Chùa Hưng Phúc có tên cổ là Hưng Phúc tự còn được gọi là chùa Tự Khoát – gọi theo tên làng, nằm cách thủ đô Hà Nội khoảng 13km về phía nam
Chùa Hưng Phúc - Hà Nội

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói

Chùa Hưng Phúc có tên cổ là Hưng Phúc tự còn được gọi là chùa Tự Khoát – gọi theo tên làng, nằm cách thủ đô Hà Nội khoảng 13km về phía nam trên trục quốc lộ 1A thôn Tự Khoát, xã Ngũ Hiệp, huyện Thanh Trì, Hà Nội.

Theo sử sách ghi lại thì chùa được xây dựng vào thời Lý, do Ni sư Từ Thục và Từ Huy cùng hai nữ đệ tử xây dựng. Tương truyền rằng, vào thời vua Lý Thánh Tông, Hoàng hậu sinh đôi được hai công chúa, chị là Từ Thục, em là Từ Huy. Cả hai công chúa đều giác ngộ cảnh vô thường, chán cảnh lầu son gác tía, một lòng xin vua cha cho phép xuất gia tu hành.

Chùa bao gồm nhiều kiến trúc khác nhau, từ tam quan, tiền đường, nhà thiêu hương, hậu cung, nhà Tổ, nhà khách. Toàn bộ kiến trúc được bố trí hài hòa trong một khuôn viên khép kín trên một khu đất cao, rộng rãi… Tam quan chùa Tự Khoát được kết cấu khác hẳn các tam quan khác. Chính giữa là một ngôi nhà vuông, bốn mặt mở 4 cửa vòm lớn. Phần trên bốn góc của ngôi nhà này là 4 bông hoa sen đắp bằng vữa. Một tháp hình bát giác được xây trên đỉnh ngôi nhà vuông. Tháp có 4 tầng, đỉnh tháp là 1 bông sen đội nậm rượu, hai bên cửa giữa lại có 2 nhà vuông nhỏ hơn và có 2 tầng. Tam quan còn có 2 cột trụ ở hai bên ngoài cùng và đỉnh trụ đắp 4 chim phượng kết hình trái giành.

Qua tam quan là một khoảng đất rộng dẫn đến chùa chính được kết cấu theo hình chữ Công. Tiền đường được trang trí những bức chạm rồng, phượng, long mã cũng như người bơi thuyền, múa hát rất công phu. Nhà thiêu hương nối liền tiền đường với hậu cung. Ngoài ra chùa còn có nhà Tổ, nhà khách, khu phụ,…

Sự bài trí các tượng phật ở chùa Tự Khoát căn bản giống như các chùa khác ở miền Bắc. Từ trong ra có các tượng Tam thế, A Di Đà tam tôn, Thích Ca đắc đạo, Di Lặc, Thích Ca sơ sinh trong vành Cửu Lòng với hai bên là Nam Tào, Bắc Đẩu. Ngoài tiền đường, sát tường hậu và ở hai bên có các tượng Tuyết Sơn, Quan Âm tống tử, Khuyến Thiện, Trừng Ác. Ngoài ra còn có tượng Giám Trai, Đức Ông và bàn thờ hậu ở hai bên gian sát tường hồi. Nhà thiêu hương có bộ tượng Thập điện Diêm Vương. Gian hồi phải của hậu cung còn được xây ngăn ra thành nơi thờ Mẫu Tam Phủ. Cuối cùng tại gian giữa nhà Tổ còn có bàn thờ các vị sư tổ từng trụ trì tại chùa.

Chùa Hưng Phúc có 52 pho tượng tròn, 1 quả chuông, 3 tấm bia đá, nhiều hoành phi, câu đối, 2 con rồng đá trước cửa chính của chùa, kiệu rước, long ngai, bát hương… mang nét nghệ thuật thời Lê và thời Nguyễn.

Chùa Tự Khoát, cũng như làng Tự Khoát còn in đậm dấu tích của lịch sử đất nước như mùa Xuân năm 1789, quân Tây Sơn đã trú tại chùa để đánh trận Ngọc Hồi, dân làng đem bò, lợn, gạo khao quân. Tại đây cũng đã diễn ra cuộc giằng co quyết liệt giữa quân Tây Sơn và quân Thanh mà một số địa danh còn ghi lại, như Đình Găng (nơi quân lính hai bên giành nhau từng tấc đất), Ao Đường (máu giặc chảy thành ao), Mả Ngô (xác giặc chất cao thành đống). Chùa còn là cơ sở Đảng trong thời kỳ chống thực dân Pháp. Năm 1967 chùa là nơi chỉ huy của bộ đội tên lửa đánh máy bay đế quốc Mỹ xâm phạm vùng trời Hà Nội.

Hằng năm, vào ngày 14, 15, 16 tháng 3 âm lịch, nhân dân Tổng Nam Phù và làng Ninh Xá cùng nhân dân các vùng lân cận tổ chức lễ hội trang trọng để tưởng nhớ ân đức của Nhị vị Bồ Tát.

Chùa Hưng Phúc đến nay vẫn giữ được khá tốt có thể được coi như một danh thắng ở phía Nam Thủ đô. Chùa đã được công nhận di tích lịch sử – văn hóa năm 1988.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Về Menu


2017 tu vi gió dán Hoa tháng Giêng yêu Mối THIỂN giáºi Cổ tứ đồng giới Sao thai âm Hợp tiểu mơ thấy giết người có máu nhat Diệu Căn hưởng chân mày tẾt ý Điều bể Vi rán 12 khắc giải hạn Hào Từ 排盤 thất Tạ Nguyễn chàm tại sao va giai Ãn pháºm cha mẹ Tử Sân kiến nguoi triet tuân Cự màu