Chùa Hoằng Ân còn có tên thường gọi là chùa Quảng An, Chùa tọa lạc tại xã Quảng An, quận Tây Hồ, Hà Nội. Đây là một trong số ít những ngôi chùa cổ ở Hà Nội
Chùa Hoằng Ân - Hà Nội

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói

Chùa Hoằng Ân còn có tên thường gọi là chùa Quảng An, Chùa tọa lạc tại xã Quảng An, quận Tây Hồ, Hà Nội.

Đây là một trong số ít những ngôi chùa cổ ở Hà Nội đã nghìn năm tuổi, được xây dựng từ thời nhà Lê. Trải qua thời gian biến cố lịch sử, đến nay chùa vẫn giữ được những nét cổ kính. Mỗi ngày nơi đây đều có đông phật tử đến tham quan cúng bái.

Lịch Sử: Chùa Hoằng Ân (Quảng Bá) được Thiền sư Ngộ Ấn tạo dựng, ban đầu chỉ là một am thờ Phật, sau dựng thành chùa và có tên là Báo Ân tự (chùa Báo Ân). Trải qua thời gian dài Báo Ân Tự vừa là nơi thờ Phật cũng là nơi sinh hoạt văn hóa, tâm linh của cộng đồng dân cư.

Vào năm Vĩnh Tộ thứ 10 đời Lê Thần Tông (1628) chùa được xây dựng lớn bởi công chúa Nguyễn Thị Ngọc Tú, con gái Hoàng đế Nguyễn Hoàng, vợ chúa Trịnh Tráng (1623 – 1657), sau đó chùa được đổi tên thành chùa Long Ân. Năm Minh Mạng thứ hai (1821), nhân chuyến tuần du ra Bắc, Vua đã đến thăm chùa, lúc này chùa được đổi tên thành Sùng Ân tự. Năm Tân Sửu (1841) Vua Thiệu Trị đến thăm chùa Sùng Ân cho tu sửa lại chùa và đổi thành chùa Hoằng Ân.

Ngay từ khi ra đời chùa đã là một danh lam của kinh thành Thăng Long, chùa cũng từng là nơi ngự giá, thăm viếng của các bậc đế vương. Dưới thời Trần Anh Tông, Tam Tổ Huyền Quang từ núi Yên Tử cũng chọn nơi đây để giảng kinh Thủ Lăng Nghiêm. Triều Nguyễn vua Minh Mạng, vua Thiệu Trị đều chọn chùa là nơi dừng chân vãn cảnh.

Kiến Trúc: Chính chùa gồm Tiền Đường và hậu cung: có 5 gian lợp ngói, bờ nóc và bờ dài chạy thẳng, chính giữa đắp hổ phù đội mặt trời. Phía trước hiên là hai cột trụ trên nóc đắp hình búp sen. Kiến trúc chùa chủ yếu làm theo lối bào trơn đóng bên với hình thức chồng giường, con nhị kèo ngồi xa nách. Gian giữa có hệ thống cửa bức bàn. Các mảng chạm kỹ lưỡng với những mảnh chạm điển hình nơi xứ Huế. Nền chùa và Hậu cung được lát gạch Bát Tràng. Hậu cung 3 gian xây liền với Tiền Đường tạo cho chùa chính có dạng chuôi vồ.

Ngôi chính điện này trước đây được xây trên gò tam cấp, đến nay vẫn còn nguyên vẹn, chưa có sửa chữa gì, gần đây vào năm 2002 được sự quan tâm của các cấp chính quyền chùa đã nâng cấp xung quanh như: xây tường bao khuôn viên, đường vào và xây kè hồ. Chùa trước đây nuôi dấu cán bộ, có hầm nằm trong khuôn viên nhà Tổ, mỗi khi có địch đến, nhà sư liền gõ mõ, đập gậy làm tín hiệu báo cho chiến sĩ ta.

Chùa Hoằng Ân hiện nay còn lưu giữ được rất nhiều hiện vật quý: gồm có 2 quả chuông đồng (Quả lớn được đúc thời vua Lê Hiển Tông (1743), cao 1,5m, đường kính 0,8m; vai chuông khắc nổi bốn chữ Hán “Long Ân Tự chung”, Quả chuông nhỏ được đúc vào thời Nguyễn); 33 tấm bia từ thế kỷ 19 đến thế kỷ 20; 30 Pho tượng có niên đại từ thế kỷ 17 đến thế kỷ 20. Hệ thống tượng tròn của chùa còn khá đầy đủ với những pho tượng có giá trị nghệ thuật cao như tượng Quan âm Nam Hải, các Pho tượng Tam Thế, A Di Đà tạc vào thế kỷ 17- 18.

Tam bảo chùa
Tam bảo chùa

Với giá trị lịch sử – văn hóa và thế đắc địa mà thiên nhiên ban tặng, nhìn ra Hồ Tây mênh mông, chung quanh là những vườn quất trĩu quả, chùa Hoằng Ân là một trong những điểm văn hóa – du lịch của thành phố thu hút khách muôn nơi.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Về Menu


sap dần Thiên y ト黛サ khái niệm dÒng bản Tiết mơ thấy con trai tùy cung Ma kết nhóm máu A Vật phẩm Điem phong thủy thư phòng tử vi tháng Sát vật Chỉ Đại Thế Chí Bồ Tát SAO MỘ TRONG TỬ VI hình xăm theo ngũ hành mệnh thổ tu vi Xem tử vi 2016 tuổi Canh Tuất sinh xem tuong mat rắn hỏa lムNhàn dùng bÃn Phong thủy phóng trứng 济南8 Tu tâm theo lời Phật dạy xem テΠHoà Khuon mat vận Hội Chùa Tà Và bói tính cách cung bạch dương giải các giấc mơ Ngày trong tứ trụ Tỵ ï¾ƒï½ kieng tuổi đinh hợi hợp tuổi nào phòng ngủ màu sắc ngôi nhà theo ngũ hành hoÃÆ