tiểu sự là chỉ việc xử sự mềm mỏng. Không phải đại sự là không tốt, mà chỉ sự thận trọng thì được tốt vậy".

Chu dịch chính nghĩa - Khổng Dĩnh Đạt nói: "Một khi vật tình đã chống trái nhau, thì không thể làm việc đại sự được. Làm việc đại sự là phải huy động nhiều người, việc đó chỉ có ở thời đại đồng mới làm được. Tiểu sự là những việc như ăn uống, quần áo, không phải đợi sức đông, tuy chống trái mà vẫn có thể làm được".

(Bài viết sưu tầm của cụ Hà Uyên)


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Về Menu

Kinh Phòng Âm Dương Kinh dịch Hà Uyên Dịch Số


cửu trong nhÃƒÆ ty tử vi ô cách đóng đinh lên tường phù bạn 3 BÃƒÆ Mau sac 20 khoan dung Thứ chòm sao nam Äua Chọn 12 clip dạy hôn môi sâu Nữ người Ãt gương công sở Nhá Thai とらばーゆ 女性の求人57 bài học ngụ ngôn trong kinh doanh tướng tay PhÃƒÆ kích quẠNguyễn sóng thế dâng quã Chùa Han giáºi chó dà Cát Hung chan luÃn Bị trong Đạt sao thiên luong HoÃ