Tiết này sẽ lần lượt phân tích các trường hợp dụng thần trong dựđoán bị phá hại tổn thương, đồng thời sẽ cho độc giả biết các phương pháp cứuứng. Cũng tức là trong điều kiện bình thường, giới thiệu cách giải cứu khi dụngthần có thương tổn. Tứ trụ có cứu là Tứ trụ có bệnh và có phương thuốc chữa.Những Tứ trụ thiên về khô mà không có cứu là Tứ trụ có bệnh mà không có thuốc.Ngoài ra độc giả có thể tự mình từ phía phản diện để tìm hiểu và nắm vững cáctrường hợp không có cứu.
Dụng Thần cứu ứng (2)

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói

1.      Quan gặp thương, tức dụng thần là chính quan, kị thần là thương quan.

Tứ trụ có kị thần thương quan khắc dụng thần, nếu có chính ấn thì có thể chế áp được thương quan và hỗ trợ chính quan. Vì vậy ta gọi chính ấn là cứu ứng của chính quan.

2.      Quan gặp sát, tức dụng thần chính quan và thiên quan hỗn tạp không rõ ràng.

Dụng thần là quan phải rõ rang, thanh khiết. Có năm can âm là thương quan có thể hợp mất thất sát, ví dụ can ngày ất gặp bính là thương quan, bính có thể hợp mất tân sát, còn lại canh quan ; ất có thể hợp mất canh sát, còn lại tân quan. Có năm can dương là kiếp tài và năm can âm là thương quan hợp mất sát, giữ lại chính quan.

3. Quan gặp hình xung, tức dụng thần chính quan trong địa chi bị hình xung mà thương tổn.

Khi dụng thần bị hình xung thương tổn thì phải xem trong Tứ trụ có hay không có hợp cục để hoá hình. Ví dụ can ngày bính gặp chi tí thuỷ, trong tí tàng can quý là chính quan. Dụng thần chính quan bị ấn hình hại, có hợi, mùi và mão hợp thành cục, hoặc có dần,thìn, mão hợp thành cục, hoặc có dần, thìn, mão họp thành hội cục, hoặc có tuất, mão lục hợp, tức có thể hợp chặt kỵ thần, cứu được dụng thần chính quan. Khi dụng thần bị xung phá cũng phải xem trong Tứ trụ có hợp cục để hóa xung không. Ví dụ can ngày bính gặp chi tý thuỷ, trong tí tàng quý là chính quan. Dụng thần chính quan vì bị ngọ phản xung mà gốc rễ không chắc chắn. Nhờ có mùi và ngọ thành lục hợp, hợp chặt kị thần nên dụng thần chính quan được cứu . Cho nên quan hình xung thì hợp cục có thể giải cứu.

1.      Tài gặp kiếp, tức dụng thần là tài, kị thần là kiếp tài.

Tứ trụ có kỵ thần kiếp tài khắc dụng thần, nếu trong mệnh cục có thực thần thì có thể xì hơi kiếp tài để sinh cho tài tinh. Cho nên thực thần là cứu ứng thứ nhất của tài tinh. Tứ trụ có kị thần kiếp tài khắc dụng thần, nếu trong mệnh có quan tinh thì quan tinh có thể chế áp kiếp tài, bảo vệ tài tinh. Cho nên quan tinh cũng là cứu ứng của tài tinh.

5. Tài gặp sát, tức dụng thần là tài tinh, kị thần là thất sát.

Tứ trụ có thất sát xì hơi tài tinh là kị thần, nếu trong mệnh cục có thực thần để áp chế thất sát, sinh tài tinh thì dụng thần là tài tinh cũng được cứu . Trong Tứ trụ có thất sát xì hơi tài tinh làm kị thần, năm can âm thương quan có thể hợp chặt thất sát để bảo hộ tài tinh. Ví dụ can ngày ất gặp năm là thất sát, thương quan bính có thể hợp chặt thất  sát để cứu tinh. Năm can dương kiếp tài cũng có thể hợp chặt thất sát để bảo hộ tài tinh. Ví dụ can ngày gặp canh là thất sát, kiếp tai ất có thể hợp chặt thất sát chống lại sự hình khắc để bảo vệ tài tinh. Cho nên khi thất sát là kỵ tài thì thương quan của năm can âm và kiếp tài của năm can dương sẽ bảo về tài tinh, ứng cứu cho dụng thần.

1.      An gặp tài, tức dụng thần là ấn tinh, kị thần là tài tinh.

Khi trong Tứ trụ đều có ấn tinh và tài tình mà cần hợp mất tài tinh, giữ lại ấn tinh, nếu có kiếp tài sẽ có thể chế áp tài tinh để giữ lại ấn tinh. Cho nên kiếp tài cũng là cứu tinh của dụng thần ấn tinh. Khi trong Tứ trụ cả ấn tinh và tài tinh cùng xuất hiện mà đòi hỏi làm mất tài tinh và giữ lại ấn tinh, nếu có hợp cục hợp mất tài tinh, còn ấn tinh không bị khắc chế là được cứu. Can ngày dương có thể hợp mất tài tinh,  giữ lại ấn tinh, ví dụ can ngày giáp gặp quý là ấn, gặp kỉ tài là hợp. Năm can âm kiêu thần cũng có thể hợp chặt chính tài, đều là cứu ứng dụng thần chính ấn.

2.      Thực thần gặp kiêu, tức dụng thần là thực thần, kị thần là kiêu thần.

“Dụng thần là thực thần, không thể bị cướp mất”, đó là nguyên tắc. Trong Tứ trụ kiêu thần và thực thần rất kị nhau, khi gặp nhau thì kị thần cần bị chế hoá. Thất sát sẽ có thể chế hoá kị thần để biến nguy thành an. Cho nên gọi thất sát là cái cứu ứng dụng thần thực thần. Tứ trụ có kiêu thần cướp đoạt thực thần, nếu có tài tinh cũng có thể chế áp được kiêu thần để hộ vệ thực thần. Nên thiên tài cũng là cứu ứng thực thần.

3.      Thực thần gặp sát ấn , tức thực thần là dụng thần, kị thần là ấn tinh.

Tứ trụ thực thần bị chế sát, có ấn tinh đến giúp để chế áp thực thần bảo hộ kiếp sát, nếu có tài tinh thì có thể làm mất ấn tinh, giữ lại thực thần. Tài tinh trở thành cứu ứng của dụng thần thực thương trong điều kiện có ấn tinh.

4.      Tài  gặp thương sát , tức dụng thần là tài, kị thần là thất sát.

Tứ trụ có thương quan sinh tài, sát đến để hóa tài làm kị thần, nếu có hợp cục hợp mất thất sát  để bảo hộ tài thì tốt. Năm can dương kiếp tài có thể hợp mất thất sát, ví dụ can ngày giáp gặp canh là sát, kiếp sát ất hợp mất canh sát. Năm can âm thương quan cũng có thể hợp mất thát sát, ví dụ can ngày ất, gặp tân là sát, nếu có bính thương thì sẽ hợp mất tân sát. Nên ta nói năm can dương kiếp tài và năm can âm thương quan đều là cứu ứng của dụng thần tài tinh.

10. Quan gặp thương (cách kình dương), sát gặp thực (cách kình dương),  tức quan sát dụng thần, thương thực  là kị thần .

Tứ trụ có quan mà không có kình dương thì không vinh hiển, có sát mà không có kình dương thì không có uy, kị gặp chế phục quá mức . Tứ trụ có nhiều ấn tinh thì có thể bảo hộ cho quan tinh hoặc thất sát, lại có thể ràng buộc được thực thương, khiến cho quan sát vừa được chế lại vừa được giúp đỡ, vừa được hổ trợ, quyền uy không ai cản nổi. Cho nên ấn tinh có lực là cứu ứng của quan sát.

11. Quan gặp thương  (lộc cách ) , tức dụng thần là quan, kị thần là thương.

Tứ trụ quan tinh có lộc thì chức cao vinh hiển, rất kị gặp thương quan, nếu trong Tứ trụ có hợp cục để hợp mất thương quan thì có thì có thể bảo vệ được quan tinh . Năm can dương có thể hợp mất thương quan, ví dụ can ngày giáp gặp nhâm là kiêu, nhâm có thể hợp mất đinh thương quan ; năm can âm là thất sát, cũng có thể hợp mất thương quan, ví dụ can ngày ất gặp tân là sát, tân có thể hợp mất bính thương. Cho nên ta nói năm can dương và năm can âm là thất sát có thể hợp mất thương quan, chúng trở thành thần bảo hộ của dụng thần chính quan.

12. Tài gặp sát (lộc cách ) , tức dụng thần là tài , kị thần là thất sát.

Khi Tứ trụ có dụng thần là tài không nên gặp thất sát đến để hóa, cái hợp mất thất sát có thể bảo hộ được tài tinh. Năm can dương kiếp tài có thể hợp mất thất sát, ví dụ can ngày giáp gặp canh là sát, ất kiếp sát có thể hợp mất canh sát ; năm can âm thương quan cũng có thể hợp mất thất  sát, ví dụ can ngày ất gặp tân là sát, bính thương có thể hợp mất tân sát. Cho nên nói năm can dương kiếp tài và năm can âm thương quan có thể kết hợp mất sát để bảo hộ tài, nó là cứu ứng của dụng thần tai tinh. Kết quả của sự cứu ứng đạt được nhiều hay ít rất khó nắm được chính xác, độc giả có thể thông qua những bàn luận ở phía trên, đồng thời có thể từ các ví dụ nói về sự cứu ứng khi dụng thần bị hình xung khắc hại để hiểu rõ.

 


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Về Menu


Nhà THIỂN tuoi dần HÃÆo tu vi Ý nghĩa và điều cấm kỵ khi đặt Lễ Kì Yên Ở Làng Trường Thọ hoÃƒÆ sao nhị hắc شبكة الشيعة العالمية Mão phu chuyện tử vi gÃ Æ tài tinh cúng thần linh sao Phá Quân duyen thú ト黛サ bạch quÃ Æ ngón sao địa không Đền Giải Nghĩa tu vi phong thủy phòng thờ hợp người mơ thấy voi bói bàn chân tháng 5 cây tre Thứ hoẠdãæ Âm Dương SAO CÔ THẦN mơ thấy hái hoa hồng Thượng Điem Xem giáp lẠcực tết trung thu xem tử vi Xu hướng đặt tên ở nhà cực メ ス chòm sao Đạo bản