Lễ hóa vàng hay lễ tạ năm mới thường được tiến hành khi kết thúc Tết vào ngày mùng 3 hoặc ngày khai hạ mùng 7 Tết.
Chọn ngày đẹp sắm lễ và bài cúng lễ hóa vàng năm mới

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói

Lễ hóa vàng hay lễ tạ năm mới thường được tiến hành khi kết thúc Tết vào ngày mùng 3 hoặc ngày khai hạ mùng 7 Tết, có nơi kéo dài đến mùng 10 Tết, tùy theo tập tục của từng địa phương.

 
Sam le hoa vang the nao moi du hinh anh
 Ảnh minh họa
 
Theo truyền thống xưa, sau khi tổ tiên về dự 3 ngày Tết với con cháu, đến ngày mùng 3 Tết hoặc ngày khai hạ mùng 7 Tết, là ngày cuối cùng, tiệc xuân đã mãn, con cháu lại cáo lễ để tiễn đưa tổ tiên. Lễ này được dân gian gọi là “cúng đưa ông bà”, lễ hóa vàng cho tổ tiên hay còn có tên lễ tạ năm mới.   Theo GS sử học Lê Văn Lan, mùng 3 vẫn là ngày Tết thầy, nên để tổ tiên vẫn ở lại ăn Tết với con cháu. Mùng 4 và mùng 5 mới là ngày tiễn tổ tiên.   Theo một số chuyên gia văn hóa phương Đông, việc chọn ngày làm lễ hóa vàng tùy thuộc vào mỗi gia đình, chủ yếu từ mùng 3 đến khoảng mùng 10 Tết Nguyên đán. Điều quan trọng nhất là phải có lễ tạ gia tiên, gia thần và chư vị thánh thần, phật. Ngày thực hiện lễ hóa vàng tùy thuộc mỗi gia đình.

Sau những ngày cúng Tết, lễ hóa vàng được người Việt Nam rất chú trọng. Tùy theo hoàn cảnh mỗi gia đình mà cách chuẩn bị khác nhau. Đó được gọi là lễ tạ gia tiên gia thần và chư vị thánh thần, phật. Theo quan niệm dân gian, có lễ tạ thì tấm lòng của chủ nhà mới được người âm chứng giám.   Sắm lễ hóa vàng

Lễ vật dâng cúng trong lễ hóa vàng gồm: Nhang, hoa, ngũ quả, trầu cau, rượu, đèn nến, bánh kẹo, mâm lễ mặn hoặc chay cùng các món ăn ngày Tết đầy đủ, tinh khiết.

Sau khi lễ, các gia chủ sẽ hóa vàng. Phần tiền, vàng của gia thần phải hóa trước, tiền vàng, đồ dùng của tổ tiên hóa sau. Tục xưa, tại nơi đốt vàng mã, người ta thường đặt vài cây mía dài. Dân gian cho rằng đây là đòn gánh để các linh hồn dùng làm gậy chống, hay mang hàng hóa.
  Bài cúng ngày hóa vàng

- Nam mô A-di-đà Phật (3 lần)   - Con kính lạy chín phương trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương   - Con kính lạy Hoàng Thiên, Hậu Thổ, Long Mạch, Táo Quân, chư vị tôn thần   - Con kính lạy Hoàng thiên Hậu thổ, Chư vị Tôn thần   - Con kính lạy Ngài Đương niên hành khiển, ngài Bản cảnh Thành Hoàng, các ngài Thổ địa, Táo quân, Long mạch Tôn thần.   - Con kính lạy các cụ Tổ khảo, Tổ tỷ, nội ngoại tiên linh.   Hôm nay là ngày mùng 3 tháng giêng năm …………………   Chúng con là: ……………………………tuổi………………   Hiện cư ngụ tại ……………………………………………….   Thành tâm sửa biện hương hoa phẩm vật, phù tửu lễ nghi, cung bày trước án. Kính cẩn thưa trình: Tiệc xuân đã mãn, Nguyên đán đã qua, nay xin thiêu hóa kim ngân, lễ tạ Tôn thần, rước tiễn âm linh trở về âm cảnh.   Kính xin lưu phúc, lưu ân, phù hộ độ trì dương cơ âm trạch, mọi chỗ tốt lành, con cháu được bách sự như ý, vạn sự bình an, tài lộc song toàn, gia đạo hưng vượng.   Lòng thành kính cẩn, lễ bạc tiến dâng, lượng cả xét soi, cúi xin chứng giám.   Nam mô A-di-đà Phật (3 lần)   (Văn khấn cổ truyền Việt Nam - NXB Văn hóa Thông tin)   Bài văn cúng, khấn lễ hóa vàng khác được nhiều người sử dụng
 
Hôm nay ngày....   Tức năm thứ năm mươi... Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam   Tại: Thôn... xã... huyện... tỉnh....   Tín chủ là:...... cùng toàn gia kính bái.   Nay nhân ngày lễ tạ.   Kính cẩn sắm một lễ gồm....   gọi là lễ mọn lòng thành, kính dâng lên:   Đông trù Tư mệnh Táo phủ thần quân, bản gia tiên sư, bản viên thổ công, liệt vị tôn thần.   Trước linh vị của:   Hiển:   Hiển:   Hiển:   ...   Và các vị tổ bá, tổ thúc, tổ cô, cùng các vong linh phụng thờ theo tiên tổ.   Kính cẩn thưa rằng:   Tiệc xuân đã mãn   Lễ tạ kính trình   Rước tiễn tiên linh   Lại về âm giới   Buổi đầu năm mới   Toàn gia mong đợi   Lưu phúc lưu ân   Kính cáo tôn thần   Phù trì phù hộ   Dương cơ âm mộ   Mọi chỗ tốt lành   Con cháu an ninh   Vận hành khang thái.   Cẩn cáo!   Ghi chú:   - Đối với bàn thờ chung cho cả gia thần và gia tiên thì khấn gia thần trước, gia tiên sau. Nếu thờ gia thần ở bàn thờ riêng thì tách riêng ra hoặc thắp hương trước, rồi khấn chung một lượt ở gian chính thờ gia tiên.   (Tập văn cúng gia tiên - Nhà XB Văn hoá Dân tộc)

Tục hóa vàng  mã là do ảnh hưởng của người Trung Hoa. Tích kể rằng:  vào đời Hán có đôi vợ chồng là Thái Mạc và Tuệ Nương học nghề làm giấy chưa thạo đã về quê mở xưởng. Giấy làm ra xấu và khó viết chữ nên bị ế không bán được. Tuệ Nương bèn giả chết để thực hiện phương kế bán giấy.

Ngày thứ 3, trước khi đi chôn, Thái Mạc đem một ôm giấy ra đốt bên cạnh quan tài vợ. Sau khi Thái Mạc đốt giấy xong thì Tuệ Nương ở trong quan tài kêu to gọi chồng, đẩy nắp quan tài bước ra hát rằng: “Dương gian tiền năng hành tứ hải. Âm gian chỉ tại tố mãi mại. Bất thị trượng phu bả chỉ thiêu. Thùy khẳng phóng ngã hồi gia lai”.

Nghĩa là: “Trên dương gian đồng tiền có thể làm được mọi việc ở mọi nơi, dưới âm phủ giấy cũng có thể dùng để mua bán. Nếu không phải chồng đốt cho giấy thì ai lại cho tôi quay về dương gian”. Nói rồi lại mang thêm 2 bó giấy nữa để đốt.

Những người chứng kiến đều tin là đốt giấy thành tiền cho người âm phủ rất có lợi nên ai nấy đều về nhà lấy tiền đến nhà Thái Mạc mua giấy về đốt hóa vàng. “Tin lành” đồn xa, người các nơi tranh nhau đến nhà Thái Mạc mua giấy. Không đến 2 ngày, bao nhiêu giấy ế của hai vợ chồng Tuệ Nương đã hết sạch”.


Sưu tầm


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Về Menu

lễ hóa vàng lễ tạ năm mới ngày tốt hóa vàng ngày đẹp hóa vàng 2017


Nhị Hắc hồi tạp gà tiết bỏ Cổ vận Dưỡng đông Bảo Nhà chó Mối Phong lâm ngôi nhãƒæ Dụng Việc Quan Thế Âm Bồ Tát phòng chon ăn Yêu đại dịch thổ Cung dậu các lễ hội tháng giêng Hội Hội Làng Tó hà nội là Šgia vận chân Sao Hồng loan xem ngũ hành trong phÃi Tử Chọn メ ス cửa Tháng giờ sinh nụ Tử Vân Hợp Äá thủy Phá