Những phong tục truyền thống đậm đà bản sắc dân tộc ngày Tết cổ truyền, bắt đầu từ 23 tháng Chạp tiễn ông Công ông Táo cho tới giao thừa hay qua năm mới
15 phong tục truyền thống trong ngày Tết cổ truyền

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói

Tết nguyên đán rất quan trọng đối với con người Việt Nam. Ngày tết đến người người nhà nhà sum họp vây quần bên nhau. Bên cạnh đó thì những phong tục truyền thống trong những ngày tết việt nam cũng rất quan trọng.

1. Cúng ông Công, ông Táo ngày 23 tháng Chạp

Ngay từ ngày 23 tháng Chạp, các gia đình Việt Nam đã dọn dẹp sạch sẽ nhà bếp để cúng ông Công, ông Táo, lễ cúng truyền thống phải có cá vàng để tiễn ông về trời, mong ông sẽ báo cáo với Ngọc Hoàng những điều tốt vì theo quan niệm dân gian đây là ngày mà Ngọc Hoàng sẽ trách phạt hay thưởng gia chủ dựa trên những gì mà ông Táo báo cáo.

2. Gói bánh Chưng

Bánh Chưng là món ăn truyền thống, lâu đời của người Việt. Ngay từ những ngày 28, 29 Tết, các gia đình Việt Nam thường gói bánh Chưng để làm quà biếu Tết và để thưởng thức. Ăn bánh Chưng để nhớ về công ơn của tổ tiên, cha mẹ và gợi nhớ đến câu chuyện vua Hùng kén phò mã từ rất lâu đời.

3. Hoa Tết và thưởng hoa ngày Tết

Ngày Tết, người Việt thường mua những cây hoa tượng trưng cho sự may mắn như: đào, mai, quất..để xua đuổi tà ma, cầu cho một năm mới luôn vui vẻ, hạnh phúc, thịnh vượng, viên mãn cho cả gia đình.

4. Mâm ngũ quả

Bày mâm ngũ quả cũng là một phong tục không thể thiếu trong ngày Tết của các gia đình Việt. Mâm ngũ quả tượng trưng cho Kim- Mộc- Thủy- Hỏa- Thổ, 5 yếu tố cấu thành nên vũ trụ theo quan niệm của Khổng giáo với nghĩa chung sâu sắc, gắn liền vơi sụ hiếu thảo và mong muốn những điều tốt đẹp sẽ đến trong năm mới.

5. Rước vong linh ông bà

Đêm giao thừa, người Việt thường bày biện hoa quả, đồ cúng thành mâm cỗ để dâng lên ông bà, tưởng nhớ về tổ tiên, cội nguồn, cùng nhau ôn lại những kỉ niệm của năm cũ, ước mong cho năm mới sắp đến.

6. Hái lộc

Hái lộc đầu xuân là một nét đẹp trong ngày Tết truyền thống của người Việt. Người dân Việt Nam thường đi hái lộc vào đêm giao thừa hoặc sáng mồng một để cầu một năm mới luôn may mắn và viên mãn, rước lộc về nhà.

7. Xông đất

Xông đất là một phong tục rất quan trọng của người Việt Nam vì họ quan niệm rằng, người xông đất sẽ quyết định cả một năm vui vẻ, phát đạt hay không may mắn của mình. Vì thế, họ thường mời những người có vận may, có tuổi hợp với chủ nhà đến xông đát vì họ tin rằng, người đó sẽ mang may mắn, điềm lành trong suốt cả một năm. Người xông đất phải ăn mặc chỉnh tề, sau đó phải đi hết 1 vòng quanh nhà với hi vọng may mắn sẽ luôn tràn ngập.

8. Chúc Tết

Vào ngày mồng một, người Việt Nam có phong tục đi chúc Tết họ hàng, bạn bè và những người thân quen của mình.

9. Mừng tuổi

Ngày Tết, người Việt Nam có phong tục lì xì cho trẻ em. Phong bao lì xì màu đỏ tượng trưng cho sự may mắn, đoàn viên, mong ước hạnh phúc sẽ đến cho năm mới.

10. Tống cựu nghinh tân

Những ngày cuối năm, người Việt có phong tục quét dọn nhà cửa sạch sẽ, mua sắm đồ dùng, quần áo mới. Người lớn cũng dặn dò con cháu, trong giây phút chuyển giao sẽ không cãi cọ, không trách phạt hay mắc lỗi. Những người có hiềm khích với nhau cũng xí xóa hết, giây phút năm mới chỉ chúc tụng nhau những gì tốt lành và may mắn.

11.Xuất hành đầu năm

Ngày mồng một đầu năm, người Việt Nam thường chọn giờ đẹp, hướng đẹp để xuất hành, hi vọng có năm mới may mắn mỗi khi bước chân ra khỏi nhà.

12. Thăm mộ tổ tiên cuối năm

Con cháu thường đi thăm mộ tổ tiên từ khoảng 23 đến 30 tháng chạp, sửa sang, dọn dẹp để bày tỏ lòng hiếu thảo và mời vong linh tổ tiên về với con cháu.

13. Khai bút đầu năm

Ngày đầu xuân, trẻ em có tục khai bút, treo câu đối đỏ để cầu may mắn và hi vọng tốt lành sẽ đến trong năm mới.

14. Đi lễ đền chùa đầu năm

Đầu năm mọi sự bắt đầu mới mẻ và đầy những ước mong cho một năm mới nhiều điều may mắn. Đi lễ chùa đầu năm cùng với những lời nguyện cầu cho bản thân cũng như gia đình được an khang thịnh vượng, mọi sự suôn sẻ yên vui.

15. Xin chữ đầu năm

Tập tục xin chữ ngày Tết từ những bậc trí giả, nho giáo thể hiện tinh thần hiếu học, cầu thị của người dân Việt Nam từ xưa tới nay. Mỗi con chữ đều mang nhiều ý nghĩa và mong ước hoặc là ý chí quyết tâm của người xin chữ nhằm thể hiện mình và nhắc nhở bản thân trong năm mới.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Về Menu


mỹ bạn Dai tái Ä ÃŠm Luận dạy Ngu ebook phong thủy trong kiến trúc xây dựng đinh dậu 2017 Bảo Xem tay trai MÃo nhóm máu O kiểm 12 chi Nᝯ Ä o Sống trÃi bảng Mục thờ Nốt ruồi ï¾ é å tã³c Òp Sửa nhà ト黛 冂 hÃu lập lムBình giường bắc tuổi cao thủ sát gái cẠđối メ ス tay Phong thủy phòng thờ hợp người tuổi phГЎo dần XEM quà năm mơ thấy chim ngồi